7 thg 5, 2020

HỆ THẦN KINH CƠ THỂ CON NGƯỜI

Khoa học và Đời sống

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên(các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều các phản xạ được tập quen (PXĐTQ) rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.


I. Sơ lược về hệ thần kinh

Mỗi nơ-ron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có những tế bào Schwann bao bọc tạo nên bao mi-ê-lin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo răng-vi-ê, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của nơ-ron này với sợi nhánh của nơ-ron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là xi-náp. Nơ-ron có nhiều hình dạng: nơ-ron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, nơ-ron lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và nơ-ron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành. Chức năng cơ bản của nơ-ron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệuhóa học. Từ đó nơ-ron chia làm ba loại:

- Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.

- Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.

- Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

- Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng đổi lại nó có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

Bộ phận trung ương

Bộ phận trung ương gồm có: não nằm trong hộp sọ, gồm đại não (có rãnh chia thành hai bán cầu đại não), gian não, tiểu não và trụ não; tủy sống nằm trong ống xương sống. Phía ngoài tủy sống và bộ não có chung một màng bọc được gọi là màng não – tủy. Màng não – tủy gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm. Màng cứng là một màng dày và dai, nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo vệ não, tủy sống; ở bộ não, màng cứng nằm sát với khối xương sọ, còn ở tủy sống nó nằm cách ống xương sống bởi một lớp mỡmỏng. Màng nhện là một màng liên kết nằm ở phía trong màng cứng, sát màng nuôi. Màng này có những khoang chứa một chất dịch trong suốt gọi là dịch não – tủy; nhờ dịch não – tủy mà bộ não và tủy sống được bảo vệ khỏi những chấn thương mạnh gây hại. Trong cùng, màng mềm cũng là một màng liên kết nhưng rất mỏng, bên trong có nhiềumạch máu đến nuôi mô thần kinh.

Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần cấu tạo chung của chúng là: chất xám và chất trắng.

Chất xám do thân và các sợi nhánh có màu nâu xám đặc trưng của các nơ-ron tạo nên. Ở bộ não, chất xám làm thành lớp vỏ não bao phía ngoài, còn ở tủy sống làm thành một dải liên tục ở phía trong, hoặc thành từng vùng rải rác (các nhân não) trong trụ não, đều là những trung khu thần kinh quan trọng.

Chất trắng do sợi trục của những nơ-ron có bao mi-ê-lin tạo nên, làm thành những đường thần kinh nối các miền của vỏ não với nhau và với các trung khu thần kinh ở các phần khác của thân não và tủy sống. Những sợi trục đi từ trong chất trắng ra khỏi bộ phận trung ương làm thành 43 dây thần kinh não – tủy.

Các dây thần kinh não – tủy: gồm 12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não và tỏa ra khắp các cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phân nhánh đến tận các cơ quan ở khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy sống phân bố ra tận các cơ quan ở thân, cổ và các chi.

Các hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương. Tất cả các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).

Cách thức hoạt động của hệ thần kinh trung ương

Tất cả mọi thứ của cơ thể được kết nối theo cách nào đó với hệ thống thần kinh. Hệ thần kinh mách bảo trái tim đập, điều khiển phổi thở, kiểm soát sự di chuyển của cơ thể, cách suy nghĩ và học hỏi. Nó cũng kiểm soát các giác quan và ký ức của cơ thể.

Các thông điệp trong dây thần kinh được truyền qua hàng tỷ tế bào thần kinh được nối với nhau bằng các khớp thần kinh. Thông tin thông qua các chất dẫn truyền thần kinh di chuyển qua các khớp thần kinh đến tế bào thần kinh tiếp theo. Dopamine và serotonin là các loại chất dẫn truyền thần kinh. Quá trình này diễn ra liên tục cho đến khi tin nhắn đến đúng nơi. Một số thông điệp di chuyển nhanh hơn 200 dặm một giờ.

Đây cũng là cách các thông điệp nhận được từ cơ thể của gửi trở lại não và tủy sống. Ví dụ, nếu bạn giẫm phải thứ gì đó sắc nhọn, các dây thần kinh ở chân sẽ gửi một thông điệp từ nơ-ron đến nơ-ron đến hệ thần kinh trung ương của bạn. Não và tủy sống của bạn lập tức phản ứng với một thông điệp đến bàn chân và nhấc chân của bạn ra khỏi vật sắc nhọn.

