9 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

Khi Đức Phật có bài thuyết pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, tôn giả Kiều Trần Như (Anna Kondanna) đã chứng đắc quả vị Nhập lưu (stream-winner). Trọng tâm chủ yếu của kinh này là giải thích phạm vi của khổ, hay như Đức Phật nói: “Khổ nên được hiểu rõ”. Trong năm người lắng nghe bài pháp ấy, chỉ có Kiều Trần Như thấu đạt trọn vẹn. Biết đầy đủ về khổ là một điều khó - chúng ta, một cách tự nhiên, cưỡng lại thực tế này. Do vậy, tôi cho rằng sẽ dễ thành tựu nhập lưu hơn bằng cách tập trung vào vô ngã và nguồn gốc của con người chúng ta nghĩ “tôi” là.

BÀI 1

MỌI THỨ ĐỀU TÙY THUỘC

Trong kinh Chính Tri Kiến (Sammaditthi Sutta), Tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta) tìm ra cách giảng giải ý nghĩa của vô ngã. Dựa trên khuôn khổ Bốn Chân Lý cao quý, ngài đi qua mọi khía cạnh có thể có của thân và tâm, cho thấy làm thế nào từng khía cạnh ấy hoàn toàn tùy thuộc vào một nguyên nhân, và giải thích làm thế nào để từ bỏ nguyên nhân ấy. Tính chất tùy thuộc sâu xa này có nghĩa là mọi thứ đều có nhân duyên: không có cái ngã thường hằng nào, cũng không có thứ gì khác thường hằng. Khi thấy được mọi thứ đều có nguyên nhân hay một nguồn kích hoạt, một cơ sở để từ đó chúng khởi lên, bạn cũng thấy một khi nguyên nhân bị diệt trừ, bản thân sự vật ấy biến mất.

Cũng trong kinh trên, Xá-Lợi-Phất giải thích tính chất duyên khởi, cho thấy bằng cách nào ngay cả tâm thức cũng có một nguyên nhân, và nếu không có nguyên nhân ấy, sẽ không có tâm thức. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ, bởi trên thực tế tất cả mọi người - ngoại trừ những vị thánh - đều cho rằng tâm thức, hay người biết, là “cái tôi”. Và do đồng nhất với “cái tôi”, họ bám chấp nó, không rời bỏ nó.

BÀI 2

TÍNH CHẤT VÔ NGÃ CỦA NĂM CĂN

Khi hành thiền, bạn có thể thấy mình thiếu năng lực buông bỏ. Tại sao bạn không thể lờ đi một cơn ngứa hay cái đầu gối đau? Tại sao bạn không thể xả bỏ âm thanh? Tại sao bạn không thể dừng tâm trí bất an? Tại sao bạn không thể xả bỏ quá khứ hay tương lai? Thay vì cố trở nên tĩnh lặng, hãy hiểu tại sao bạn không tĩnh lặng. Cái gì là nguyên nhân bất an, nó đến từ đâu? Hãy nhớ đây là con đường của Đức Phật, con đường nhận thức. Bạn sẽ không có năng lực buông xả bằng sức mạnh ý chí; mà chỉ bằng cách hiểu sự vệc, tìm về nguồn gốc của chúng, bạn mới có thể buông bỏ chúng. Điều gì gây nên sự bất an? Tất nhiên có nhiều kiểu nguyên nhân, nhưng nếu tiếp tục đào sâu hơn để tìm hiểu, bạn sẽ thấy rốt cuộc mọi thứ đều quy về một nguyên nhân, đó là cảm giác có một “cái tôi”, cảm giác về cái tôi không thay đổi.

Chúng ta không thể buông bỏ vì đang bám chấp vào thân và tâm: chúng ta nghĩ mình sở hữu chúng. Chúng ta cũng không sẳn lòng bỏ chúng đi. Hãy nghĩ xem, buông bỏ thứ gì đó không thuộc về mình thì dễ dàng như thế nào. Nếu thứ gì đó không liên quan đến bạn và nó đi mất, thì chỉ vậy thôi - nó đi mất. Nếu bạn không sở hữu ý thức, nếu bạn không nghĩ ý thức là tài sản quan trọng nhất của mình, bạn sẽ không bận tâm khi ý thức bắt đầu tan biến trong thiền định. Nếu nhĩ thức tan biến đi và bạn không nghe thấy gì, bạn không có khuynh hướng báo động cho tâm trí để bật thính giác lên, bạn đơn giản không quan tâm; bạn đã xả bỏ nó. Khi các bộ phận trên cơ thể biến mất khiến bạn không thể cảm thấy chúng, bạn cũng không quan tâm. Bạn không bật các giác quan lên, bởi bạn gần như sẳn sàng hiện hữu khi không có chúng.

Ban đầu, điều này có nghĩa là nằm ngoài vùng dễ chịu của bạn, bởi lẽ sự trải nghiệm thông qua các giác quan như thông thường không còn với bạn nữa. Nhưng bạn sẵn lòng đi tới đó  bởi có lòng tin, bởi bắt đầu hiểu rằng các giác quan không thuộc về bạn. Càng hiểu rằng năm thức, tức nhận thức thông qua các giác quan, không phải là mình, bạn càng bớt lo lắng về chúng. Nhưng nếu vẫn nghĩ mình sở hữu những món này, chúng ta sẽ sử dụng chúng để tạo dựng cảm giác về nhân dạng của mình. Chúng ta nghĩ mình tồn tại thông qua các hoạt động, các trải nghiệm giác quan cho ta cảm giác về sự tồn tại. Phải có lòng tin và một chút kiên nhẫn mới trừ bỏ được lớp vỏ bên ngoài do năm căn tạo thành. Khi các thức bắt đầu tan đi, toàn bộ nhận thức của chúng ta thay đổi: chúng ta không còn sống trên thế gian. “Sống trên thế gian” không có nghĩa là thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà nó có nghĩa là sống trong cảnh giới của năm giác quan: nhìn, cảm nhận, lo lắng, hay bận tâm đến bất kỳ đối tượng nào của giác quan.

Tôi nhấn mạnh điều này bởi lẽ, nếu bạn thấy mình không phải là năm thức, rằng chúng không liên quan tới bạn, vậy rõ ràng chúng không chịu sự kiểm soát của bạn. Quá nhiều người dành cả đời cố gắng để không thấy những thứ xấu xí, không muốn nghe những lời gay gắt, hoặc không có trải nghiệm đau thương. Họ sẽ làm hầu như mọi việc để tránh các đau đớn cơ thể - nhưng họ không bao giờ thành công. Họ không làm được vì những trải nghiệm khó chịu là do các nguyên nhân tự nhiên hoặc nghiệp. Nguyên nhân gây ra tuổi già, bệnh tật và cái chết là do đã sinh ra ở đời. Bạn đã được sinh ra, vậy nên bạn mắc kẹt: bạn sẽ trải qua đau đớn, tuổi già, bệnh tật, trở nên yếu ớt và chết. Do không thể thoát được những thứ này, bạn cần chấp nhận chúng và buông bỏ sự vật lộn.

Khi hiểu rằng các giác quan không liên quan đến mình, tự nhiên bạn không còn quan tâm về chúng, bạn để chúng biến mất, kể cả những nhức mỏi và đau đớn. Làm sao đang bị đau khủng khiếp mà vẫn cười được? Nếu các giác quan không dính tới bạn, vậy cơn đau cũng thế. Và nếu cơn đau không dính tới bạn, vậy nó không quan trọng với bạn, và bạn có thể bỏ mặc nó. Bạn chỉ chú ý đến điều gì bạn cho là quan trọng.

Thật thú vị khi tìm hiểu xem điều gì mọi người cho là quan trọng. Khi người ta xem bóng đá hay một bộ phim trên tivi khi họ đang ăn, họ ăn những cái gọi là “bữa tối tivi”, nhưng thậm chí họ không cảm thấy hương vị của thức ăn. Chúng đơn giản không quan trọng với họ: trận bóng đá hay bộ phim mới là điều quan trọng. Thậm chí họ không biết mình đang ăn gì. Liệu bạn có thể đang ăn mà quán sát hơi thở với sự tập trung như vậy không, đến nỗi không biết mình đang ăn gì không? Liệu bạn có thể suy ngẫm về Tam Pháp Ấn, tức ba tính chất vô thườngkhổ, vô ngã đến mức không để ý đến hương vị của thức ăn không? Lý do bạn để ý đến điều gì đó vì nghĩ nó quan trọng. Và lý do nó quan trọng với bạn là bởi các trải nghiệm giác quan tạo dựng một cảm giác về “cái tôi”, một cảm giác về nhân dạng, một cảm giác về sự tồn tại. Nhưng trong tu tập Phật giáo, bạn đang đi theo hướng ngược lại. Khi suy ngẫm và hiểu những lời dạy của Đức Phật trong kinh Chính Tri Kiến (Sammaditthi Sutta) hay kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta), bạn nhìn nhận sự vật theo một cách khác. Năm giác quan không liên quan gì đến bạn - chúng được kích hoạt do các nguyên nhân, nghĩa là chúng có thể được tắt đi khi các nguyên nhân ấy diệt trừ. Khi chúng tắt đi, đó chẳng phải điều gì to tát - bạn không cần bận tâm. Bạn không kích khởi chúng lại; bạn xả bỏ chúng.

