25 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

Bạn có thể nắm bắt phần lớn về Pháp bằng cách đọc sách hay nghiên cứu kinh văn. Đó là điều quan trọng, nhưng nó chỉ cho bạn cái nhìn bên ngoài. Điều bạn thật sự cần là tự thấy tâm mình hoạt động ra sao. Bạn cần dựa vào trải nghiệm trực tiếp để hiểu sự thất vọng, buồn chán, bất an và các phẩm chất tốt như tĩnh lặng đến từ đâu. Hiểu được tiến trình này, tri kiến của bạn tăng trưởng. Nhưng được tới đó, bạn phải thành tựu trạng thái tâm tĩnh lặng và an bình. Sự an bình và tĩnh lặng càng sâu, bạn càng hiểu được thực chất của mọi sự vật.

BÀI 1

THẤU HIỂU NHÂN QUẢ

Với những người chưa trải nghiệm thiền sâu, một so sánh hữu ích để giúp bạn suy ngẫm và trường hợp một người tháo tung chiếc đồng hồ để xem nó hoạt động ra sao. Một khi đã tháo chúng ra, có trong tay từng bộ phận, anh ta có ý tưởng sơ bộ về cách thức nó vận hành. Vậy nếu bạn đang có vấn đề với việc tu tập của mình, chẳng hạn những ý nghĩ tán loạn khiến bạn bực bội, cũng đừng lo lắng, bởi điều này  cho bạn cơ hội tìm hiểu tâm mình hoạt động ra sao. Hiểu điều này cũng là hiểu cơ chế nhân quả của thân tâm con người.

Nhưng hãy nhớ: để có hiểu biết thật sự, bạn cần an bình và tĩnh lặng. Có một ẩn dụ quen thuộc về con nòng nọc trong hồ: Nếu bạn sinh ra trong nước, dành toàn bộ cuộc đời trong nước, có thể bạn không biết nước là như thế nào. Chỉ khi nòng nọc trở thành một con ếch và ra khỏi mặt nước, nó mới hiểu nước là gì. Cũng tương tự, chỉ khi mọi thứ bắt đầu biến mất trong trạng thái thiền sâu, bạn mới hiểu chúng là gì. Chính sự tĩnh lặng của tâm và kết quả của nó, mọi thứ biến mất, là điều đem lại tri kiến lớn. Thực vậy, một trong những từ đồng nghĩa với niết bàn là đoạn diệt, hay tĩnh hóa tất cả các hành, đoạn trừ mọi thứ. An định tất cả các hành là một khái niệm tuyệt vời mà chúng ta tập trung vào. Đây chính là ý nghĩa của niết bàn - làm cho tĩnh lặng, an bình, yên ổn, làm tĩnh lặng mọi hành. Trong trường hợp này, thuật ngữ hành (sankhara) nói tới các tác động do thân, khẩu, ý tạo ra - hay nói cách khác, điều bạn trải qua như một kết quả của nghiệp quá khứ. Nhưng hành cũng có thể nói tới toàn bộ quá trình gây ra sự tạo nghiệp, nghĩa là các hành động có chủ ý của thân, khẩu, ý. Vì vậy, hành có cả nghĩ chủ động lẫn nghĩ thụ động.

Một khi hiểu rằng hoàn cảnh hiện tại của bạn do các nguyên nhân tạo ra, bạn có thể đưa hệ thống nhân quả ấy theo hướng bình an, tĩnh lặng, giải thoát, tự do và giác ngộ. Để làm lắng dịu những hành thụ động ấy, bạn phải làm lắng dịu hành chủ động, hay nói cách khác, quá trình mà dựa vào đó các hành thụ động được tạo ra. Điều này có nghĩa là tĩnh hóa sự tác ý, làm tĩnh hóa các ý chí, bao gồm toàn bộ quá trình kiểm soát và thực hiện, sử dụng trí huệ để an định ham muốn, không vật lộn với nó, chấp nhận khoảnh khắc hiện tại như nó là. Bạn mở rộng cánh cửa trái tim trước khoảnh khắc này dù nó là gì: bạn hài lòng, không đòi hỏi, dễ thỏa mãn và hạnh phúc vì ở ngay đây. Chỉ cần suy nghĩ bằng lý trí cũng thấy việc đó không khó thực hiện đến vậy: khoảnh khắc hiện tại đằng nào cũng ở đây, và vì thực tế bạn không thể thay đổi nó, sao không chấp nhận nó?

BÀI 2

AN ĐỊNH Ý CHÍ VÀ GIẢM TRỪ CẢM GIÁC VỀ BẢN NGÃ

Khi cưỡng lại khoảnh khắc hiện tại, bạn đang làm một điều sai: bạn đang khuyến khích ý chí và làm nó mạnh hơn. Ý chí mạnh hơn nghĩa là bản ngã mạnh hơn, cảm giác về cái tôi mạnh hơn. Nhưng nếu ý chí yếu đi, bản ngã sẽ suy giảm và khi ý chí bị diệt trừ, bản ngã được tịnh hóa và một phần lớn của bạn biến mất. Cảm giác “cái tôi” biến mất chính là ý nghĩa của vô ngã, anatta. Cảm giác về cái tôi vừa là người mà bạn nghĩ là mình trong mối quan hệ với người khác, tức bản ngã bên ngoài, và quan trọng hơn, đó là cốt lõi của bản ngã, hay người mà bạn nghĩ mình thực sự là bên trong. Xét cho cùng, mọi cái móc để bạn có thể treo cái mũ “tôi” hoặc “ngã” lên đều hoàn toàn bị gỡ đi. Vì vậy mà Đức Phật nói chỉ một số ít người hiểu an định tất cả các hành, bởi lẽ nó khiến hầu hết mọi người sợ.

Thấy cảm giác về cái tôi biến mất, đó là một cuộc vật lộn trong những năm đầu của đời sống tu tập. Nó đi ngược hoàn toàn với khuynh hướng thế gian, bởi hầu hết mọi người lại đang kiếm một nhân dạng rõ ràng nào đó dựa vào tên, tuổi, tiểu sử, bảng đánh giá, địa vị, giới tính và kỹ năng của mình. Bạn đã làm việc cật lực để làm hài lòng người khác, đã được tạo ra một cái tôi có thể chấp nhận được với thế giới. Bạn có ý tưởng rõ ràng mình là ai. Bạn có cảm giác là một thực thể có thực chất, và giờ đây bạn được dạy phải phá bỏ nó đi. Cứ như thể bạn đã phí thời gian cho những thứ trước đó của mình. Quả thực, nhìn lại quá khứ, giờ đây tôi đã biết mình phí thời gian khi cố gắng trở thành ai đó bằng cách nỗ lực. Bạn có lẽ đã từng trải qua điều ấy. Và giờ đây, khi bạn đang cố gắng biến mất, đó là nghiệp mà bạn phải đối mặt.