Bộ phận ngoại biên

Các dây thần kinh não – tủy: gồm 12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não và tỏa ra khắp các cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phân nhánh đến tận các cơ quan ở khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy sống phân bố ra tận các cơ quan ở thân, cổ và các chi.

Các hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương. Tất cả các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).

Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh con người

Hệ thống thần kinh có rất nhiều lớp bảo vệ. Não được bảo vệ bởi hộp sọ, tủy sống của bạn được bảo vệ bởi các xương nhỏ trong cột sống (đốt sống) và lớp phủ mỏng (màng). Tất cả đều được đệm bởi một chất lỏng trong suốt gọi là dịch não tủy. Tuy nhiên, mọi thứ có thể đi sai với hệ thống thần kinh giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Khi một rối loạn làm hỏng nó, điều đó ảnh hưởng đến giao tiếp giữa não, tủy sống và cơ thể. Những rối loạn này bao gồm:

- Nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não

- Các vấn đề về thể chất như chấn thương, bại liệt hoặc hội chứng ống cổ tay

- Các tình trạng như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Alzheimer

- Các vấn đề với mạch máu,đột quỵthiếu máu não thoáng qua (TIAs) hoặc tụ máu dưới màng cứng (khi máu tích tụ bên ngoài não của bạn, thường là sau chấn thương đầu nghiêm trọng).

III. Não bộ:

Trụ não

Trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, nhân xám điều khiển các vận động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm ba loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha.

Tiểu não

Tiểu não gồm hai thành phần: + Chất xám: làm thành vỏ. + Chất trắng:(trong) là đường dẫn truyền nối tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh (não trung gian, trụ não,tủy sống và đại não)

Não trung gian

Ở giữa trụ não và tiểu não là não trung gian,gồm: + Đồi thị: là nơi chuyển tiếp cuối cùng của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới lên não. + Vùng dưới đồi: có chứa nhân xám, các nhân xám là trung ương điều hòa thân nhiệt và điều khiển quá trình trao đổi chất.

Đại não

Đại não là phần não phát triển nhất của con người, cũng là phần quan trọng nhất của não (chiếm tới 40% khối lượng của não). Đại não gồm có : vỏ não được tạo thành bởi chất xám là trung tâm của phản xạ có điều kiện, chất trắng nằm trong vỏ não, có chứa nhân nền ( thu thập thông tin ở não và vỏ não rồi gửi những thông tin đó ngược về các nơi đã lấy) là đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và với các phần còn lại của hệ thần kinh

Tuỷ sống

Tuỷ bao gồm chất xám ở giữa hàng tuỷ và được bao quanh bởi chất trắng.Chất xám là trung khu của các phản xạ có điều kiện; chất trắng là nơi truyền dẫn,nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ(dẫn truyền dọc).



Những ảnh hưởng của việc ăn uống đến với bộ não.

6 thg 5, 2020

HỆ TUẦN HOÀN CƠ THỂ CON NGƯỜI

 Thông tin Y tế


Bộ máy tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong cơ thể để đảm bảo sự sống cho con người. Nó thực hiện chức năng lưu thông máu cho các cơ quan, giúp sức khỏe ổn định. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn băn khoăn không biết hệ tuần hoàn gồm những gì cũng như nguyên lý hoạt động của cơ quan này. Vì vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

I. Tìm hiểu chung về hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là một mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Cơ quan này có khả năng vận chuyển oxy, hormon và dưỡng chất thiết yếu vào các tế bào trong cơ thể. Nhờ đó, các tế bào sẽ được nuôi dưỡng và hoạt động trong môi trường tốt. 

Trong hệ tuần hoàn mạch máu sẽ là những ống rỗng đem máu đi khắp cơ thể trong dòng chảy không bao giờ chấm dứt. Nếu nối tất cả các động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người lớn, nó có thể kéo dài lên tới khoảng 100.000km. Trong cơ thể con người có 3 loại tuần hoàn chính xảy ra thường xuyên đó là: 

- Tuần hoàn phổi: Chu kỳ của tuần hoàn sẽ mang máu bị thiếu oxy ra khỏi tim, đến phổi, rồi trở lại tim. 