Nếu năm giác quan biến mất trong một thời gian dài, bạn có thể nhập các giai đoạn thiền. Công thức trong tiếng Pali để đạt sơ thiền có câu vivicc’eva kamehi, nghĩa là xa lìa, tách biệt, rời khỏi hoạt động của năm căn. Bạn không thể cảm thấy cơ thể bởi trong suốt thời gian ở trạng thái sơ thiền, năm căm tách rời khỏi tâm. Bạn thấy năm căn không phải là mình, đây là một tri kiến quan trọng, bắt đầu xác nhận lời dạy của Đức Phật về vô ngã. Nếu vẫn chưa thực chứng trạng thái thiền ấy, nếu chưa xả bỏ được đến mức ấy, hãy tự hỏi tại sao. Nguyên nhân nào khiến bạn bận tâm tới cơ thể, tới âm thanh, cảm giác, tưởng tượng, mơ mộng, những đối thoại bên trong? Hãy nhắc bản thân nhớ rằng tất cả những thứ này đều nằm trong cảnh giới của năm căn, bởi vậy không liên quan gì đến bạn. Do các nguyên nhân mà nhận thức thông qua các giác quan còn tiếp tục, mà một trong các nguyên nhân chính là sự quan tâm, dính mắc vào nó - hay nói cách khác, sự trói buộc. Vậy hãy cắt đứt và xả bỏ nó.

Hãy nhớ sự trói buộc giống như sợi dây: một đầu là những gì bạn đang dính mắc vào, và đầu kia là đối tượng của sự dính mắc. Thường khi nói về trói buộc, chúng ta thường nói mình bị trói buộc vào một đối tượng nào đó nhưng quên mất cái gì đang bị trói buộc vào những đối tượng ấy. Điều gì ở đầu dây kia? Nó là sự đồng nhất của bạn với sự việc. Vấn đề là “cái tôi” bên trong: tôi cần ngủ, tôi cần làm gì đó, tôi cần nghe nhạc - tôi cần… Nếu thiền của bạn không đủ sâu, đó là bởi “cái tôi” đang bám lấy năm thức.

Sự thành công trong thiền không chỉ là vấn đề quán sát hơi thở hết giờ này đến giờ khác, tìm ra một nơi yên tĩnh, kiểm soát nhiệt độ trong phòng. Các điều kiện vật lý có thể hoàn hảo, nhưng thế không đủ - một thứ khác vẫn còn thiếu. Đó là gì? Thứ khác đó chính là nhận thức sâu sắc rằng năm căn không liên quan gì đến bạn. Nếu thấy chúng không phải là việc của bạn, bạn không còn vướn bận với chúng, và rồi bạn từ bỏ chúng, thấy chúng tan đi. Khi chúng tan đi, bạn có được một tri kiến quan trọng: phúc lạc của thiền khởi lên bởi toàn bộ khổ - mà ở đây là năm thức - đã biến mất.

BÀI 3

BUÔNG BỎ Ý THỨC

Bước tiếp theo - mà đây là bước quan trọng, vì nhiều người bị kẹt trong giai đoạn này - đó là nhìn nhận tâm (citta) chỉ như nó là. Giống như năm thức trước, nguyên nhân của thức thứ sáu - tức ý thức - là danh sắc (namarupa). Đây là điều Xá-Lợi-Phất mô tả trong ẩn dụ về hai bó cỏ tranh đặt tựa vào nhau. Danh sắc và ý thức dựa vào nhau: nếu lấy một thứ đi, bạn cũng lấy mất chỗ dựa của thứ kia, nên nó cũng biến mất. Ý thức không thể hoàn toàn tự nó hiện diện, không nhận biết điều gì. Nếu danh sắc biến mất, ý thức cũng mất theo. Khi đi vào các trạng thái thiền sâu, bạn bắt đầu thấy những phần ý thức mất dần. Một khi thực chứng điều này, bạn sẽ không kẹt lại ở sơ thiền vì biết rằng ngay cả ý thức cũng không liên quan tới mình.

Trong kinh Chính Tri Kiến (Sammaditthi Sutta), Xá-Lợi-Phất nói rằng thức bao bồm sáu loại, nó có nguyên nhân, và nó có diệt trừ. Ngài cũng nói con đường dẫn tới sự diệt trừ của thức là Bát Chánh Đạo. Vì vậy, sự kết thúc của khổ bao hàm sự kết thúc của ý thức. Chỉ ra như vậy, Xá-Lợi-Phất đang thực sự khẳng định toàn bộ ý nghĩa của Pháp. Mất đi cảm giác về bàn tay là một chuyện, giống như người phụ nữ trong câu chuyện tôi vừa kể đã trải nghiệm nhiều năm trước; nhưng mất đi ý thức là một chuyện khác - nó thật sự thấu tận cốt tủy. Như Đức Phật nói, đây là một phần của diệt khổ. Nó khiến cho chúng ta chú ý đến sự thâm thúy trong lời dạy của Ngài.

Và không chỉ ý thức chấm dứt, cả cảm giác và tất cả những nhân tố duyên khởi khác nữa. Đức Phật nói, nếu bạn tu tập Bát Chánh Đạo, nó dẫn tới sự chấm dứt của mọi cảm xúc, mọi đau đớn, dễ chịu, và thậm chí cả cảm giác bình thường hay sự bình thản. Mục đích của Phật giáo rõ ràng là không phải để đạt được một trạng thái phúc lạc hay thư thái nào đó mãi mãi, mà là Đại Bát Niết Bàn (parinibbana), niết bàn tối thượng. Bạn có thể cho rằng điều này xem ra quá nhiều, nhưng vấn đề là ở chỗ, bạn không đánh mất thứ gì cả; vì ngay từ đầu đã chẳng có “cái tôi” nào để sở hữu một thứ gì. Toàn bộ ảo tưởng về “cái tôi” ấy, giờ đây được thấy chỉ là quá trình của nhân quả. Bạn đang trải nghiệm với tâm sáng tỏ nhất có thể, rằng ở đây không có người nào cả, và phúc lạc tuôn trào trên con đường tới niết bàn của bạn.

BÀI 4

KHỔ LÀ VẤN ĐỀ

Đức Phật đã từng nói: “Khổ phải được thấu hiểu trọn vẹn”. Hầu hết mọi người cho rằng chấm dứt ý thức là một kiểu tự sát tinh thần. Nhưng mấu chốt là ở chỗ, nếu không làm vậy, bạn chịu khổ chẳng khác nào trong địa ngục. Bạn có một lựa chọn: có thể tiếp tục khổ, hoặc thành tựu niết bàn. Khi hiểu bốn chân lý cao quý và nỗi khổ cố hữu của sự tồn tại, bạn thấy rằng niết bàn thực sự là lựa chọn duy nhất.

Khi sự thèm khát bộc lộ, khổ nảy sinh. Khổ là một vấn đề mà bạn cảm thấy buộc phải làm điều gì đó, nó khiến bạn dịch chuyển từ chỗ này đến chỗ kia. Khổ điều khiển thế gian chạy lòng vòng - nếu bạn không khổ, nếu hoàn toàn mãn nguyện, bạn đã không cần dịch chuyển. Điều đó lý giải tại sao càng hài lòng và hạnh phúc, bạn càng tĩnh lặng. Lý do các trạng thái thiền lại là những trạng thái tĩnh lặng như vậy là bởi có sự an lạc lớn đến mức không có nhu cầu dịch chuyển, không có nhu cầu tìm hạnh phúc ở đâu khác. Mức độ dịch chuyển về cơ thể hoặc tinh thần chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang chịu khổ như thế nào. Nếu càng khổ, bạn càng bất an. Nếu không có hay rất ít khổ, bạn có thể ngồi hàng giờ, an bình và tĩnh lặng. Tại sao? Vì khi không có vấn đề thì không có gì để làm.

Vậy khổ là thứ khiến bạn tiếp tục đi từ chỗ này tới chỗ kia, từ tái sinh này tới tái sinh khác, cố gắng làm một thứ gì đó. Cố gắng tìm ra một giải pháp cho khổ chính là ý nghĩa của cuộc sống, nhưng sự chấp dứt khổ không thể tìm được trong thế gian hay luân hồi. Không có cõi trời hay cõi an lạc nào bạn có thể sống hạnh phúc mãi mãi; và nếu suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ thấy một cõi vui sướng như vậy về bản chất là không thể tồn tại. Hãy lấy những thỏa mãn cao nhất trong đời làm ví dụ: nếu lúc nào cũng chìm đắm trong nó, sau một thời gian bạn trở nên chán. Nó chỉ là một thứ lặp đi lặp lại. Bạn không thể lúc nào cũng chỉ có vui, vì bất kỳ niềm vui nào cũng phụ thuộc vào thứ đến trước nó. Nếu xem xét kỹ vui là gì, bạn sẽ thấy nó chỉ là sự ngừng lại của hai thời khổ. Lý do bạn vui sướng tận hưởng thức ăn ngon là vì trước đó chưa ăn một thời gian, và sau đó không ăn. Nếu cứ tiếp tục nhồi nhét thức ăn ấy hai mươi bốn giờ mỗi ngày, liệu bạn còn dám nghĩ đến việc thưởng thức món ăn đó nữa không? Một cõi trời chỉ có vui vẻ kéo dài mãi đơn giản không thể tồn tại, bởi bạn chỉ cảm nhận được niềm vui khi đã trải qua khổ trước đó. Nói cách khác, không bao giờ có sự hài lòng hoàn toàn và bất biến trong thế gian này.