Nhưng hãy nhớ, bạn không thể biến mất bằng một hành động ý chí, chẳng hạn, “Tôi sẽ không ở đây thêm nữa; đây là đời sống cuối cùng của tôi”. Bởi lẽ, ý muốn là thứ định hình bản ngã, dẫn đến việc ngay cả sự thèm khát không tồn tại, trên thực tế cũng duy trì cảm giác về cái tôi của bạn. Giống như mọi ý muốn, ý muốn không tồn tại cũng là một hành, và mọi hành tạo thêm nhiều thứ trong tương lai. Bạn không bao giờ chấm dứt sinh tử bằng cách ấy. Cách duy nhất để thực hiện là đi trên con đường của đạo pháp. Bằng cách hành trì và đào sâu vào thiền định, qua từng giai đoạn, cảm giác về cái tôi, về bản ngã của bạn bắt đầu tan biến.

Thiền định là pháp môn căn bản trong “tam vô lậu học” (ba môn học xóa bỏ phiền não) của con đường tu tập Phật giáo, mà ngay cả giới hay thậm chí tuệ cũng có thể coi là nhân tố bổ trợ. Định là pháp môn trung tâm, bởi lẽ bạn học cách làm lắng dịu tâm, bạn cũng học cách làm biến mất dần, tan biến dần. Tất nhiên lúc đầu sẽ khó mà tan đi - bạn muốn “hiện hữu”  vì đó là mục đích duy nhất trong vô số kiếp sống của bạn. Đây là lý do tại sao cuộc sống tu tập được đặt ra để giúp bạn biến mất; nó giúp bạn nghiêng về hướng ấy. Ngay cả những người cùng tu tập với bạn có thể cũng không biết tên bạn. Bạn có biết tên mình không. Tên bạn là năm uẩn, là sáu căn; tên bạn là vô thường, khổ, vô ngã.

Hiểu điều ấy, bạn sẽ hiểu rằng dịch chuyển về phía biến mất là đang đi đúng hướng. Và trong quá trình tu tập, bạn sẽ thấy dù chỉ một chút của mình biến mất, bạn cũng có được nhiều bình an hơn, nhiều tự do và hạnh phúc hơn. Chính niềm vui và hạnh phúc ấy, cảm giác tự do và sự thật sâu xa ấy là những thứ giữ bạn đi sâu hơn về phía tĩnh hóa mọi hành. Ngay cả nếu mới tĩnh hóa chúng được một chút, bạn cũng cảm thấy mình đang đi đúng đường.

BÀI 3

AN ĐỊNH MỌI VẬT VÀ CHÚNG BIẾN MẤT

Gần đây, tôi được hỏi về ý nghĩ của “tín”, saddha, lòng tin hay sự tin tưởng. Ý nghĩa của tín mà tôi nói tới là: lòng tin vào sự chấm dứt của mọi hành, lòng tin của sự đoạn diệt, lòng tin vào niết bàn. Không hẳn là lòng tin vào Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng - mà đúng hơn là lòng tin vào những gì Tam Bảo đang chỉ tới. Lòng tin đích thực là tin vào sự đoạn diệt, vào chấm dứt khổ, tin rằng những điều này có thể đạt được. Nếu bạn có lòng tin vào khả năng tĩnh hóa mọi hành, khi ấy khả năng sẽ hiện thực. Làm thế nào có được lòng tin ấy? Nó khởi lên khi bạn tĩnh hóa các hành, khi bạn đi vào cảnh giới thiền sâu và an bình. Cuối cùng, các hành lắng xuống đến độ chúng đơn giản không còn ở đó nữa. Khi đã hoàn toàn tĩnh hóa điều gì đó, bạn làm nó lắng dịu trọn vẹn đến mức nó biến mất.

Cơ thể tôi chẳng hạn là một ví dụ tiêu biểu. Tôi ngày một già hơn, vì vậy khi hành thiền đôi lúc cơ thể đau nhức. Nhưng khi tôi tọa thiền, những cảm giác ấy bắt đầu biến mất. Sau một lúc, toàn bộ cơ thể không còn, và đó là một giải tỏa lớn. Nhiều năm trước, một nữ tu sĩ đã cảm thấy tay mình biến mất - cô không cảm nhận được tay mình. Những hành nhỏ đang được tĩnh hóa. Cô không có sự sợ hãi hay sửng sốt, và khi được hỏi có cảm giác như thế nào, cô nói nó thật tuyệt vời, nó đem lại giải thoát.

Khi những an lạc như vậy xảy đến, bạn có lòng tin về con đường tĩnh hóa mọi thứ và để chúng tan đi. Trong quá trình đi trên con đường ấy, bạn học cách tĩnh hóa thêm nhiều hành nữa. Tại sao phần này hay phần kia của cơ thể biến mất? Nó biến mất bởi vì bạn không còn dính mắc tới nó nữa, không cố gắn thay đổi hay làm cho nó trở nên dễ chịu hay khó chịu; bạn đơn giản quên hẳn nó, để nó như nó là, xa lìa khỏi nó. Điều này giống như cố giữ yên một ly nước. Dù bạn gắng sức thế nào thì nước sẽ không bao giờ tuyệt đối lặng yên. Chỉ khi bạn đặt ly nước xuống - khi bạn buông xả ý chí - nước mới hoàn toàn trở nên yên lặng. Trong thiền, khi mọi thứ trở nên yên lặng, chúng biến mất. Bạn hiểu rằng, khi tĩnh hóa phần chủ động của các hành - tức tạo tác - kết quả của chúng là những hành thụ động sẽ biến mất. Toàn bộ con đường trở thành nghệ thuật làm biến mất dần.

BÀI 4

AN ĐỊNH THỜI GIAN

Thời gian là kẻ tra tấn lớn của con người. Còn bao nhiêu ngày tu tập nữa? Chương này còn bao nhiêu trang nữa? Khi nào tôi có thể đi ngủ? Tôi ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm? Bao nhiêu lâu nữa mới đến bữa ăn? Đến khi nào tôi mới có thể uống một ly trà? Tất cả những lo nghĩ về thời gian hành hạ con người. Bạn cần làm thời gian lắng dịu lại.