- Tuần hoàn hệ thống: Bộ phần này sẽ mang máu giàu oxy ra khỏi tim để truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. 

- Tuần hoàn mạch vành: Loại tuần hoàn này có chức năng cung cấp máu cho tim. Sau đó được oxy hóa để tim có thể hoạt động bình thường. 

Hệ tuần hoàn là một mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết

II. Chức năng của hệ tuần hoàn 

Theo các nghiên cứu khoa học, chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến từng tế bào và mô trên khắp cơ thể. Hai thành phần chính của hệ thống này là hệ thống tim mạch và bạch huyết. Trong đó, tim mạch sẽ bao gồm: tim, máu và mạch máu. Nhịp đập của tim có khả năng thúc đẩy chu kỳ bơm máu đến mọi cơ quan trong cơ thể. 

Còn hệ thống bạch huyết là mạng lưới mạch máu của các ống và ống dẫn. Nó sẽ thu thập, lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu. Hệ thống này là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, nó có thể tạo ra và lưu thông các tế bào lympho. Cơ quan của bạch huyết gồm: mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách và amidan.


Chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến từng tế bào và mô trên khắp cơ thể

III. Hệ tuần hoàn gồm những gì?

Mặc dù hệ tuần hoàn là cơ quan đảm nhận những chức năng quan trọng để duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hệ tuần hoàn gồm những gì và nguyên lý hoạt động của nó ra sao. 

 

Các thành phần của hệ tuần hoàn

Theo các nhà nghiên cứu, hệ cơ quan này gồm có 4 thành phần chính như sau: 

- Tim: Là cơ quan nằm gần trung tâm của ngực với kích thước bằng hai bàn tay người lớn nắm chặt vào nhau. Nhờ lực bơm ổn định của tim, hệ thống tuần hoàn sẽ được hoạt động mọi lúc. 

- Động mạch: Đem lượng máu giàu oxi ra khỏi tim và đến các cơ quan khác. 

- Tĩnh mạch: Đưa máu khử oxy đến phổi nơi chúng nhận oxy.

- Máu: Là phương tiện vận chuyển hormone, chất dinh dưỡng, oxy, kháng thể cùng những thứ cần thiết khác nhằm giữ cho cơ thể phát triển tốt và khỏe mạnh. 

Các thành phần của hệ tuần hoàn

IV. Nguyên lý hoạt động của hệ tuần hoàn

Oxy sẽ đi vào máu thông qua các màng nhỏ bên trong phổi và hấp thụ oxy khi hít vào. Khi cơ thể con người sử dụng oxy và xử lý các chất dinh dưỡng, nó sẽ tạo nên carbon dioxide. Sau đó, phổi lại thải ra ngoài bằng đường thở. 

Quá trình này cũng diễn ra tương tự đối với hệ thống vận chuyển dinh dưỡng và các hormone trong hệ thống nội tiết. Những hormone này được lấy từ nơi sản xuất tới các cơ quan mà chúng ảnh hưởng với sự phân bố đồng đều nhất.

Như vậy hệ thống tuần hoàn sẽ hoạt động nhờ quá trình áp lực liên tục từ tim và van trên khắp cơ thể. Áp lực này có thể đảm bảo cho các tĩnh mạch mang máu đến tim và các động mạch vận chuyển nó ra khỏi tim.

 

V. Cách tăng tuần hoàn máu cho cơ thể

Máu không được lưu thông tốt đến các cơ quan trong cơ thể gây nên các triệu chứng làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, chúng ta có thể tăng tuần hoàn máu bằng cách tập thể dục hàng ngày một cách thường xuyên. Các bài luyện tập với cường độ nhẹ nhàng cũng khiến nhịp tim tăng lên.