Nếu bạn hỏi mọi người liệu họ có thật sự hài lòng không, đừng vội tin câu trả lời của họ. Hãy quan sát để thấy họ đã thật sự tìm được sự diệt khổ chưa, hay chỉ đang tạm trốn tránh nó một lúc? Tôi gặp những người bệnh, những người sắp chết, những người gặp đủ thứ vấn đề bạn có thể hình dung ra. Tôi cũng gặp những người hạnh phúc, nhưng tôi biết, đó chẳng qua chỉ là sự tạm dừng giữa hai thời khổ. Dù cuộc đời họ có vui vẻ bao nhiêu, thì cuối cùng, họ cũng sẽ mắc bệnh, đau đớn và chết. Một số người có tuổi thơ hạnh phúc, nhưng lớn lên có thể sẽ rất khổ sở. Những người có tuổi thơ như địa ngục, và trong kiếp sống tiếp theo họ có thể gặp lại những bậc cha mẹ tồi tệ như thế, thậm chí còn tệ hơn. Kiểu suy ngẫm này có lẽ đủ để khiến bạn sợ tái sinh. Bạn thông minh, tạo thiện nghiệp trong đời này không có nghĩa trong tương lai sẽ được giải thoát khỏi khổ. Ai cũng có một kho chứa khổng lồ cả nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu; tương lai luôn không có gì chắc chắn.

Một trong những lời dạy của Đức Phật mà tôi ưa thích là ẩn dụ về cây gậy. Lần đầu tiên đọc, tôi gần như rùng mình vì sợ. Ẩn dụ này nói rằng nghiệp chín muồi lúc lâm chung cũng không chắc chắn, y như đầu nào của cây gậy sẽ tiếp đất trước nếu nó bị quăng lên không trung. Một cây gậy có thể có đầu nặng đầu nhẹ, và đầu nặng có khả năng tiếp đất trước hơn. Nhưng dù đầu nặng có nặng thế nào thì luôn có khả năng đầu nhẹ sẽ chạm đất trước. Tương tự, dù bạn tạo ra rất nhiều nghiệp tốt bằng cách rộng lượng, giữ giới, nhân từ, thanh tịnh và hành thiền, luôn có khả năng nghiệp xấu sẽ chín muồi lúc lâm chung. Mỗi người đều lưu giữ các nghiệp xấu - nếu không phải đời này cũng từ những kiếp trước. Ngay cả nếu nghiệp xấu không chín muồi lúc bạn qua đời lần này, chừng nào còn ở trong luân hồi, cuối cùng bạn vẫn phải nếm lấy cái khổ không kể xiết ở lần tiếp theo - trong địa ngục, trong cảnh giới súc sinh, và trong hoàn cảnh khó khăn nếu làm người. Bạn chỉ an toàn nếu thấu tỏ vô ngã và trở thành người nhập lưu.

BÀI 5

CẢM GIÁC VỀ "CÁI TÔI" LÀ VẤN ĐỀ GỐC RỄ

Luân hồi thật đáng sợ. Bạn không có thời gian để lãng phí đâu, đừng làm việc tào lao. Nếu bạn đã bắt đầu buông bỏ mà lại có ý định trở lại các tham luyến thế gian, đó là một điều hoàn toàn điên rồ. Thứ duy nhất nên làm là tiếp tục tu tập và chỉnh đốn lại hành động. Không chỉ là việc đạt được thiền định hay trở nên tĩnh lặng, mặc dù đó cũng là một phần cốt yếu. Vấn đề thực sự là thấy được và hiểu được con người bên trong này là ai, hay đúng hơn, nó là thứ gì. Cái gì luôn tạo ra sự kích động, luôn đến và đi? Cái gì thất vọng? Cái gì suy nghĩ? Cái gì bực bội, cái gì giận dữ? Cái gì là nguồn gốc của vấn đề này? Hãy liên tục nhìn theo hướng người trải nghiệm: cái gÌ cảm thấy đau đớn hay dễ chịu? Ý muốn đến từ đâu khi “tôi” chọn thứ gì đó? Khi tâm xáo động và tìm kiếm thứ gì đó, thực ra cái gì đang tìm kiếm? Bạn càng sử dụng tĩnh lặng đã trau dồi trong thiền định để tìm hiểu quá trình ấy, nó càng trở nên rõ ràng hơn.

Hãy cẩn thận, đừng nhìn ra đâu đó ngoài kia thay vì nhìn vào trong này, vào những gì bạn đang dính mắc, vào cái gì đang có sự dính mắc. Hãy nhìn vào nơi những thứ này bắt nguồn, cụ thể, tập trung vào các mối quan hệ nhân quả. Ý nghĩ đến từ đâu? Quán sát liên tục và bạn sẽ thấy, chúng đến từ cảm giác về nhân dạng bản thân và ham muốn của bạn nhằm hỗ trợ, tạo dựng nhân dạng ấy, một cảm giác về "cái tôi" hiện hữu. Không phải là “Tôi suy nghĩ, nên tôi tồn tại”, mà ngược lại: bạn muốn tồn tại, nên bạn suy nghĩ. Bạn dịch chuyển để tạo ra thế giới, tạo ra nhân dạng của mình. Rồi bạn chìm đắm vào nó.

Khi bạn tạo ra thứ gì đó, ban đầu nó đẹp đẽ; nhưng giống như trong câu chuyện cổ tích, mọi tạo tác cuối cùng quay ra chống lại người tạo ra chúng. Tôi đã làm rất nhiều để xây dựng tu viện Bodhinyana, và cũng có thể nói nó là tạo tác của tôi. Nhưng nếu tôi không cẩn thận, tạo tác này kết cục có thể chi phối tôi: tôi sẽ ngày đêm lo nghĩ về tu viện. Nếu bạn tìm được người bạn đời, ban đầu bạn nghĩ bạn sở hữu người ấy, nhưng sau một thời gian, bạn phát hiện người ấy sở hữu bạn. Khi bạn đã đánh mất quyền năng và tự do, tạo tác của bạn sẽ dần dần bào mòn bạn. Vậy nên thay vì tạo ra, thay vì muốn tồn tại, hãy khát khao sự tĩnh lặng. Khi bạn trở nên lắng dịu và bình an, tâm cũng trở nên phẳng lặng, không va đập, không vấn đề, không khổ, không có nhu cầu tạo dựng một cảm giác nhân dạng cho bản thân. Bạn làm mọi thứ lắng xuống bằng cách tĩnh lặng sự tạo tác. Khi sự thèm khát, ham muốn và chọn lựa đã tan đi, sự hiện hữu về "cái tôi" cũng biến mất.

BÀI 6

NẾU MUỐN HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC, HÃY BIẾN MẤT

Khi tu tập theo con đường này, bạn đang biến mất từ từ. Nếu hiểu ý tưởng về sự tiêu tan và biến mất, hay nói cách khác, sự tĩnh lặng và an bình, bạn đang bắt hiểu về anatta, Vô ngã. Đó là bởi bạn càng lắng dịu thì càng ít tồn tại, càng ít có cảm giác về “cái tôi”. Điều này có vẻ lạ lùng, nhưng thật ra rất đẹp đẽ. Trên thực tế nó là hạnh phúc đích thực duy nhất có ở đó, bởi lẽ càng buông bỏ cảm giác về một “cái tôi”, bạn càng giải thoát khỏi khổ dưới mọi hình tướng của nó. Và chính sự nghiêng về giải thoát khỏi khổ sẽ dẫn bạn tiến xa hơn trên chặn đường đạo pháp. Nó có thể mất nhiều năm hoặc chỉ vài năm, nhưng cuối cùng, duy nhất có ý nghĩa để làm là kiên nhẫn đi trên con đường, tìm sự giải thoát trong hạnh phúc, có được bởi những gì biến mất.

Trong đời sống tu sĩ, một phần của sự biến mất ấy là không có bất kỳ dấu hiệu nào để tách biệt các tu sĩ. Chúng tôi có khuynh hướng giữ im lặng. Tại sao mọi người nói chuyện? Họ nói chuyện để có thể bắt đầu bằng danh xưng “Tôi…”. Khi yên lặng, chúng ta biến mất, tan vào hậu cảnh cho đến khi hầu như không còn ai biết ta ở đó, kể cả bản thân ta. Càng biến mất, bạn càng hạnh phúc; càng tiêu tan, bạn càng trải nghiệm niềm vui; càng ít tồn tại, bạn càng cảm thấy nhiều phúc lạc. Điều này khiến cho bạn biết Pháp rốt cục là gì. Nhưng lời nói chẳng thấm vào đâu so với mức độ sâu xa mà khi trải ngiệm mang lại.