Chính ý muốn hay thèm khát là điều kiện tạo ra tương lai, và chính sự sân hận hay nuối tiếc tạo ra quá khứ. Khi bạn buông bỏ ý muốn, thời gian bắt đầu biến mất, và đó là một trải nghiệm đẹp đẽ. Bạn có được tri kiến lớn lao về phi thời gian: bạn hoàn toàn tỉnh thức, và thời gian không còn bao nhiêu ý nghĩa với bạn. Bạn ngồi hai giờ, ba giờ hay năm phút cũng như nhau. Chỉ có một khoảnh khắc, và đó là khoảnh khắc này. Đó là tất cả những gì đang có. Do đã tĩnh hóa các hành chủ động - là ý chí - nên bạn cũng đã tĩnh hóa thời gian. Một khi thời gian đã lắng đọng, bạn có thể hành thiền hai giờ hoặc ba giờ, hết lần này tới lần khác mà không có vấn đề gì. Điều này có thể xảy ra kể cả khi thiền không đủ sâu. Và an định thời gian là một trải nghiệm sâu xa, mang lại sự tưởng thưởng thích đáng: tự do và an lạc.

BÀI 5

AN ĐỊNH DÒNG SUY NGHĨ

Trước khi làm dòng thời gian lắng dịu, bạn cần tĩnh hóa tư tưởng và tâm trí xao nhãng của mình. Để thực hiện, bạn cần một kiểu tác ý tinh tế: chủ ý không làm. Đây là ý muốn nhằm đặt ra cho người gác cửa của tâm. Ít nhất vào lúc đầu, sự kiềm chế này là một kiểu năng lực ý chí, một kiểu kiểm soát. Nó là một nỗ lực bằng ý thức nhằm điều phục tâm, kiềm chế lại các khuynh hướng không lành mạnh của tâm. Bạn vạch ra một ranh giới và đặt người gác ở đó. Bạn giống như người làm vườn, sau khi trồng nhiều cây và hoa, bạn phải canh chừng và bảo vệ chúng để chắc chắn rằng không có gì làm hại chúng. Tất cả những gì bạn cần là đặt sự canh gác với một ý định rõ ràng. Tâm sẽ trở nên tĩnh lặng cũng là lúc người canh gác ở đó, bảo vệ sự tĩnh lặng ấy, chăm sóc nó, phát triển nó. Làm như vậy, những khoảnh khắc an bình không có dòng suy nghĩ xáo động sẽ ngày một dài hơn.

Một thứ mất đi khi bạn dừng suy nghĩ, và thứ ấy là chính bạn. Nhiều người đánh giá bản thân qua trí thông minh của họ, năng lực suy nghĩ rõ rằng và biện luận thuyết phục của họ. Nhưng những gì họ đang làm là dùng mô thức của tư duy để tranh hùng trên võ đài của những khái niệm. Nhưng sự chiến thắng đích thực đến từ chỗ làm mọi thứ lắng dịu. Bạn làm tâm tĩnh lặng đến khi niệm không còn khởi lên nữa. Bạn có sự yên lặng - bạn bình an và tự do.

Dù bạn không thể làm tĩnh lặng dòng tư duy trong thời gian dài, dù nó chỉ kéo dài vài giây, hãy biết nó có cảm giác thế nào. Đi vào khám phá nó, bạn nhận ra nó dễ chịu ra sao. Bạn bắt đầu thấy mỗi lần có một ý nghĩ là mình đang bị quấy rầy. Giống như một người chủ lúc nào cũng sai bảo bạn phải làm gì đó, hay thậm chí hạ nhục bạn. Khi tất cả những thứ ấy tan đi, cảm giác thật dễ chịu. Bạn vui với tâm tĩnh lặng, lòng tin của bạn tăng trưởng. Ban đầu, có thể bạn sợ rằng hình như mình biến mất. Nhưng sau một lúc, bạn thấy việc không suy nghĩ và không kiểm soát vẫn ổn, và thực tế buông xả, biến mất còn tốt hơn nữa. Thậm chí có cảm giác rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, bạn đang có những tri kiến đầu tiên về vô ngã, đoạn diệt và tan biến.

BÀI 6

AN ĐỊNH SÁU CĂN

Khi đã sẳn sàng tiến xa hơn trong thiền định, ngoài việc tĩnh hóa tư tưởng, bước tiếp theo là tập trung. Tại sao phải quán sát hơi thở? Tại sao không ở yên trong khoảnh khắc tĩnh lặng hiện tại, để nó như nó là? Chính vì sáu căn và các đối tượng nhận thức khác nhau của các căn ấy nên bạn liên tục bị tấn công bởi sự xác động mà các giác quan đưa lại. Để làm lắng dịu sáu căn, đầu tiên bạn phải tập trung, gom sáu giác quan lại còn hai: xúc giác (dưới hình thức của hơi thở) và tâm ý. Cuối cùng, bạn buông xả hơi thở, tập trung vào tâm. Sự tập trung vào tâm là một trong những phát hiện vĩ đại của Đức Phật, nó là phần cốt lõi của con đường thoát khỏi luân hồi. Tâm tập trung là nấc thang khác đi lên bậc thang tĩnh lặng.

Vấn đề với sự định tâm không lời trong hình thức thô sơ nhất của nó là ở chỗ, tâm vẫn còn xao động. Đây là bởi tâm luôn bất an, tìm kiếm hạnh phúc lúc thì ở chỗ này, lúc thì ở chỗ khác. Tâm nghĩ rằng trải nghiệm sắp tới sẽ thú vị hoặc hữu ích. Chính sự không mãn nguyện ấy lèo lái cuộc sống của mọi người, khiến họ bối rối, bất an, khiến họ lang thang khắp nơi. Họ tìm kiếm điều gì? Hãy nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy, dù đi đâu, mọi thứ căn bản vẫn vậy. Cây cối giống nhau, con người giống nhau. Sao phải tới nơi này nơi kia? Tại sao người ta muốn là điều đó? Thông thường, nó chẳng qua là có việc gì đó để làm, muốn rằng điều sắp tới sẽ cho cảm giác mình là ai. Chúng ta tìm kiếm nhân dạng của mình trong việc luôn luôn hướng tới điều tiếp theo.