Bên cạnh đó, việc hít thở giúp tăng cường oxy vận chuyển trong máu. Người cao tuổi nên tập thở trong khoảng thời gian từ 5h-6h30 sáng. Hít thở bằng mũi, thở sâu lôi kéo vùng bụng tham gia để đẩy oxy xuống dưới phổi, giúp tăng cường tuần hoàn máu vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, thực hiện chế độ ăn uống khoa học với các chất dinh dưỡng cần thiết mà đặc biệt là nhiều rau quả cũng rất tốt cho hệ tuần hoàn máu. Chúng ta nên thường xuyên bổ sung một số loại rau củ tốt cho mạch máu là quả mọng và rau có màu xanh đậm.

 

5 thg 5, 2020

HỆ MIỄN DỊCH CƠ THỂ CON NGƯỜI

Thông tin Y tế

Vai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.

I. Hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch là gì? Thuật ngữ “Immune System” trong tiếng anh có nghĩa là “hệ miễn dịch” - một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:

- Amidan cổ họng

- Hệ thống tiêu hóa

- Tủy xương

- Da

- Hạch bạch huyết

- Lá lách

- Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

 

Vai trò của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh


II. Vai trò của hệ thống miễn dịch

2.1. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

- Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

- Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.

- Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

 

Bạch cầu là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch có khả năng chống lại mầm bệnh.

2.2. Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.


III. Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.

Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.

Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:

- Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu

- Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID

 

IV. Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Không có loại thuốc hay chất bổ sung nào có tác dụng để tăng cường hệ miễn dịch. Thay vào đó, những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, cụ thể là:

- Tập thể dục:

Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ngược lại, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, cũng giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.

- Ăn uống lành mạnh:

Thừa cân kéo sức khỏe và hệ miễn dịch của con người giảm xuống. Do đó, dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt. Bên cạnh rau củ và trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa, tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.


Tỏi và các loại rau củ quả giàu dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Ngủ đủ giấc:

Ngủ giúp ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ được xem như liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể con người.

- Kiểm soát căng thẳng:

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, bao gồm tim mạch và tăng huyết áp. Thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích:

Uống rượu với số lượng nhất định có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

- Sống hạnh phúc:

Những người có đời sống tinh thần với tình bạn và tình yêu tốt đẹp thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu cho thấy mức protein trong hệ thống miễn dịch, gọi là immunoglobulin A (IgA), sẽ tăng cao hơn ở người trưởng thành có quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh. Sống hạnh phúc sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

 

Tóm lại, vai trò của hệ thống miễn dịch là thực hiện các phản ứng nhanh và chuyên biệt nhằm bảo vệ cơ thể chống lại những mầm bệnh ngoại lai. Sức đề kháng của cơ thể đối với những đợt cảm cúm thông thường cho đến một số bệnh lý nguy hiểm cho thấy tầm quan trọng của hệ miễn dịch. Mặc dù các rối loạn liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng thường rất khó ngăn chặn, con người vẫn có thể xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể mạnh mẽ hơn nhờ vào lối sống khoa học và sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nếu mắc bệnh.


4 thg 5, 2020

KIẾN THỨC VỀ CƠ THỂ CON NGƯỜI

Tạp chí Khoa Học và Đời Sống

Cùng với sự phát triển của Y học, việc vén được bức màn khám phá về cấu tạo cơ thể người cũng đã không còn quá xa lạ, khó khăn. Hiểu được, lắng nghe thấy từng bộ phận, cơ quan như thế nào là một việc rất quan trọng mà chúng ta cần phải biết.

Trong cơ thể của chúng ta tồn tại các hệ cơ quan cũng như các hệ tế bào, sống chung và có một liên kết chặt chẽ. Khi xảy ra bất cứ tổn thương ở bất kỳ bộ phận nào, cơ thể cũng đều gặp phải những ảnh hưởng nhất định. Hãy cùng lần lượt tìm hiểu về cấu trúc các tế bào cơ thể con người, cũng như cấu tạo cơ thể của chúng ta bạn nhé!