BÀI 7

TĨNH HÓA HOÀN TOÀN Ý MUỐN

Cuối cùng bạn sẽ tĩnh lặng tới mức tâm bất động, bạn trải nghiệm phúc lạc do không bị quấy rầy bởi ý muốn. Từ những trải nghiệm ấy, đặc biệt giai đoạn nhị thiền, bạn thấy rõ rằng điều chúng ta gọi là “ý muốn” hay “chọn lựa” là một kẻ hành hạ bạn, đốt cháy bạn. Nhưng hầu hết mọi người cứ ôm ấp ý muốn: Họ muốn được chọn lựa, họ muốn làm theo những đam mê thích thú của mình. Họ không nhận ra mình đang bị cảm giác về “cái tôi” lừa dối.

Khi tọa thiền trong hang đá, trong túp lều hay trong căn phòng, không ham muốn bất cứ điều gì, cảm giác ấy thật tuyệt vời. Nếu có ai đó hỏi bạn cần gì không, bạn cũng không quan tâm. Hãy tưởng tượng bạn có một vị thần trong cái chai, ban cho bạn ba điều ước - bất kỳ điều ước nào bạn có thể nghĩ ra - và một cách hoàn toàn thật lòng, bạn nói: “Không, cảm ơn”. Nếu chuyện xảy ra như vậy, bạn đã thoát khỏi ham muốn. Sự giải thoát ấy là một trạng thái tâm đẹp đẽ. Trong một kỳ an cư, có thể bạn đã từng thấy mình tọa thiền trong phòng hoặc thiền hành trên đường, không muốn ở bất kỳ đâu khác trên thế gian này. Cảm giác ấy thật tuyệt vời! Vẻ đẹp ấy là kết quả của tự do. Bạn không muốn đi bất cứ đâu; bạn không cần bất kỳ thứ gì; không có gì thiếu cả. Khi ham muốn biến mất, một trạng thái yên bình sinh ra.

Bạn hiểu rằng, ham muốn và kết quả của nó - sự tác ý - là một phần trong sự biểu lộ của khổ. Ý muốn là kẻ tra tấn, nó bào mòn trí não, nó đưa bạn đi tới đi lui, xoay qua xoay lại. Đôi lúc mọi người cố gắng dừng ý muốn, cố gắng dừng suy nghĩ. Nhưng chính hành động cố gắng dừng ấy cũng thúc đẩy thêm ý muốn. Đè nén ý muốn chỉ gây kích động, ngăn cản không cho sự tĩnh lặng đích thực xảy ra.

Bạn phải chịu đựng thực hiện nghĩa vụ của mình trên đời. Nhưng nếu bạn càng có thể không làm gì, không có trách nhiệm gì, sẽ càng tốt hơn. Có thể bạn xem như vậy là lười biếng, nhưng chừng nào vẫn đang làm mọi việc, bạn sẽ không thực sự biết “lười biếng” nghĩa là gì. Sự “lười biếng” thực sự, sự nghỉ ngơi thực sự, không phải là cơ thể bạn nằm xuống và hưởng thụ, mà là tâm nằm xuống, không làm gì, không tạo ra gì - tâm đã được làm cho tĩnh lặng và dừng lại. Khi thực chứng điều đó, bạn biết “lười biếng” thực sự chính là sự tĩnh lặng của tâm, là các trạng thái thiền sâu kéo dài, trong ấy mọi thứ bất động. Đây là trạng thái đáng kinh ngạc, khi 99% cảm giác về cái tôi đã biến mất, Khi có sự tĩnh lặng vững chắc như đá, không lay chuyển. Sau đấy, khi xuất thiền, bạn nhận ra ý muốn đã tĩnh lặng, bởi chỉ khi ý muốn đã lặng hoàn toàn mới có sự bất động. Khi không có chuyển động, ở đó có một trạng thái phúc lạc khó tin - thật tự do. Bạn đã hiểu rằng, sự tác ý là kẻ tra tấn, ngăn cản hạnh phúc và an lạc.

BÀI 8

TRẢI NGHIỆM TRỌN VẸN VÔ NGÃ

Có hai thành trì ảo tưởng về “cái tôi”: cho rằng mình là “người làm” và cho rằng mình là “người biết”. Hầu hết mọi người cho rằng “biết” và “làm” là nơi họ đưa ra sự kiểm soát hoàn toàn với bản thân và đời sống. Nhưng khi tu tập, bạn bắt đầu thấy việc cố gắng kiểm soát mọi thứ cũng chỉ gây thêm khó khăn và đau khổ. Sau một thời gian, bạn nhận ra không có hy vọng tìm được sự hài lòng nào bằng con đường kiểm soát mọi thứ theo như ý muốn.

Nếu bắt đầu hiểu rõ những lời dạy trong kinh văn, bạn chuyển sang một hướng khác. Ý muốn từ đó bắt đầu biến mất, và bạn cảm thấy thú vị. Thực chứng ngày càng sâu thêm; bạn tĩnh lặng hơn, thêm nhiều thứ tan đi. Bạn đang đi trên con đường của Đức Phật đã đi. Khi có nhiều thứ biến mất, bạn hiểu rằng ngay từ đầu mình đã không thể sở hữu chúng. Bạn hiểu ham muốn là khổ, không phải con đường thoát khổ; bạn cũng hiểu cố gắng kiểm soát cuộc đời là nguyên nhân dẫn đến khổ. Bạn buông xả kiểm soát, bản ngã tan đi, cảm giác về “cái tôi” biến mất, mọi thứ trở nên tĩnh lặng, và bạn tan biến. Cuối cùng là an lạc. Khi ấy bạn đã hiểu thế nào là vô ngã.

Nếu đã thật sự hiểu vô ngã, bạn có thể gọi mình là người nhập lưu, một người đang đi trên con đường giải thoát. Một khi thấy rõ điều đó, bạn không bao giờ quên, và hiểu biết ấy chỉ lối cho mọi quá trình thân và tâm. Bạn biết rằng ý muốn không liên quan tới bạn, năm thức và ý thức cũng vậy. Bạn không còn ham muốn trải nghiệm điều này điều khác, có được thứ này thứ kia trong đời sống.

Chúng ta hay hiểu sai về bản chất thật của cuộc sống. Đức Phật dạy, những gì người bình thường nói là hạnh phúc, thì bậc giác ngộ nói là khổ; những gì bậc giác ngộ nói là hạnh phúc, người bình thường lại nói là khổ! Hạnh phúc của bậc giác ngộ là sự an bình, tĩnh lặng và đoạn diệt mọi phiền não. Hãy xem đời sống trong tu viện: bạn dậy sớm, ăn một hoặc hai bữa mỗi ngày, không xem phim ảnh. Khi ai đó hỏi tại sao tu sĩ làm những điều này, câu trả lời chính xác là: vì nó hạnh phúc. Người bình thường thấy ai đó dành hai, ba tuần hoặc cả đời sống một mình trong một túp lều nơi rừng núi, không nói chuyện với người khác, người ta gọi đó là sự giam hãm đơn độc trong ngục tù, nói là sự trừng phạt. Nhưng cái họ nói ngục tù ấy chính là sự phúc lạc của người giác ngộ. Nếu bạn thực sự có trí huệ của một người nhập lưu, bạn sẽ có cách nhìn hoàn toàn khác: cách nhìn của Đức Phật.

Khi đã thấy sự thèm khát chẳng qua là do cảm giác về một nhân dạng, một “cái tôi” được tạo ra, bạn không còn thấy khó tĩnh hóa ý muốn nữa. Ý muốn được tĩnh hóa, an lạc khởi lên. Đức Phật nói chỉ vài người trên thế gian có thể hiểu sự an định hoàn toàn các hành - bạn phải là người nhập lưu mới hiểu. Vậy hãy ẩn dật, ngồi và không nghĩ gì, xả bỏ ham muốn, giữ sự tĩnh lặng. Khi ở một mình, không có gì nhiều để nhận thức, không có gì nhiều để ham muốn, không cần đòi hỏi, một người hầu như không để lại dấu chân trên đời.

Hãy buông bỏ thế gian - đừng để nó ràng buộc, từ đó chính bạn cũng được giải thoát. Nếu xả bỏ, bạn có thể tĩnh lặng và an lạc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Đây là con đường thực chứng vô ngã, con đường xả bỏ mọi thứ, con đường chấm dứt khổ và ra khỏi luân hồi.

Đi khắp thế gian để mưu cầu hạnh phúc là điều vô nghĩa. Rồi đến lúc cơ thể bạn hoàn toàn biến mất. Khi có một nhật thức trọn vẹn và bao trùm rằng mình thực sự chỉ là sự trống rỗng, bạn từ bỏ sự dính mắc đến mọi thứ ở thế gian, kể cả ý nghĩ và ham muốn. Không có gì ở đó, không có gì tái sinh. Hạt giống tái sinh đã bị trừ bỏ, không có gì mới được tạo ra. Đây là trải nghiệm niết bàn, là giải thoát và bình an tối hậu.