Có một ẩn dụ quen thuộc, mô tả cuộc sống như một chuyến hành trình, còn thiền giống như sự ngừng lại trong chuyến hành trình ấy. Bằng cách ngừng lại, ngồi xuống và tập trung vào hơi thở, bạn có thể vượt qua tập quán của tâm là luôn muốn tới một nơi khác. Nếu đang thực sự quán sát hơi thở, bạn không thể cảm thấy bất kỳ phần nào khác của cơ thể. Bạn không biết nó lạnh hay nóng, có nhức ở chân hay không - bạn không còn cảm nhận những chuyện ấy nữa. Bạn hoàn toàn tập trung vào hơi thở vào ra, không nghĩ đến điều gì khác. Bạn đã buông xả sáu căn - đã tĩnh hóa sự xáo động của tâm, và thói quen hướng đến các căn của nó. Nói cách khác, bạn đã tĩnh hóa bốn giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm. Bạn cũng đã làm tĩnh lặng gần như toàn bộ xúc giác. Tất cả những gì còn lại là hơi thở, và giờ bạn cũng đang làm lắng dịu, cả nó nữa.

Việc tĩnh hóa sẽ không thành công bằng con đường kiểm soát và nắm giữ. Tôi đã thử và thấy không có tác dụng. Nếu cố gắng điều khiển hơi thở, bạn không thể duy trì trạng thái thiền - bạn sẽ trở nên căng thẳng, đánh mất niềm vui của sự tĩnh hóa. Nhưng nếu thực hành đúng, bạn sẽ nhân từ với hơi thở, để quá trình ấy hoàn toàn tự xảy ra. Bạn tĩnh hóa nguyên nhân của tất cả những thứ khác nảy ra trong tâm, cho đến khi tất cả những gì còn lại là hơi thở.

Một điều xảy ra khi bạn chỉ quan sát hơi thở ra vào - đó là trại thái tốt đẹp và bình an. Nếu tiếp tục quan sát, niềm vui sẽ xuất hiện. Tôi gọi đây là hơi thở tốt đẹp. Nó tốt đẹp, mang đến niềm vui và hạnh phúc vì bạn thoát khỏi mọi khổ ải. Đi cùng trải nghiệm này là tiềm năng lớn lao có được tri kiến sâu xa, và bạn nên triệt để khai thác. Làm thế nào bạn có thể hạnh phúc đến vậy chỉ vì quán sát hơi thở, trong khi hầu hết mọi người phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi này nơi kia? Mọi người bận tâm lo lắng về các mối quan hệ, về tiền bạc, về chuyện phải làm việc này việc nọ. Tất cả những gì bạn cần chỉ là hơi thở - và đó là một hơi thở tốt đẹp. Không có gì để làm ngoại trừ nhận biết nó, để nó lắng dịu hơn nữa.

Khi bạn giải thoát khỏi các gánh nặng, hạnh phúc sẽ xuất hiện: Khi mọi khổ ải chấm dứt, bạn tìm được bình an. Trong quá trình từng chút một tĩnh hóa lục căn, bạn lắng dịu, tự do, hạnh phúc hơn, có cảm giác giải thoát lớn hơn. Bạn nhận ra: “Thật kinh ngạc! Con đường Phật giáo tất cả chỉ là sự buông xả, từ bỏ khổ, đạt phúc lạc, và giải thoát”. Và bạn cũng không dính mắc vào phúc lạc mà quan tâm đến con đường tĩnh hóa các hành, bởi bạn biết điều này sẽ dẫn mình đi xa hơn trên con đường giác ngộ. Cho đến lúc này, bạn đã có nhiều niềm vui, hãy xem nó còn có thể vui hơn bao nhiêu nữa. Hãy tin tôi, niềm vui sẽ còn lớn lao hơn những gì bạn có thể hình dung.

BÀI 7

TÂM RỰC RỠ

Hơi thở lắng xuống, cuối cùng bạn buông xả cả việc quán sát hơi thở, và một tâm ảnh đẹp đẽ xuất hiện. Tâm ảnh là gì? Chẳng là gì khác ngoài tâm trong một trạng thái rực rỡ - Trạng thái mà trong kinh văn gọi là pabhassaracitta, tức tâm phát sáng. Nó chính là giác quan thứ sáu được giải thoát khỏi năm giác quan kia, giống như mặt trăng lộ ra từ đằng sau các đám mây. “Giải thoát” nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mây không còn ở đó nữa, năm giác quan đã tĩnh lặng đến mức biến mất, tất cả những gì còn lại là tâm. Bạn không cảm nhận được cơ thể - ngay cả hơi thở cũng không. Bạn không tới được giai đoạn này bằng cách kiểm soát hay bận tâm đến các giác quan, mà bằng cách buông bỏ chúng và chỉ theo dõi hơi thở. Bạn đơn giản đang tập trung vào khía cạnh tốt đẹp của của hơi thở, điều này khiến nó lắng dịu. Bạn đang để toàn bộ quá trình ấy tự xảy ra. Khi ấy chỉ có tâm, citta còn lại.

Tâm ảnh khởi lên trong trạng thái này không chỉ đẹp đẽ mà còn phúc lạc, nó còn đưa đến những nhận thức quan trọng về con đường tĩnh hóa một đối tượng nào đó cho đến khi nó biến mất. Hãy nhớ một ví dụ so sánh về con nòng nọc: chỉ lúc này, khi thân và năm giác quan đã hoàn toàn tĩnh lặng, bạn mới biết chúng thật sự là gì. Chỉ lúc này bạn mới hiểu những gì Đức Phật dạy. Bạn cũng biết tại sao đôi lúc con người cho rằng pabhassaracitta, tâm phát sáng, có nghĩa là “bản tâm”, “bản tính của mọi sự vật”, hay “tâm thức vũ trụ”. Đó là bởi tâm ảnh là một thứ đẹp đẽ phi thường. Nhưng khi đã có tri kiến do trải nghiệm tâm ảnh hết lần này tới lần khác và biết rõ nó, bạn nhận ra sẽ là một sai lầm nếu nghĩ tâm chiếu sáng rực rỡ như một quyền năng cao hơn hay là một thực thể siêu nhiên. Sự chói sáng ấy chẳng qua là bản chất của tâm khi năm giác quan hoàn toàn được an tịnh.

BÀI 8

CÁC TRẠNG THÁI THIỀN: 

HÀNH ĐỘNG BIẾN MẤT LỚN LAO

Tất cả những gì còn lại ở giai đoạn này là tâm, nên bước tiếp theo là an định chính tâm ấy. Tiếp tục tĩnh hóa để xem bạn còn buông xả thêm được bao nhiêu. Khi buông xả tâm ảnh, không kiểm soát nó, bạn đi vào các trạng thái thiền, là các trạng thái phúc lạc đáng kinh ngạc. Một trạng thái thiền là kết quả của sự tĩnh lặng rất sâu của mọi thứ: thân, tâm và quan trọng nhất là ý chí. Ý chí không thể vận hành trong thiền định: nó đã dừng lại. Do ý chí đã dừng, do bạn không nuôi dưỡng nó, nên nó bắt đầu tan biến.