I. Cấu tạo cơ thể người - cấu trúc của tế bào

Cấu tạo cơ thể người của chúng ta có đơn vị là tế bào. Từng tế bào sẽ cung cấp cấu trúc cho mô và cơ quan của cơ thể, từ đó tiêu hóa chất dinh dưỡng và biến chúng thành năng lượng. Bên cạnh đó, tế bào cũng sẽ thực hiện những chức năng riêng biệt. Ví dụ như tế bào chứa mã di truyền của cơ thể, kiểm soát các chất được tổng hợp bởi tế bào và cho phép tạo ra những bản sao của tế bào đó. Một tế bào rất nhỏ, chỉ có thể nhìn qua kính hiển vi quang học. Nhân tế bào được ngăn cách với tế bào chất nhờ có màng nhân. Đồng thời, tế bào chất ngăn cách với dịch xung quanh nhờ màng tế bào (còn lại là màng plasma). Các chất khác nhau tạo ra tế bào có tên gọi chung là "nguyên sinh chất", bao gồm: nước, chất điện giải, protein, lipid và carbohydrate.

Cấu tạo phân tử tế bào

1.1. Nước chiếm 3/4 cấu tạo cơ thể

Chúng ta thường được nghe: cơ thể con người có tới 70% thành phần là nước. Đúng vậy, môi trường dịch chủ yếu đối với tế bào chính là nước và nó có mặt ở hầu hết mọi nơi, trừ tế bào mỡ. Có rất nhiều chất hóa học của cấu tạo cơ thể người hòa tan trong nước và một số chất sẽ lơ lửng trong nước (ví dụ như những hạt ở thể rắn).

1.2. Chất điện giải (ion) trong cấu tạo cơ thể người

Trong cấu tạo cơ thể người, có các ion quan trọng trong tế bào bao gồm magie, phosphate, sulfat, bicarbonate, kali cùng một lượng nhỏ hơn natri, clo và calci. Các ion này có chức năng cung cấp những thành phần hóa học vô cơ hỗ trợ cho phản ứng tế bào và cần thiết cho quá trình hoạt động của các cơ chế kiểm soát tế bào.

1.3. Protein

Đứng vị trí thứ 2 trong số lượng tế bào phủ khắp cấu tạo cơ thể người chính là protein (chiếm 10-20%). Có hai loại protein đó chính là protein cấu trúc và protein chức năng.

- Protein cấu trúc hiện hữu trong tế bào dưới dạng những sợi dài trùng hợp từ các phân tử protein riêng biệt. Tác dụng nổi bật của các sợi này trong tế bào chính là cấu thành nên những sợi vi quản tạo nên khung xương của các bào quan quan trọng như vi nhung mao, thoi phân bào của những tế bào đang trong giai đoạn phân bào, sợi trục thần kinh và những ống dạng sợi mỏng, giữ những phần của tế bào chất và nhân bản chất cùng với nhau trong các ngăn riêng biệt. Các sợi protein dạng sợi được tìm thấy bên ngoài tế bào và đặc biệt nhất là những sợi collagen và elastin ở mô liên kết, ở thành mạch, gân và dây chằng.

Các dạng liên kết của protein

Protein chức năng là loại protein hoàn toàn khác biệt, bao gồm các tổ hợp phân tử nhiều dạng ống - cầu. Đây chủ yếu là những enzym của tế bào và khác với những protein dạng sợi, thường sẽ di động trong dịch tế bào. Dù cho nhiều trong số bọn chúng hay bám vào các cấu trúc dạng màng của tế bào. Nhưng những enzym có tiếp xúc trực diện với các chất khác trong dịch nội bào cùng xúc tác cho những phản ứng hóa học trong tế bào xảy ra. Ví dụ, phản ứng hóa học phân hủy glucose thành các thành phần cấu tạo của nó sau khi kết hợp với O2 để cấu thành CO2, nước. Và trong quá trình ấy, nước cung cấp năng lượng cho tế bào được xúc tác bởi một chuỗi enzyme.

1.4. Lipid

Là những kiểu chất được nhóm lại với nhau vì tính chất tan đối với môi trường ở trong dung môi béo. Các phân tử lipid, đặc biệt là phospholipid và cholesterol - các chất chỉ chiếm khoảng 2% tế bào. Sở dĩ chúng có sự quan trọng này là bởi chúng phần lớn là ko tan trong nước, do đó mà được dùng với chức năng tái tạo nên màng tế bào và các màng đó được dùng để phân cách các ngăn khác nhau của tế bào.