8 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 8

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 8

TRẢI NGHIỆM TRỌN VẸN VÔ NGÃ

Có hai thành trì ảo tưởng về “cái tôi”: cho rằng mình là “người làm” và cho rằng mình là “người biết”. Hầu hết mọi người cho rằng “biết” và “làm” là nơi họ đưa ra sự kiểm soát hoàn toàn với bản thân và đời sống. Nhưng khi tu tập, bạn bắt đầu thấy việc cố gắng kiểm soát mọi thứ cũng chỉ gây thêm khó khăn và đau khổ. Sau một thời gian, bạn nhận ra không có hy vọng tìm được sự hài lòng nào bằng con đường kiểm soát mọi thứ theo như ý muốn.

Nếu bắt đầu hiểu rõ những lời dạy trong kinh văn, bạn chuyển sang một hướng khác. Ý muốn từ đó bắt đầu biến mất, và bạn cảm thấy thú vị. Thực chứng ngày càng sâu thêm; bạn tĩnh lặng hơn, thêm nhiều thứ tan đi. Bạn đang đi trên con đường của Đức Phật đã đi. Khi có nhiều thứ biến mất, bạn hiểu rằng ngay từ đầu mình đã không thể sở hữu chúng. Bạn hiểu ham muốn là khổ, không phải con đường thoát khổ; bạn cũng hiểu cố gắng kiểm soát cuộc đời là nguyên nhân dẫn đến khổ. Bạn buông xả kiểm soát, bản ngã tan đi, cảm giác về “cái tôi” biến mất, mọi thứ trở nên tĩnh lặng, và bạn tan biến. Cuối cùng là an lạc. Khi ấy bạn đã hiểu thế nào là vô ngã.

Nếu đã thật sự hiểu vô ngã, bạn có thể gọi mình là người nhập lưu, một người đang đi trên con đường giải thoát. Một khi thấy rõ điều đó, bạn không bao giờ quên, và hiểu biết ấy chỉ lối cho mọi quá trình thân và tâm. Bạn biết rằng ý muốn không liên quan tới bạn, năm thức và ý thức cũng vậy. Bạn không còn ham muốn trải nghiệm điều này điều khác, có được thứ này thứ kia trong đời sống.

Chúng ta hay hiểu sai về bản chất thật của cuộc sống. Đức Phật dạy, những gì người bình thường nói là hạnh phúc, thì bậc giác ngộ nói là khổ; những gì bậc giác ngộ nói là hạnh phúc, người bình thường lại nói là khổ! Hạnh phúc của bậc giác ngộ là sự an bình, tĩnh lặng và đoạn diệt mọi phiền não. Hãy xem đời sống trong tu viện: bạn dậy sớm, ăn một hoặc hai bữa mỗi ngày, không xem phim ảnh. Khi ai đó hỏi tại sao tu sĩ làm những điều này, câu trả lời chính xác là: vì nó hạnh phúc. Người bình thường thấy ai đó dành hai, ba tuần hoặc cả đời sống một mình trong một túp lều nơi rừng núi, không nói chuyện với người khác, người ta gọi đó là sự giam hãm đơn độc trong ngục tù, nói là sự trừng phạt. Nhưng cái họ nói ngục tù ấy chính là sự phúc lạc của người giác ngộ. Nếu bạn thực sự có trí huệ của một người nhập lưu, bạn sẽ có cách nhìn hoàn toàn khác: cách nhìn của Đức Phật.

Khi đã thấy sự thèm khát chẳng qua là do cảm giác về một nhân dạng, một “cái tôi” được tạo ra, bạn không còn thấy khó tĩnh hóa ý muốn nữa. Ý muốn được tĩnh hóa, an lạc khởi lên. Đức Phật nói chỉ vài người trên thế gian có thể hiểu sự an định hoàn toàn các hành - bạn phải là người nhập lưu mới hiểu. Vậy hãy ẩn dật, ngồi và không nghĩ gì, xả bỏ ham muốn, giữ sự tĩnh lặng. Khi ở một mình, không có gì nhiều để nhận thức, không có gì nhiều để ham muốn, không cần đòi hỏi, một người hầu như không để lại dấu chân trên đời.

Hãy buông bỏ thế gian - đừng để nó ràng buộc, từ đó chính bạn cũng được giải thoát. Nếu xả bỏ, bạn có thể tĩnh lặng và an lạc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Đây là con đường thực chứng vô ngã, con đường xả bỏ mọi thứ, con đường chấm dứt khổ và ra khỏi luân hồi.

Đi khắp thế gian để mưu cầu hạnh phúc là điều vô nghĩa. Rồi đến lúc cơ thể bạn hoàn toàn biến mất. Khi có một nhật thức trọn vẹn và bao trùm rằng mình thực sự chỉ là sự trống rỗng, bạn từ bỏ sự dính mắc đến mọi thứ ở thế gian, kể cả ý nghĩ và ham muốn. Không có gì ở đó, không có gì tái sinh. Hạt giống tái sinh đã bị trừ bỏ, không có gì mới được tạo ra. Đây là trải nghiệm niết bàn, là giải thoát và bình an tối hậu.


7 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 7

TĨNH HÓA HOÀN TOÀN Ý MUỐN

Cuối cùng bạn sẽ tĩnh lặng tới mức tâm bất động, bạn trải nghiệm phúc lạc do không bị quấy rầy bởi ý muốn. Từ những trải nghiệm ấy, đặc biệt giai đoạn nhị thiền, bạn thấy rõ rằng điều chúng ta gọi là “ý muốn” hay “chọn lựa” là một kẻ hành hạ bạn, đốt cháy bạn. Nhưng hầu hết mọi người cứ ôm ấp ý muốn: Họ muốn được chọn lựa, họ muốn làm theo những đam mê thích thú của mình. Họ không nhận ra mình đang bị cảm giác về “cái tôi” lừa dối.

Khi tọa thiền trong hang đá, trong túp lều hay trong căn phòng, không ham muốn bất cứ điều gì, cảm giác ấy thật tuyệt vời. Nếu có ai đó hỏi bạn cần gì không, bạn cũng không quan tâm. Hãy tưởng tượng bạn có một vị thần trong cái chai, ban cho bạn ba điều ước - bất kỳ điều ước nào bạn có thể nghĩ ra - và một cách hoàn toàn thật lòng, bạn nói: “Không, cảm ơn”. Nếu chuyện xảy ra như vậy, bạn đã thoát khỏi ham muốn. Sự giải thoát ấy là một trạng thái tâm đẹp đẽ. Trong một kỳ an cư, có thể bạn đã từng thấy mình tọa thiền trong phòng hoặc thiền hành trên đường, không muốn ở bất kỳ đâu khác trên thế gian này. Cảm giác ấy thật tuyệt vời! Vẻ đẹp ấy là kết quả của tự do. Bạn không muốn đi bất cứ đâu; bạn không cần bất kỳ thứ gì; không có gì thiếu cả. Khi ham muốn biến mất, một trạng thái yên bình sinh ra.

Bạn hiểu rằng, ham muốn và kết quả của nó - sự tác ý - là một phần trong sự biểu lộ của khổ. Ý muốn là kẻ tra tấn, nó bào mòn trí não, nó đưa bạn đi tới đi lui, xoay qua xoay lại. Đôi lúc mọi người cố gắng dừng ý muốn, cố gắng dừng suy nghĩ. Nhưng chính hành động cố gắng dừng ấy cũng thúc đẩy thêm ý muốn. Đè nén ý muốn chỉ gây kích động, ngăn cản không cho sự tĩnh lặng đích thực xảy ra.

Bạn phải chịu đựng thực hiện nghĩa vụ của mình trên đời. Nhưng nếu bạn càng có thể không làm gì, không có trách nhiệm gì, sẽ càng tốt hơn. Có thể bạn xem như vậy là lười biếng, nhưng chừng nào vẫn đang làm mọi việc, bạn sẽ không thực sự biết “lười biếng” nghĩa là gì. Sự “lười biếng” thực sự, sự nghỉ ngơi thực sự, không phải là cơ thể bạn nằm xuống và hưởng thụ, mà là tâm nằm xuống, không làm gì, không tạo ra gì - tâm đã được làm cho tĩnh lặng và dừng lại. Khi thực chứng điều đó, bạn biết “lười biếng” thực sự chính là sự tĩnh lặng của tâm, là các trạng thái thiền sâu kéo dài, trong ấy mọi thứ bất động. Đây là trạng thái đáng kinh ngạc, khi 99% cảm giác về cái tôi đã biến mất, Khi có sự tĩnh lặng vững chắc như đá, không lay chuyển. Sau đấy, khi xuất thiền, bạn nhận ra ý muốn đã tĩnh lặng, bởi chỉ khi ý muốn đã lặng hoàn toàn mới có sự bất động. Khi không có chuyển động, ở đó có một trạng thái phúc lạc khó tin - thật tự do. Bạn đã hiểu rằng, sự tác ý là kẻ tra tấn, ngăn cản hạnh phúc và an lạc.