Nếu thực hành thiền đúng đắn, bạn sẽ tiến dần từ thiền thứ nhất đến thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư, rồi đến chứng đắc vô sắc giới, và cuối cùng tới đoạn diệt. Vì ý chí không còn điều khiển tâm, nó bắt đầu mất đà từ quá khứ, mà chính đà ấy là thứ ngăn cản bạn đi vào các cảnh giới thiền sâu hơn. Giống như khi cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu cho chiếc xe, bạn chạy chậm dần, chậm dần, cho đến khi chiếc xe dừng lại hoàn hoàn; cũng vậy, khi bạn tiến qua các trạng thái thiền, ngày càng có thêm những thứ biến mất. Các trạng thái thiền là hành động biến mất lớn lao của tâm. Sự thực chứng này đánh thẳng vào mê lầm. Thấy tâm biến mất, bạn biết đó cũng là một hành, không phải do thánh thần hay bản ngã tạo ra, mà bởi qua các thời kiếp bạn đã làm, đã muốn bởi các hành động, lời nói, ý nghĩ của nhiều kiếp sống. Giờ đây bạn đang an định nó, dần dần để nó tan đi. Vì vậy, đi vào trạng thái thiền và tu tập hướng đến đoạn diệt cho tới khi tâm dừng lại chính là ý nghĩa của sabbasankharasamatha, an định tất cả các hành. Tới được đó thì chẳng còn lại gì, không ý chí, không trải nghiệm, không nhận thức, không cảm giác, không thực tại tối hậu. Ngay cả cái không cũng không còn. Hiểu điều này tức là hiểu niết bàn xảy ra như thế nào, tại sao nó đem lại phúc lạc phi thường đến vậy.

Những nội quán lớn của Đức Phật đến từ sự tu tập thiền định và thấy mọi thứ tan đi. Đi sâu vào định là phần khó nhất, ít nhất vào lúc đầu, bởi lẽ khi an định dòng suy nghĩ, có vẽ như bạn đang biến mất. Vì lẽ đó, bạn nên thực hành các phương tiện thiện xảo như anattasanna, nhận thức về vô ngã. Kinh văn nói tới rất rõ rằng không có gì gọi là cái tôi; thực tế, đây là Phật pháp căn bản. Các nhà tâm lý học cũng nói rằng không có cái tôi; nó chỉ là một sự tạo dựng. Vậy hãy duy trì trau dồi sự hiểu biết ấy, dần dần bạn có khả năng buông xả dòng suy nghĩ trong thiền. Càng thâm nhập trạng thái vô ngã, càng dễ tĩnh lặng hơn, và quá trình an định càng trở nên tự động hơn. Chính bởi vậy, một A-la-hán (arahant) nhập thiền rất dễ dàng, thậm chí một A-na-hàm (anagami), bất hoàn, cũng có thể làm như vậy mà không có vấn đề hay khó khăn gì.

BÀI 9

AN ĐỊNH MỌI HÀNH VÀ CHẤM DỨT KHỔ

Từng chút một, bạn an định tâm, và ở mỗi bước bạn làm cho khổ giảm đi, chừng nào vẫn còn hành, chừng đó vẫn còn có khổ. Kinh văn nói: “Mọi hành là khổ”. Tôi không biết bạn đang cảm thấy ra sao lúc này, nhưng tôi biết đó là khổ. Ngay cả khi bạn có cảm hứng với những gì mình đang đọc, đó vẫn là khổ. Mọi thứ là khổ. Nếu bạn có thể an định mọi thứ, khổ sẽ biến mất. Khi mọi thứ tan đi và biến mất, theo từng giai đoạn, bạn ngày càng có thêm lòng tin và trí huệ.

Không phải là bạn khởi đầu với rất nhiều lòng tin và chút ít trí huệ, và cuối cùng có rất nhiều trí huệ và hầu như không có lòng tin. Đúng hơn, hai thứ phải tăng trưởng cùng nhau. Bạn càng có lòng tin hay sự tin tưởng vào con đường, nội quán sẽ bồi đắp, rồi khi trí huệ tăng lên, lòng tin ấy càng tăng thêm nữa. Đạt tới giác ngộ thì sự tin tưởng là tuyệt đối không hề lay chuyển.

Nhưng hầu hết mọi người không có, dù chỉ một chút lòng tin, do đa phần họ có quá nhiều “bụi trong mắt”, như trong kinh văn dùng ẩn dụ để mô tả. Điều này càng đúng trong thời hiện đại, khi người ta chìm đắm, si mê quá mức với những lạc thú trần tục. Rất khó để họ hiểu rằng sabbasankharasamatha, an định các hành, tĩnh hóa sự tác ý và mọi thứ tạo ra bởi tác ý, cũng tức là tĩnh hóa luân hồi. Khó để mọi người hiểu rằng điều này đáng để đạt tới. Nhưng những người đã đủ tĩnh lặng, những người chỉ có chút ít bụi trong mắt thì có thể thấy rằng đây là con đường duy nhất dẫn đến bình an và giải thoát. Không đi trên con đường này nghĩa là bạn phải bận rộn, mệt mõi, thất vọng, và rắc rối không bao giờ hết - không chỉ trong đời này, mà hết đời nọ đến đời kia, cứ lẫn quẩn hết kiếp này đến thời kiếp khác. Đức Phật nói, nước mắt loài người có nhiều hơn nước trên đại dương của thế gian, đống xương chất chứa còn cao hơn cả núi, máu chảy còn nhiều hơn nước biển. Điều đó hẳn cho bạn một ý tường về nibbida, sự chán ghét hay khiếp sợ toàn bộ quá trình khổ ải bất tận này.

May thay có con đường giải thoát. Trong quá trình tu tập, từng bước một bạn tiến trên con đường ấy, và sự tin tưởng tăng lên. Hãy nhớ, tất cả là an định mọi thứ, làm mọi thứ trở nên tĩnh lặng. Hãy thiết lập một người canh gác ở mỗi giai đoạn thiền. Đừng tự lừa gạt mình đi đến chỗ nghĩ rằng buông xả nghĩa là cho phép sự tưởng tượng trào ra hay rơi vào giấc ngủ hôn trầm. “Không-làm” cũng là một sự kiềm chế, một sự bảo vệ, một người canh gác. Người gác cửa giỏi nhất chỉ cần đúng đó, không cần hành động, sự hiện diện của họ là đủ ngăn chặn những kẻ lộn xộn. Tất cả những gì bạn cần làm là quán sát - quán sát mạnh mẽ, sáng suốt, và chú tâm - khi ấy các trạng thái tâm không mong muốn sẽ không có cơ hội khởi lên. Đồng thời, lòng tin và trí huệ của bạn sẽ từng chút một tăng trưởng, cảm giác bình an và tự do cũng vậy. Bạn hiểu rằng hành trình này và những trạng thái thiền sâu là đường tới niết bàn (nibbana).