Mặt khác, một vài tế bào chứa một lượng lớn triglyceride cũng được gọi là chất béo trung tính. Trong tế bào mỡ, triglyceride thường chiếm một lượng đến 95% tế bào. Lượng mỡ tích trữ được ở các tế bào này chính là tượng trưng cho "nhà kho" chứa chất dinh dưỡng của chính cơ thể, sau đó có thể được dự trữ, cung cấp năng lượng bất cứ khi nào cơ thể cần.

1.5. Carbohydrate

Carbohydrate là một phần của cấu tạo cơ thể người có khá ít chức năng ở trong tế bào (ngoại trừ phân tử glycoprotein). Tuy vậy, chúng cũng đóng vai trò chính cho dinh dưỡng của tế bào. Hầu như tế bào của chúng ta không hề chứa một lượng carbohydrate lớn (chúng thường chỉ chiếm trung bình 1% hoặc có thể lên tới 3% ở tế bào cơ, 6% ở tế bào gan. Dẫu sao thì chất này ở dạng glucose hòa tan sẽ thường xuất hiện trong dịch ngoại bào. Do đó, chúng luôn sẵn sàng cung cấp cho tế bào năng lượng mà nó cần. Thêm nữa, một lượng khá nhỏ glucose chứa trong tế bào ở dạng glycogen, polymer không tan của glucose có thể thủy phân để đáp ứng được nhu cầu năng lượng của tế bào.


II. Hệ thống các cơ quan trong cơ thể người

Bên cạnh cấu trúc của cấu tạo cơ thể người thì các cơ quan vận hành chúng cũng vô cùng quan trọng. Mỗi cơ quan vận hành này được định danh khác nhau dựa trên đặc điểm cấu tạo cũng như chức năng của từng bộ phận.

2.1. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là nơi phải kể đến đầu tiên khi nhắc đến cấu tạo cơ thể người. Đây là một hệ thống mạng lưới bao gồm bạch uyết, máu và các mạch máu ở bên trong cơ thể. Với chức năng vận chuyển O2, chất dinh dưỡng cũng như các hormone cần thiết, hệ tuần hoàn đi đến khắp các tế bào để từ đó giúp nuôi dưỡng và cải thiện các hoạt động của con người một cách tốt hơn.


Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn bao gồm não, tim, phổi, thận cùng với chức năng chính là đưa khí và chất dinh dưỡng đến các mô tế bào trên toàn bộ cấu trúc cơ thể người. Để có thể vận hành trơn tru được điều ấy, hệ thống tuần hoàn xây nên một hệ thống dựa trên sự lưu thông và vận chuyển khí huyết ủa bộ phận tim mạch và cả bạch huyết:

- Hệ thông tim mạch gồm tim, mạch máu, máu có tác dụng bơm và thúc đẩy máu đi khắp cơ thể.

- Hệ thống bạch huyết gồm mạch bạch huyết, tuyến ức, hạnh bạch huyết, lá lách và amidan. Hệ thống này có chức năng lọc và đưa hạch bạch huyết trở lại lưu thông máu.

2.2. Hệ thống hô hấp

Nhằm giúp cho các tế bào có thể được hình thành và phát triển một cách khỏe mạnh toàn diện, ngoài các nguồn cung cấp khí huyết thì hệ thống tuần hoàn thì các cơ quan trong cơ thể cũng cần được bổ sung oxy một cách phù hợp. Hệ hô hấp bao gồm mũi, phế quản, phổi và thanh quản. Chức năng chính là trở thành một đường dẫn khí để cung cấp đầy đủ oxy đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể chúng ta. Hơn nữa, hệ tuần hoàn còn hỗ trợ giúp cơ thể đào thải các loại khí độc ra ngoài thông qua phổi và mạch của phổi.


Hệ hô hấp

2.3. Hệ tiêu hóa

Với chức năng chọn lọc, chuyển hóa và phân hủy thực phẩm, thức ăn khi được hấp thụ vào cơ thể, hệ tiêu hóa đóng một vai trò chủ chốt trong cấu tạo cơ thể người. Quá trình này được hoạt động thông quan các cơ quan khác như dạ dày, ruột, thực quản, tuyến tụy và cả gan. Hệ tiêu hóa có cơ chế hoạt động gắn liền với cơ chế phá vỡ polyme thực phẩm thành phần của những enzym được cơ thể tự động tiết ra để hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng rồi từ từ chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi dưỡng tế bào.