6 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 6

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 6

NẾU MUỐN HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC, HÃY BIẾN MẤT

Khi tu tập theo con đường này, bạn đang biến mất từ từ. Nếu hiểu ý tưởng về sự tiêu tan và biến mất, hay nói cách khác, sự tĩnh lặng và an bình, bạn đang bắt hiểu về anatta, Vô ngã. Đó là bởi bạn càng lắng dịu thì càng ít tồn tại, càng ít có cảm giác về “cái tôi”. Điều này có vẻ lạ lùng, nhưng thật ra rất đẹp đẽ. Trên thực tế nó là hạnh phúc đích thực duy nhất có ở đó, bởi lẽ càng buông bỏ cảm giác về một “cái tôi”, bạn càng giải thoát khỏi khổ dưới mọi hình tướng của nó. Và chính sự nghiêng về giải thoát khỏi khổ sẽ dẫn bạn tiến xa hơn trên chặn đường đạo pháp. Nó có thể mất nhiều năm hoặc chỉ vài năm, nhưng cuối cùng, duy nhất có ý nghĩa để làm là kiên nhẫn đi trên con đường, tìm sự giải thoát trong hạnh phúc, có được bởi những gì biến mất.

Trong đời sống tu sĩ, một phần của sự biến mất ấy là không có bất kỳ dấu hiệu nào để tách biệt các tu sĩ. Chúng tôi có khuynh hướng giữ im lặng. Tại sao mọi người nói chuyện? Họ nói chuyện để có thể bắt đầu bằng danh xưng “Tôi…”. Khi yên lặng, chúng ta biến mất, tan vào hậu cảnh cho đến khi hầu như không còn ai biết ta ở đó, kể cả bản thân ta. Càng biến mất, bạn càng hạnh phúc; càng tiêu tan, bạn càng trải nghiệm niềm vui; càng ít tồn tại, bạn càng cảm thấy nhiều phúc lạc. Điều này khiến cho bạn biết Pháp rốt cục là gì. Nhưng lời nói chẳng thấm vào đâu so với mức độ sâu xa mà khi trải ngiệm mang lại.


4 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 5

CẢM GIÁC VỀ "CÁI TÔI" LÀ VẤN ĐỀ GỐC RỄ

Luân hồi thật đáng sợ. Bạn không có thời gian để lãng phí đâu, đừng làm việc tào lao. Nếu bạn đã bắt đầu buông bỏ mà lại có ý định trở lại các tham luyến thế gian, đó là một điều hoàn toàn điên rồ. Thứ duy nhất nên làm là tiếp tục tu tập và chỉnh đốn lại hành động. Không chỉ là việc đạt được thiền định hay trở nên tĩnh lặng, mặc dù đó cũng là một phần cốt yếu. Vấn đề thực sự là thấy được và hiểu được con người bên trong này là ai, hay đúng hơn, nó là thứ gì. Cái gì luôn tạo ra sự kích động, luôn đến và đi? Cái gì thất vọng? Cái gì suy nghĩ? Cái gì bực bội, cái gì giận dữ? Cái gì là nguồn gốc của vấn đề này? Hãy liên tục nhìn theo hướng người trải nghiệm: cái gÌ cảm thấy đau đớn hay dễ chịu? Ý muốn đến từ đâu khi “tôi” chọn thứ gì đó? Khi tâm xáo động và tìm kiếm thứ gì đó, thực ra cái gì đang tìm kiếm? Bạn càng sử dụng tĩnh lặng đã trau dồi trong thiền định để tìm hiểu quá trình ấy, nó càng trở nên rõ ràng hơn.

Hãy cẩn thận, đừng nhìn ra đâu đó ngoài kia thay vì nhìn vào trong này, vào những gì bạn đang dính mắc, vào cái gì đang có sự dính mắc. Hãy nhìn vào nơi những thứ này bắt nguồn, cụ thể, tập trung vào các mối quan hệ nhân quả. Ý nghĩ đến từ đâu? Quán sát liên tục và bạn sẽ thấy, chúng đến từ cảm giác về nhân dạng bản thân và ham muốn của bạn nhằm hỗ trợ, tạo dựng nhân dạng ấy, một cảm giác về "cái tôi" hiện hữu. Không phải là “Tôi suy nghĩ, nên tôi tồn tại”, mà ngược lại: bạn muốn tồn tại, nên bạn suy nghĩ. Bạn dịch chuyển để tạo ra thế giới, tạo ra nhân dạng của mình. Rồi bạn chìm đắm vào nó.

Khi bạn tạo ra thứ gì đó, ban đầu nó đẹp đẽ; nhưng giống như trong câu chuyện cổ tích, mọi tạo tác cuối cùng quay ra chống lại người tạo ra chúng. Tôi đã làm rất nhiều để xây dựng tu viện Bodhinyana, và cũng có thể nói nó là tạo tác của tôi. Nhưng nếu tôi không cẩn thận, tạo tác này kết cục có thể chi phối tôi: tôi sẽ ngày đêm lo nghĩ về tu viện. Nếu bạn tìm được người bạn đời, ban đầu bạn nghĩ bạn sở hữu người ấy, nhưng sau một thời gian, bạn phát hiện người ấy sở hữu bạn. Khi bạn đã đánh mất quyền năng và tự do, tạo tác của bạn sẽ dần dần bào mòn bạn. Vậy nên thay vì tạo ra, thay vì muốn tồn tại, hãy khát khao sự tĩnh lặng. Khi bạn trở nên lắng dịu và bình an, tâm cũng trở nên phẳng lặng, không va đập, không vấn đề, không khổ, không có nhu cầu tạo dựng một cảm giác nhân dạng cho bản thân. Bạn làm mọi thứ lắng xuống bằng cách tĩnh lặng sự tạo tác. Khi sự thèm khát, ham muốn và chọn lựa đã tan đi, sự hiện hữu về "cái tôi" cũng biến mất.


HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 4

KHỔ LÀ VẤN ĐỀ

Đức Phật đã từng nói: “Khổ phải được thấu hiểu trọn vẹn”. Hầu hết mọi người cho rằng chấm dứt ý thức là một kiểu tự sát tinh thần. Nhưng mấu chốt là ở chỗ, nếu không làm vậy, bạn chịu khổ chẳng khác nào trong địa ngục. Bạn có một lựa chọn: có thể tiếp tục khổ, hoặc thành tựu niết bàn. Khi hiểu bốn chân lý cao quý và nỗi khổ cố hữu của sự tồn tại, bạn thấy rằng niết bàn thực sự là lựa chọn duy nhất.

Khi sự thèm khát bộc lộ, khổ nảy sinh. Khổ là một vấn đề mà bạn cảm thấy buộc phải làm điều gì đó, nó khiến bạn dịch chuyển từ chỗ này đến chỗ kia. Khổ điều khiển thế gian chạy lòng vòng - nếu bạn không khổ, nếu hoàn toàn mãn nguyện, bạn đã không cần dịch chuyển. Điều đó lý giải tại sao càng hài lòng và hạnh phúc, bạn càng tĩnh lặng. Lý do các trạng thái thiền lại là những trạng thái tĩnh lặng như vậy là bởi có sự an lạc lớn đến mức không có nhu cầu dịch chuyển, không có nhu cầu tìm hạnh phúc ở đâu khác. Mức độ dịch chuyển về cơ thể hoặc tinh thần chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang chịu khổ như thế nào. Nếu càng khổ, bạn càng bất an. Nếu không có hay rất ít khổ, bạn có thể ngồi hàng giờ, an bình và tĩnh lặng. Tại sao? Vì khi không có vấn đề thì không có gì để làm.

Vậy khổ là thứ khiến bạn tiếp tục đi từ chỗ này tới chỗ kia, từ tái sinh này tới tái sinh khác, cố gắng làm một thứ gì đó. Cố gắng tìm ra một giải pháp cho khổ chính là ý nghĩa của cuộc sống, nhưng sự chấp dứt khổ không thể tìm được trong thế gian hay luân hồi. Không có cõi trời hay cõi an lạc nào bạn có thể sống hạnh phúc mãi mãi; và nếu suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ thấy một cõi vui sướng như vậy về bản chất là không thể tồn tại. Hãy lấy những thỏa mãn cao nhất trong đời làm ví dụ: nếu lúc nào cũng chìm đắm trong nó, sau một thời gian bạn trở nên chán. Nó chỉ là một thứ lặp đi lặp lại. Bạn không thể lúc nào cũng chỉ có vui, vì bất kỳ niềm vui nào cũng phụ thuộc vào thứ đến trước nó. Nếu xem xét kỹ vui là gì, bạn sẽ thấy nó chỉ là sự ngừng lại của hai thời khổ. Lý do bạn vui sướng tận hưởng thức ăn ngon là vì trước đó chưa ăn một thời gian, và sau đó không ăn. Nếu cứ tiếp tục nhồi nhét thức ăn ấy hai mươi bốn giờ mỗi ngày, liệu bạn còn dám nghĩ đến việc thưởng thức món ăn đó nữa không? Một cõi trời chỉ có vui vẻ kéo dài mãi đơn giản không thể tồn tại, bởi bạn chỉ cảm nhận được niềm vui khi đã trải qua khổ trước đó. Nói cách khác, không bao giờ có sự hài lòng hoàn toàn và bất biến trong thế gian này.