Không có cái gọi là nội quán mà không có thiền. Không có con đường nào khác, bởi lẽ chỉ có Bát Chánh Đạo. Chỉ có sự buông xả, an định các hành và trải nghiệm kết quả - tức trạng thái thiền. Khi trải nghiệm thiền ngày một nhiều, cuối cùng bạn sẽ an định mọi hành còn lại, và trong quá trình ấy, bạn từ bỏ cảm giác sai lầm về “cái tôi” cũng như sự trôi lăn bất tận của luân hồi. Bạn từ bỏ mọi khổ ải và hướng tới niết bàn. Nội quán đến từ sự định tâm. Đó là điều chúng ta làm, và đó là tất cả ý nghĩa của con đường Phật giáo.


20 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 9

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 9

AN ĐỊNH MỌI HÀNH VÀ CHẤM DỨT KHỔ

Từng chút một, bạn an định tâm, và ở mỗi bước bạn làm cho khổ giảm đi, chừng nào vẫn còn hành, chừng đó vẫn còn có khổ. Kinh văn nói: “Mọi hành là khổ”. Tôi không biết bạn đang cảm thấy ra sao lúc này, nhưng tôi biết đó là khổ. Ngay cả khi bạn có cảm hứng với những gì mình đang đọc, đó vẫn là khổ. Mọi thứ là khổ. Nếu bạn có thể an định mọi thứ, khổ sẽ biến mất. Khi mọi thứ tan đi và biến mất, theo từng giai đoạn, bạn ngày càng có thêm lòng tin và trí huệ.

Không phải là bạn khởi đầu với rất nhiều lòng tin và chút ít trí huệ, và cuối cùng có rất nhiều trí huệ và hầu như không có lòng tin. Đúng hơn, hai thứ phải tăng trưởng cùng nhau. Bạn càng có lòng tin hay sự tin tưởng vào con đường, nội quán sẽ bồi đắp, rồi khi trí huệ tăng lên, lòng tin ấy càng tăng thêm nữa. Đạt tới giác ngộ thì sự tin tưởng là tuyệt đối không hề lay chuyển.

Nhưng hầu hết mọi người không có, dù chỉ một chút lòng tin, do đa phần họ có quá nhiều “bụi trong mắt”, như trong kinh văn dùng ẩn dụ để mô tả. Điều này càng đúng trong thời hiện đại, khi người ta chìm đắm, si mê quá mức với những lạc thú trần tục. Rất khó để họ hiểu rằng sabbasankharasamatha, an định các hành, tĩnh hóa sự tác ý và mọi thứ tạo ra bởi tác ý, cũng tức là tĩnh hóa luân hồi. Khó để mọi người hiểu rằng điều này đáng để đạt tới. Nhưng những người đã đủ tĩnh lặng, những người chỉ có chút ít bụi trong mắt thì có thể thấy rằng đây là con đường duy nhất dẫn đến bình an và giải thoát. Không đi trên con đường này nghĩa là bạn phải bận rộn, mệt mõi, thất vọng, và rắc rối không bao giờ hết - không chỉ trong đời này, mà hết đời nọ đến đời kia, cứ lẫn quẩn hết kiếp này đến thời kiếp khác. Đức Phật nói, nước mắt loài người có nhiều hơn nước trên đại dương của thế gian, đống xương chất chứa còn cao hơn cả núi, máu chảy còn nhiều hơn nước biển. Điều đó hẳn cho bạn một ý tường về nibbida, sự chán ghét hay khiếp sợ toàn bộ quá trình khổ ải bất tận này.

May thay có con đường giải thoát. Trong quá trình tu tập, từng bước một bạn tiến trên con đường ấy, và sự tin tưởng tăng lên. Hãy nhớ, tất cả là an định mọi thứ, làm mọi thứ trở nên tĩnh lặng. Hãy thiết lập một người canh gác ở mỗi giai đoạn thiền. Đừng tự lừa gạt mình đi đến chỗ nghĩ rằng buông xả nghĩa là cho phép sự tưởng tượng trào ra hay rơi vào giấc ngủ hôn trầm. “Không-làm” cũng là một sự kiềm chế, một sự bảo vệ, một người canh gác. Người gác cửa giỏi nhất chỉ cần đúng đó, không cần hành động, sự hiện diện của họ là đủ ngăn chặn những kẻ lộn xộn. Tất cả những gì bạn cần làm là quán sát - quán sát mạnh mẽ, sáng suốt, và chú tâm - khi ấy các trạng thái tâm không mong muốn sẽ không có cơ hội khởi lên. Đồng thời, lòng tin và trí huệ của bạn sẽ từng chút một tăng trưởng, cảm giác bình an và tự do cũng vậy. Bạn hiểu rằng hành trình này và những trạng thái thiền sâu là đường tới niết bàn (nibbana).

Không có cái gọi là nội quán mà không có thiền. Không có con đường nào khác, bởi lẽ chỉ có Bát Chánh Đạo. Chỉ có sự buông xả, an định các hành và trải nghiệm kết quả - tức trạng thái thiền. Khi trải nghiệm thiền ngày một nhiều, cuối cùng bạn sẽ an định mọi hành còn lại, và trong quá trình ấy, bạn từ bỏ cảm giác sai lầm về “cái tôi” cũng như sự trôi lăn bất tận của luân hồi. Bạn từ bỏ mọi khổ ải và hướng tới niết bàn. Nội quán đến từ sự định tâm. Đó là điều chúng ta làm, và đó là tất cả ý nghĩa của con đường Phật giáo.


18 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 8

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 8

CÁC TRẠNG THÁI THIỀN: 

HÀNH ĐỘNG BIẾN MẤT LỚN LAO

Tất cả những gì còn lại ở giai đoạn này là tâm, nên bước tiếp theo là an định chính tâm ấy. Tiếp tục tĩnh hóa để xem bạn còn buông xả thêm được bao nhiêu. Khi buông xả tâm ảnh, không kiểm soát nó, bạn đi vào các trạng thái thiền, là các trạng thái phúc lạc đáng kinh ngạc. Một trạng thái thiền là kết quả của sự tĩnh lặng rất sâu của mọi thứ: thân, tâm và quan trọng nhất là ý chí. Ý chí không thể vận hành trong thiền định: nó đã dừng lại. Do ý chí đã dừng, do bạn không nuôi dưỡng nó, nên nó bắt đầu tan biến.