Hệ tiêu hóa 

Hệ thống tiêu hóa của chúng ta bao gồm dạ dày, thanh quản, miệng, lưỡi, cơ hoành, gan, ruột non, túi mật và tuyến tụy.

2.4. Hệ bài tiết

Tiếp theo, hệ bài tiết là hệ thống giúp cho cơ thể con người được lọc và đào thải các chất cặn bã, chất độc ra ngoài cơ thể. Không những thế, hệ bài viết còn duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như cho cấu trúc cơ thể người. Mặt khác, hệ thống này còn hỗ trợ cân bằng chất điện giải trong các loại chất lỏng cơ thể, duy trì độ pH ở trong máu,...

Các "thành viên" trong hệ bài tiết bao gồm thận, niệu đạo, bàng quan, niệu quản. Trong đó, thận có chức năng lọc chất thải qua máu ra khỏi cơ thể bằng cách thông quan nước tiểu được điều khiển bởi ống dẫn nước tiểu và bóng đái.

Hệ bài tiết

2.5. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh chính là trung tâm, có nhiệm vụ quan trọng là điều khiển hoạt động và kiểm soát tất cả các bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể để giúp thích nghi tốt nhất dưới sự thay đổi của môi trường bên trong nhưng như bên ngoài cơ thể. Hệ thống thần kinh bao gồm não, dây thần kinh và tủy sống. Trong đó, não bộ là cơ quan phức tạp nhất - giúp phát triển hệ thống tư duy thần kinh toàn diện.

Hệ thần kinh

2.6. Hệ thống cơ - xương khớp

Bao gồm toàn bộ 206 xương và sụn khớp, hệ thống xương khớp mang đến toàn bộ cấu trúc xương của cấu tạo cơ thể người. Bên cạnh nhiệm vụ định hình cũng như nâng đỡ cho hoạt động di chuyển của cơ thể, hệ thống xương còn chính là nơi lưu giữ những khoáng chất thiết yếu, quan trọng cũng như tạo ra tế bào máu và giải phóng các hormone cần thiết mà cơ thể chúng ta đang cần.

Ngoài ra, hệ thống cơ bắp có nhiệm vụ đảm bảo việc di chuyển dưới hình thức co cơ. Khi các cơ bắp bám vào hai mảnh xương khác nhau, việc thực hiện co cơ cũng đồng thời với việc các khớp xương cử động. Từ đó tạo ra di chuyển và sự vận động của ngoài người. Con người chúng ta có 3 loại cơ bắp chính bao gồm: cơ tim, cơ xương và cơ trơn. Khi hệ thống xương khớp của bạn hoạt động kém đi, "lỏng lẻo" hơn sẽ khiến các khớp xương bị tổn thương, từ đó dẫn đến bệnh lý cột sống nguy hiểm.

Hệ thống cơ - xương khớp

2.7. Hệ sinh sản

Bao gồm tất cả các bộ phận nằm ở tuyến sinh dục, hệ thống sinh sản có nhiệm vụ sản sinh ra các hormone, trứng và tinh trùng để đảm bảo cho quá trình thụ được thai và sinh con đẻ cái ở con người.

- Ở nam giới

Hệ thống sinh sản nam (hay cơ quan sinh dục nam) chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào sinh sản, còn được gọi là tế bào sinh dục (tinh trùng, trứng) và các hormone sinh sản. Hai chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau để thực hiện chức năng sinh sản và sinh sản. Không giống như các hệ cơ quan khác, hệ sinh sản có các đặc điểm giới tính riêng biệt (nam và nữ), với sự khác biệt về cấu trúc về tuổi và chu kỳ sinh sản.

- Ở nam giới, hệ thống sinh sản bao gồm dương vật, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và tinh hoàn.