Nếu bạn hỏi mọi người liệu họ có thật sự hài lòng không, đừng vội tin câu trả lời của họ. Hãy quan sát để thấy họ đã thật sự tìm được sự diệt khổ chưa, hay chỉ đang tạm trốn tránh nó một lúc? Tôi gặp những người bệnh, những người sắp chết, những người gặp đủ thứ vấn đề bạn có thể hình dung ra. Tôi cũng gặp những người hạnh phúc, nhưng tôi biết, đó chẳng qua chỉ là sự tạm dừng giữa hai thời khổ. Dù cuộc đời họ có vui vẻ bao nhiêu, thì cuối cùng, họ cũng sẽ mắc bệnh, đau đớn và chết. Một số người có tuổi thơ hạnh phúc, nhưng lớn lên có thể sẽ rất khổ sở. Những người có tuổi thơ như địa ngục, và trong kiếp sống tiếp theo họ có thể gặp lại những bậc cha mẹ tồi tệ như thế, thậm chí còn tệ hơn. Kiểu suy ngẫm này có lẽ đủ để khiến bạn sợ tái sinh. Bạn thông minh, tạo thiện nghiệp trong đời này không có nghĩa trong tương lai sẽ được giải thoát khỏi khổ. Ai cũng có một kho chứa khổng lồ cả nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu; tương lai luôn không có gì chắc chắn.

Một trong những lời dạy của Đức Phật mà tôi ưa thích là ẩn dụ về cây gậy. Lần đầu tiên đọc, tôi gần như rùng mình vì sợ. Ẩn dụ này nói rằng nghiệp chín muồi lúc lâm chung cũng không chắc chắn, y như đầu nào của cây gậy sẽ tiếp đất trước nếu nó bị quăng lên không trung. Một cây gậy có thể có đầu nặng đầu nhẹ, và đầu nặng có khả năng tiếp đất trước hơn. Nhưng dù đầu nặng có nặng thế nào thì luôn có khả năng đầu nhẹ sẽ chạm đất trước. Tương tự, dù bạn tạo ra rất nhiều nghiệp tốt bằng cách rộng lượng, giữ giới, nhân từ, thanh tịnh và hành thiền, luôn có khả năng nghiệp xấu sẽ chín muồi lúc lâm chung. Mỗi người đều lưu giữ các nghiệp xấu - nếu không phải đời này cũng từ những kiếp trước. Ngay cả nếu nghiệp xấu không chín muồi lúc bạn qua đời lần này, chừng nào còn ở trong luân hồi, cuối cùng bạn vẫn phải nếm lấy cái khổ không kể xiết ở lần tiếp theo - trong địa ngục, trong cảnh giới súc sinh, và trong hoàn cảnh khó khăn nếu làm người. Bạn chỉ an toàn nếu thấu tỏ vô ngã và trở thành người nhập lưu.


3 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 3

BUÔNG BỎ Ý THỨC

Bước tiếp theo - mà đây là bước quan trọng, vì nhiều người bị kẹt trong giai đoạn này - đó là nhìn nhận tâm (citta) chỉ như nó là. Giống như năm thức trước, nguyên nhân của thức thứ sáu - tức ý thức - là danh sắc (namarupa). Đây là điều Xá-Lợi-Phất mô tả trong ẩn dụ về hai bó cỏ tranh đặt tựa vào nhau. Danh sắc và ý thức dựa vào nhau: nếu lấy một thứ đi, bạn cũng lấy mất chỗ dựa của thứ kia, nên nó cũng biến mất. Ý thức không thể hoàn toàn tự nó hiện diện, không nhận biết điều gì. Nếu danh sắc biến mất, ý thức cũng mất theo. Khi đi vào các trạng thái thiền sâu, bạn bắt đầu thấy những phần ý thức mất dần. Một khi thực chứng điều này, bạn sẽ không kẹt lại ở sơ thiền vì biết rằng ngay cả ý thức cũng không liên quan tới mình.

Trong kinh Chính Tri Kiến (Sammaditthi Sutta), Xá-Lợi-Phất nói rằng thức bao bồm sáu loại, nó có nguyên nhân, và nó có diệt trừ. Ngài cũng nói con đường dẫn tới sự diệt trừ của thức là Bát Chánh Đạo. Vì vậy, sự kết thúc của khổ bao hàm sự kết thúc của ý thức. Chỉ ra như vậy, Xá-Lợi-Phất đang thực sự khẳng định toàn bộ ý nghĩa của Pháp. Mất đi cảm giác về bàn tay là một chuyện, giống như người phụ nữ trong câu chuyện tôi vừa kể đã trải nghiệm nhiều năm trước; nhưng mất đi ý thức là một chuyện khác - nó thật sự thấu tận cốt tủy. Như Đức Phật nói, đây là một phần của diệt khổ. Nó khiến cho chúng ta chú ý đến sự thâm thúy trong lời dạy của Ngài.

Và không chỉ ý thức chấm dứt, cả cảm giác và tất cả những nhân tố duyên khởi khác nữa. Đức Phật nói, nếu bạn tu tập Bát Chánh Đạo, nó dẫn tới sự chấm dứt của mọi cảm xúc, mọi đau đớn, dễ chịu, và thậm chí cả cảm giác bình thường hay sự bình thản. Mục đích của Phật giáo rõ ràng là không phải để đạt được một trạng thái phúc lạc hay thư thái nào đó mãi mãi, mà là Đại Bát Niết Bàn (parinibbana), niết bàn tối thượng. Bạn có thể cho rằng điều này xem ra quá nhiều, nhưng vấn đề là ở chỗ, bạn không đánh mất thứ gì cả; vì ngay từ đầu đã chẳng có “cái tôi” nào để sở hữu một thứ gì. Toàn bộ ảo tưởng về “cái tôi” ấy, giờ đây được thấy chỉ là quá trình của nhân quả. Bạn đang trải nghiệm với tâm sáng tỏ nhất có thể, rằng ở đây không có người nào cả, và phúc lạc tuôn trào trên con đường tới niết bàn của bạn.


2 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

BÀI 2

TÍNH CHẤT VÔ NGÃ CỦA NĂM CĂN

Khi hành thiền, bạn có thể thấy mình thiếu năng lực buông bỏ. Tại sao bạn không thể lờ đi một cơn ngứa hay cái đầu gối đau? Tại sao bạn không thể xả bỏ âm thanh? Tại sao bạn không thể dừng tâm trí bất an? Tại sao bạn không thể xả bỏ quá khứ hay tương lai? Thay vì cố trở nên tĩnh lặng, hãy hiểu tại sao bạn không tĩnh lặng. Cái gì là nguyên nhân bất an, nó đến từ đâu? Hãy nhớ đây là con đường của Đức Phật, con đường nhận thức. Bạn sẽ không có năng lực buông xả bằng sức mạnh ý chí; mà chỉ bằng cách hiểu sự vệc, tìm về nguồn gốc của chúng, bạn mới có thể buông bỏ chúng. Điều gì gây nên sự bất an? Tất nhiên có nhiều kiểu nguyên nhân, nhưng nếu tiếp tục đào sâu hơn để tìm hiểu, bạn sẽ thấy rốt cuộc mọi thứ đều quy về một nguyên nhân, đó là cảm giác có một “cái tôi”, cảm giác về cái tôi không thay đổi.

Chúng ta không thể buông bỏ vì đang bám chấp vào thân và tâm: chúng ta nghĩ mình sở hữu chúng. Chúng ta cũng không sẳn lòng bỏ chúng đi. Hãy nghĩ xem, buông bỏ thứ gì đó không thuộc về mình thì dễ dàng như thế nào. Nếu thứ gì đó không liên quan đến bạn và nó đi mất, thì chỉ vậy thôi - nó đi mất. Nếu bạn không sở hữu ý thức, nếu bạn không nghĩ ý thức là tài sản quan trọng nhất của mình, bạn sẽ không bận tâm khi ý thức bắt đầu tan biến trong thiền định. Nếu nhĩ thức tan biến đi và bạn không nghe thấy gì, bạn không có khuynh hướng báo động cho tâm trí để bật thính giác lên, bạn đơn giản không quan tâm; bạn đã xả bỏ nó. Khi các bộ phận trên cơ thể biến mất khiến bạn không thể cảm thấy chúng, bạn cũng không quan tâm. Bạn không bật các giác quan lên, bởi bạn gần như sẳn sàng hiện hữu khi không có chúng.

Ban đầu, điều này có nghĩa là nằm ngoài vùng dễ chịu của bạn, bởi lẽ sự trải nghiệm thông qua các giác quan như thông thường không còn với bạn nữa. Nhưng bạn sẵn lòng đi tới đó  bởi có lòng tin, bởi bắt đầu hiểu rằng các giác quan không thuộc về bạn. Càng hiểu rằng năm thức, tức nhận thức thông qua các giác quan, không phải là mình, bạn càng bớt lo lắng về chúng. Nhưng nếu vẫn nghĩ mình sở hữu những món này, chúng ta sẽ sử dụng chúng để tạo dựng cảm giác về nhân dạng của mình. Chúng ta nghĩ mình tồn tại thông qua các hoạt động, các trải nghiệm giác quan cho ta cảm giác về sự tồn tại. Phải có lòng tin và một chút kiên nhẫn mới trừ bỏ được lớp vỏ bên ngoài do năm căn tạo thành. Khi các thức bắt đầu tan đi, toàn bộ nhận thức của chúng ta thay đổi: chúng ta không còn sống trên thế gian. “Sống trên thế gian” không có nghĩa là thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà nó có nghĩa là sống trong cảnh giới của năm giác quan: nhìn, cảm nhận, lo lắng, hay bận tâm đến bất kỳ đối tượng nào của giác quan.