Nếu thực hành thiền đúng đắn, bạn sẽ tiến dần từ thiền thứ nhất đến thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư, rồi đến chứng đắc vô sắc giới, và cuối cùng tới đoạn diệt. Vì ý chí không còn điều khiển tâm, nó bắt đầu mất đà từ quá khứ, mà chính đà ấy là thứ ngăn cản bạn đi vào các cảnh giới thiền sâu hơn. Giống như khi cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu cho chiếc xe, bạn chạy chậm dần, chậm dần, cho đến khi chiếc xe dừng lại hoàn hoàn; cũng vậy, khi bạn tiến qua các trạng thái thiền, ngày càng có thêm những thứ biến mất. Các trạng thái thiền là hành động biến mất lớn lao của tâm. Sự thực chứng này đánh thẳng vào mê lầm. Thấy tâm biến mất, bạn biết đó cũng là một hành, không phải do thánh thần hay bản ngã tạo ra, mà bởi qua các thời kiếp bạn đã làm, đã muốn bởi các hành động, lời nói, ý nghĩ của nhiều kiếp sống. Giờ đây bạn đang an định nó, dần dần để nó tan đi. Vì vậy, đi vào trạng thái thiền và tu tập hướng đến đoạn diệt cho tới khi tâm dừng lại chính là ý nghĩa của sabbasankharasamatha, an định tất cả các hành. Tới được đó thì chẳng còn lại gì, không ý chí, không trải nghiệm, không nhận thức, không cảm giác, không thực tại tối hậu. Ngay cả cái không cũng không còn. Hiểu điều này tức là hiểu niết bàn xảy ra như thế nào, tại sao nó đem lại phúc lạc phi thường đến vậy.

Những nội quán lớn của Đức Phật đến từ sự tu tập thiền định và thấy mọi thứ tan đi. Đi sâu vào định là phần khó nhất, ít nhất vào lúc đầu, bởi lẽ khi an định dòng suy nghĩ, có vẽ như bạn đang biến mất. Vì lẽ đó, bạn nên thực hành các phương tiện thiện xảo như anattasanna, nhận thức về vô ngã. Kinh văn nói tới rất rõ rằng không có gì gọi là cái tôi; thực tế, đây là Phật pháp căn bản. Các nhà tâm lý học cũng nói rằng không có cái tôi; nó chỉ là một sự tạo dựng. Vậy hãy duy trì trau dồi sự hiểu biết ấy, dần dần bạn có khả năng buông xả dòng suy nghĩ trong thiền. Càng thâm nhập trạng thái vô ngã, càng dễ tĩnh lặng hơn, và quá trình an định càng trở nên tự động hơn. Chính bởi vậy, một A-la-hán (arahant) nhập thiền rất dễ dàng, thậm chí một A-na-hàm (anagami), bất hoàn, cũng có thể làm như vậy mà không có vấn đề hay khó khăn gì.


16 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 7

TÂM RỰC RỠ

Hơi thở lắng xuống, cuối cùng bạn buông xả cả việc quán sát hơi thở, và một tâm ảnh đẹp đẽ xuất hiện. Tâm ảnh là gì? Chẳng là gì khác ngoài tâm trong một trạng thái rực rỡ - Trạng thái mà trong kinh văn gọi là pabhassaracitta, tức tâm phát sáng. Nó chính là giác quan thứ sáu được giải thoát khỏi năm giác quan kia, giống như mặt trăng lộ ra từ đằng sau các đám mây. “Giải thoát” nghĩa là gì? Nó có nghĩa là mây không còn ở đó nữa, năm giác quan đã tĩnh lặng đến mức biến mất, tất cả những gì còn lại là tâm. Bạn không cảm nhận được cơ thể - ngay cả hơi thở cũng không. Bạn không tới được giai đoạn này bằng cách kiểm soát hay bận tâm đến các giác quan, mà bằng cách buông bỏ chúng và chỉ theo dõi hơi thở. Bạn đơn giản đang tập trung vào khía cạnh tốt đẹp của của hơi thở, điều này khiến nó lắng dịu. Bạn đang để toàn bộ quá trình ấy tự xảy ra. Khi ấy chỉ có tâm, citta còn lại.

Tâm ảnh khởi lên trong trạng thái này không chỉ đẹp đẽ mà còn phúc lạc, nó còn đưa đến những nhận thức quan trọng về con đường tĩnh hóa một đối tượng nào đó cho đến khi nó biến mất. Hãy nhớ một ví dụ so sánh về con nòng nọc: chỉ lúc này, khi thân và năm giác quan đã hoàn toàn tĩnh lặng, bạn mới biết chúng thật sự là gì. Chỉ lúc này bạn mới hiểu những gì Đức Phật dạy. Bạn cũng biết tại sao đôi lúc con người cho rằng pabhassaracitta, tâm phát sáng, có nghĩa là “bản tâm”, “bản tính của mọi sự vật”, hay “tâm thức vũ trụ”. Đó là bởi tâm ảnh là một thứ đẹp đẽ phi thường. Nhưng khi đã có tri kiến do trải nghiệm tâm ảnh hết lần này tới lần khác và biết rõ nó, bạn nhận ra sẽ là một sai lầm nếu nghĩ tâm chiếu sáng rực rỡ như một quyền năng cao hơn hay là một thực thể siêu nhiên. Sự chói sáng ấy chẳng qua là bản chất của tâm khi năm giác quan hoàn toàn được an tịnh.


15 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 6

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 6

AN ĐỊNH SÁU CĂN

Khi đã sẳn sàng tiến xa hơn trong thiền định, ngoài việc tĩnh hóa tư tưởng, bước tiếp theo là tập trung. Tại sao phải quán sát hơi thở? Tại sao không ở yên trong khoảnh khắc tĩnh lặng hiện tại, để nó như nó là? Chính vì sáu căn và các đối tượng nhận thức khác nhau của các căn ấy nên bạn liên tục bị tấn công bởi sự xác động mà các giác quan đưa lại. Để làm lắng dịu sáu căn, đầu tiên bạn phải tập trung, gom sáu giác quan lại còn hai: xúc giác (dưới hình thức của hơi thở) và tâm ý. Cuối cùng, bạn buông xả hơi thở, tập trung vào tâm. Sự tập trung vào tâm là một trong những phát hiện vĩ đại của Đức Phật, nó là phần cốt lõi của con đường thoát khỏi luân hồi. Tâm tập trung là nấc thang khác đi lên bậc thang tĩnh lặng.