- Cũng giống như đối với phụ nữ, có hai nội tiết tố ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam đó là FSH và LH. FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng và LH kích thích các tế bào đặc biệt gọi là tế bào Leydig tiết ra testosterone, đây là một loại hormone dành riêng cho nam giới. Quá trình sản xuất tinh trùng diễn ra trong khoảng hơn 70 ngày. Sau đó, tinh trùng mất 10-14 ngày để đi qua mào và ống dẫn tinh để hoàn thành quá trình trưởng thành. Do đó, một yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng sẽ hiển thị trên kết quả tinh dịch đồ trong vài tháng tới.

- Ở nữ giới

Phụ nữ được sinh ra với một số lượng lớn các tế bào sinh dục nữ, còn được gọi là tế bào trứng. Tuy nhiên, cho đến khi bắt đầu dậy thì, thường vào khoảng 12 tuổi, các tế bào này mới đủ trưởng thành để duy trì sự sống. Các tế bào trưởng thành thường xuyên, nhưng chỉ một tế bào được giải phóng mỗi tháng cho đến khi người phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi từ 45 tuổi đến 55 tuổi.

Hệ sinh sản nữ giới

- Ở nữ giới, hệ thống sinh sản có tử cung, cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng.

- Khi được thụ tinh đúng cách với tinh trùng của đàn ông - thông qua giao hợp hoặc thụ tinh nhân tạo - trứng của phụ nữ mang tất cả các vật chất cần thiết để sinh con. Khi mang thai, người phụ nữ sẽ gặp phải một số dấu hiệu bên trong trước khi bụng bầu điển hình bắt đầu xuất hiện. Những dấu hiệu này là phản ứng của cơ thể đối với các hormone sản sinh trong quá trình thụ tinh. Khi thai nhi phát triển, cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho việc sinh nở kéo theo sự to ra của xương mu, phần nối giữa hai xương mu.

2.8. Hệ nội tiết

Hệ nội tiết là nơi điều chỉnh các quá trình thiết yếu cho cơ thể con người ví dụ như sự phát triển, tăng trưởng, trao đổi chất, cân bằng nội môi và sự tiến triển của tình dục. Hệ nội tiết bao gồm tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến yên, tinh hoàn và buồng trứng. Các cơ quan kể trên mang nhiệm vụ sản sinh ra hormone đi theo máu đến điều chỉnh cũng như cân bằng các hoạt động sinh lý được phát triển ổn định.

Hệ thống nội tiết được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp của các tuyến - nơi sản xuất, lưu trữ và giải phóng các hormone. Mỗi tuyến sản xuất một hoặc nhiều hormone, chúng đi vào các cơ quan và mô cụ thể trong cơ thể.

Các tuyến bộ phận của hệ thống nội tiết bao gồm:

Vùng dưới đồi: Sản xuất nhiều hormone kiểm soát tuyến yên. Nó tham gia vào việc điều chỉnh nhiều chức năng, bao gồm chu kỳ ngủ, sự thèm ăn và nhiệt độ cơ thể. Bộ phận này cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh chức năng của nhiều tuyến nội tiết khác.

Tuyến yên: Tuyến yên nằm bên dưới đồi. Các hormone nó tạo ra chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và sinh sản. Ở đây, nó cũng có thể mang chức năng kiểm soát chức năng của nhiều tuyến nội tiết khác.

Tuyến tùng: Đây là tuyến được tìm thấy ở giữa não và rất quan trọng đối với chu kỳ giấc ngủ.

Tuyến giáp: Nằm ở phần trước của cổ, rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất.

Tuyến cận giáp: Cũng nằm ở phía trước cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kiểm soát nồng độ canxi trong xương và máu.

Tuyến ức: Nằm ở thân trên, tuyến ức hoạt động cho đến tuổi dậy thì và tạo ra các hormone quan trọng cho sự phát triển tế bào bạch cầu T.

Tuyến thượng thận: Nó được tìm thấy trên đầu của mỗi quả thận. Nó đóng một vai trò trong việc sản xuất các hormone quan trọng để điều chỉnh các chức năng như huyết áp, nhịp tim và phản ứng với căng thẳng.

Tuyến tụy: Nằm trong ổ bụng, phía sau dạ dày, kiểm soát lượng đường trong máu.


Hệ nội tiết 

Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...