Tôi nhấn mạnh điều này bởi lẽ, nếu bạn thấy mình không phải là năm thức, rằng chúng không liên quan tới bạn, vậy rõ ràng chúng không chịu sự kiểm soát của bạn. Quá nhiều người dành cả đời cố gắng để không thấy những thứ xấu xí, không muốn nghe những lời gay gắt, hoặc không có trải nghiệm đau thương. Họ sẽ làm hầu như mọi việc để tránh các đau đớn cơ thể - nhưng họ không bao giờ thành công. Họ không làm được vì những trải nghiệm khó chịu là do các nguyên nhân tự nhiên hoặc nghiệp. Nguyên nhân gây ra tuổi già, bệnh tật và cái chết là do đã sinh ra ở đời. Bạn đã được sinh ra, vậy nên bạn mắc kẹt: bạn sẽ trải qua đau đớn, tuổi già, bệnh tật, trở nên yếu ớt và chết. Do không thể thoát được những thứ này, bạn cần chấp nhận chúng và buông bỏ sự vật lộn.

Khi hiểu rằng các giác quan không liên quan đến mình, tự nhiên bạn không còn quan tâm về chúng, bạn để chúng biến mất, kể cả những nhức mỏi và đau đớn. Làm sao đang bị đau khủng khiếp mà vẫn cười được? Nếu các giác quan không dính tới bạn, vậy cơn đau cũng thế. Và nếu cơn đau không dính tới bạn, vậy nó không quan trọng với bạn, và bạn có thể bỏ mặc nó. Bạn chỉ chú ý đến điều gì bạn cho là quan trọng.

Thật thú vị khi tìm hiểu xem điều gì mọi người cho là quan trọng. Khi người ta xem bóng đá hay một bộ phim trên tivi khi họ đang ăn, họ ăn những cái gọi là “bữa tối tivi”, nhưng thậm chí họ không cảm thấy hương vị của thức ăn. Chúng đơn giản không quan trọng với họ: trận bóng đá hay bộ phim mới là điều quan trọng. Thậm chí họ không biết mình đang ăn gì. Liệu bạn có thể đang ăn mà quán sát hơi thở với sự tập trung như vậy không, đến nỗi không biết mình đang ăn gì không? Liệu bạn có thể suy ngẫm về Tam Pháp Ấn, tức ba tính chất vô thường, khổ, vô ngã đến mức không để ý đến hương vị của thức ăn không? Lý do bạn để ý đến điều gì đó vì nghĩ nó quan trọng. Và lý do nó quan trọng với bạn là bởi các trải nghiệm giác quan tạo dựng một cảm giác về “cái tôi”, một cảm giác về nhân dạng, một cảm giác về sự tồn tại. Nhưng trong tu tập Phật giáo, bạn đang đi theo hướng ngược lại. Khi suy ngẫm và hiểu những lời dạy của Đức Phật trong kinh Chính Tri Kiến (Sammaditthi Sutta) hay kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta), bạn nhìn nhận sự vật theo một cách khác. Năm giác quan không liên quan gì đến bạn - chúng được kích hoạt do các nguyên nhân, nghĩa là chúng có thể được tắt đi khi các nguyên nhân ấy diệt trừ. Khi chúng tắt đi, đó chẳng phải điều gì to tát - bạn không cần bận tâm. Bạn không kích khởi chúng lại; bạn xả bỏ chúng.

Nếu năm giác quan biến mất trong một thời gian dài, bạn có thể nhập các giai đoạn thiền. Công thức trong tiếng Pali để đạt sơ thiền có câu vivicc’eva kamehi, nghĩa là xa lìa, tách biệt, rời khỏi hoạt động của năm căn. Bạn không thể cảm thấy cơ thể bởi trong suốt thời gian ở trạng thái sơ thiền, năm căm tách rời khỏi tâm. Bạn thấy năm căn không phải là mình, đây là một tri kiến quan trọng, bắt đầu xác nhận lời dạy của Đức Phật về vô ngã. Nếu vẫn chưa thực chứng trạng thái thiền ấy, nếu chưa xả bỏ được đến mức ấy, hãy tự hỏi tại sao. Nguyên nhân nào khiến bạn bận tâm tới cơ thể, tới âm thanh, cảm giác, tưởng tượng, mơ mộng, những đối thoại bên trong? Hãy nhắc bản thân nhớ rằng tất cả những thứ này đều nằm trong cảnh giới của năm căn, bởi vậy không liên quan gì đến bạn. Do các nguyên nhân mà nhận thức thông qua các giác quan còn tiếp tục, mà một trong các nguyên nhân chính là sự quan tâm, dính mắc vào nó - hay nói cách khác, sự trói buộc. Vậy hãy cắt đứt và xả bỏ nó.

Hãy nhớ sự trói buộc giống như sợi dây: một đầu là những gì bạn đang dính mắc vào, và đầu kia là đối tượng của sự dính mắc. Thường khi nói về trói buộc, chúng ta thường nói mình bị trói buộc vào một đối tượng nào đó nhưng quên mất cái gì đang bị trói buộc vào những đối tượng ấy. Điều gì ở đầu dây kia? Nó là sự đồng nhất của bạn với sự việc. Vấn đề là “cái tôi” bên trong: tôi cần ngủ, tôi cần làm gì đó, tôi cần nghe nhạc - tôi cần… Nếu thiền của bạn không đủ sâu, đó là bởi “cái tôi” đang bám lấy năm thức.

Sự thành công trong thiền không chỉ là vấn đề quán sát hơi thở hết giờ này đến giờ khác, tìm ra một nơi yên tĩnh, kiểm soát nhiệt độ trong phòng. Các điều kiện vật lý có thể hoàn hảo, nhưng thế không đủ - một thứ khác vẫn còn thiếu. Đó là gì? Thứ khác đó chính là nhận thức sâu sắc rằng năm căn không liên quan gì đến bạn. Nếu thấy chúng không phải là việc của bạn, bạn không còn vướn bận với chúng, và rồi bạn từ bỏ chúng, thấy chúng tan đi. Khi chúng tan đi, bạn có được một tri kiến quan trọng: phúc lạc của thiền khởi lên bởi toàn bộ khổ - mà ở đây là năm thức - đã biến mất.


1 thg 9, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 9 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 9

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT

Khi Đức Phật có bài thuyết pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, tôn giả Kiều Trần Như (Anna Kondanna) đã chứng đắc quả vị Nhập lưu (stream-winner). Trọng tâm chủ yếu của kinh này là giải thích phạm vi của khổ, hay như Đức Phật nói: “Khổ nên được hiểu rõ”. Trong năm người lắng nghe bài pháp ấy, chỉ có Kiều Trần Như thấu đạt trọn vẹn. Biết đầy đủ về khổ là một điều khó - chúng ta, một cách tự nhiên, cưỡng lại thực tế này. Do vậy, tôi cho rằng sẽ dễ thành tựu nhập lưu hơn bằng cách tập trung vào vô ngã và nguồn gốc của con người chúng ta nghĩ “tôi” là.

BÀI 1

MỌI THỨ ĐỀU TÙY THUỘC

Trong kinh Chính Tri Kiến (Sammaditthi Sutta), Tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta) tìm ra cách giảng giải ý nghĩa của vô ngã. Dựa trên khuôn khổ Bốn Chân Lý cao quý, ngài đi qua mọi khía cạnh có thể có của thân và tâm, cho thấy làm thế nào từng khía cạnh ấy hoàn toàn tùy thuộc vào một nguyên nhân, và giải thích làm thế nào để từ bỏ nguyên nhân ấy. Tính chất tùy thuộc sâu xa này có nghĩa là mọi thứ đều có nhân duyên: không có cái ngã thường hằng nào, cũng không có thứ gì khác thường hằng. Khi thấy được mọi thứ đều có nguyên nhân hay một nguồn kích hoạt, một cơ sở để từ đó chúng khởi lên, bạn cũng thấy một khi nguyên nhân bị diệt trừ, bản thân sự vật ấy biến mất.

Cũng trong kinh trên, Xá-Lợi-Phất giải thích tính chất duyên khởi, cho thấy bằng cách nào ngay cả tâm thức cũng có một nguyên nhân, và nếu không có nguyên nhân ấy, sẽ không có tâm thức. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ, bởi trên thực tế tất cả mọi người - ngoại trừ những vị thánh - đều cho rằng tâm thức, hay người biết, là “cái tôi”. Và do đồng nhất với “cái tôi”, họ bám chấp nó, không rời bỏ nó.


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...