Vấn đề với sự định tâm không lời trong hình thức thô sơ nhất của nó là ở chỗ, tâm vẫn còn xao động. Đây là bởi tâm luôn bất an, tìm kiếm hạnh phúc lúc thì ở chỗ này, lúc thì ở chỗ khác. Tâm nghĩ rằng trải nghiệm sắp tới sẽ thú vị hoặc hữu ích. Chính sự không mãn nguyện ấy lèo lái cuộc sống của mọi người, khiến họ bối rối, bất an, khiến họ lang thang khắp nơi. Họ tìm kiếm điều gì? Hãy nhìn cho kỹ, bạn sẽ thấy, dù đi đâu, mọi thứ căn bản vẫn vậy. Cây cối giống nhau, con người giống nhau. Sao phải tới nơi này nơi kia? Tại sao người ta muốn là điều đó? Thông thường, nó chẳng qua là có việc gì đó để làm, muốn rằng điều sắp tới sẽ cho cảm giác mình là ai. Chúng ta tìm kiếm nhân dạng của mình trong việc luôn luôn hướng tới điều tiếp theo.

Có một ẩn dụ quen thuộc, mô tả cuộc sống như một chuyến hành trình, còn thiền giống như sự ngừng lại trong chuyến hành trình ấy. Bằng cách ngừng lại, ngồi xuống và tập trung vào hơi thở, bạn có thể vượt qua tập quán của tâm là luôn muốn tới một nơi khác. Nếu đang thực sự quán sát hơi thở, bạn không thể cảm thấy bất kỳ phần nào khác của cơ thể. Bạn không biết nó lạnh hay nóng, có nhức ở chân hay không - bạn không còn cảm nhận những chuyện ấy nữa. Bạn hoàn toàn tập trung vào hơi thở vào ra, không nghĩ đến điều gì khác. Bạn đã buông xả sáu căn - đã tĩnh hóa sự xáo động của tâm, và thói quen hướng đến các căn của nó. Nói cách khác, bạn đã tĩnh hóa bốn giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm. Bạn cũng đã làm tĩnh lặng gần như toàn bộ xúc giác. Tất cả những gì còn lại là hơi thở, và giờ bạn cũng đang làm lắng dịu, cả nó nữa.

Việc tĩnh hóa sẽ không thành công bằng con đường kiểm soát và nắm giữ. Tôi đã thử và thấy không có tác dụng. Nếu cố gắng điều khiển hơi thở, bạn không thể duy trì trạng thái thiền - bạn sẽ trở nên căng thẳng, đánh mất niềm vui của sự tĩnh hóa. Nhưng nếu thực hành đúng, bạn sẽ nhân từ với hơi thở, để quá trình ấy hoàn toàn tự xảy ra. Bạn tĩnh hóa nguyên nhân của tất cả những thứ khác nảy ra trong tâm, cho đến khi tất cả những gì còn lại là hơi thở.

Một điều xảy ra khi bạn chỉ quan sát hơi thở ra vào - đó là trại thái tốt đẹp và bình an. Nếu tiếp tục quan sát, niềm vui sẽ xuất hiện. Tôi gọi đây là hơi thở tốt đẹp. Nó tốt đẹp, mang đến niềm vui và hạnh phúc vì bạn thoát khỏi mọi khổ ải. Đi cùng trải nghiệm này là tiềm năng lớn lao có được tri kiến sâu xa, và bạn nên triệt để khai thác. Làm thế nào bạn có thể hạnh phúc đến vậy chỉ vì quán sát hơi thở, trong khi hầu hết mọi người phải chạy đôn chạy đáo tìm nơi này nơi kia? Mọi người bận tâm lo lắng về các mối quan hệ, về tiền bạc, về chuyện phải làm việc này việc nọ. Tất cả những gì bạn cần chỉ là hơi thở - và đó là một hơi thở tốt đẹp. Không có gì để làm ngoại trừ nhận biết nó, để nó lắng dịu hơn nữa.

Khi bạn giải thoát khỏi các gánh nặng, hạnh phúc sẽ xuất hiện: Khi mọi khổ ải chấm dứt, bạn tìm được bình an. Trong quá trình từng chút một tĩnh hóa lục căn, bạn lắng dịu, tự do, hạnh phúc hơn, có cảm giác giải thoát lớn hơn. Bạn nhận ra: “Thật kinh ngạc! Con đường Phật giáo tất cả chỉ là sự buông xả, từ bỏ khổ, đạt phúc lạc, và giải thoát”. Và bạn cũng không dính mắc vào phúc lạc mà quan tâm đến con đường tĩnh hóa các hành, bởi bạn biết điều này sẽ dẫn mình đi xa hơn trên con đường giác ngộ. Cho đến lúc này, bạn đã có nhiều niềm vui, hãy xem nó còn có thể vui hơn bao nhiêu nữa. Hãy tin tôi, niềm vui sẽ còn lớn lao hơn những gì bạn có thể hình dung.


14 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 5

AN ĐỊNH DÒNG SUY NGHĨ

Trước khi làm dòng thời gian lắng dịu, bạn cần tĩnh hóa tư tưởng và tâm trí xao nhãng của mình. Để thực hiện, bạn cần một kiểu tác ý tinh tế: chủ ý không làm. Đây là ý muốn nhằm đặt ra cho người gác cửa của tâm. Ít nhất vào lúc đầu, sự kiềm chế này là một kiểu năng lực ý chí, một kiểu kiểm soát. Nó là một nỗ lực bằng ý thức nhằm điều phục tâm, kiềm chế lại các khuynh hướng không lành mạnh của tâm. Bạn vạch ra một ranh giới và đặt người gác ở đó. Bạn giống như người làm vườn, sau khi trồng nhiều cây và hoa, bạn phải canh chừng và bảo vệ chúng để chắc chắn rằng không có gì làm hại chúng. Tất cả những gì bạn cần là đặt sự canh gác với một ý định rõ ràng. Tâm sẽ trở nên tĩnh lặng cũng là lúc người canh gác ở đó, bảo vệ sự tĩnh lặng ấy, chăm sóc nó, phát triển nó. Làm như vậy, những khoảnh khắc an bình không có dòng suy nghĩ xáo động sẽ ngày một dài hơn.

Một thứ mất đi khi bạn dừng suy nghĩ, và thứ ấy là chính bạn. Nhiều người đánh giá bản thân qua trí thông minh của họ, năng lực suy nghĩ rõ rằng và biện luận thuyết phục của họ. Nhưng những gì họ đang làm là dùng mô thức của tư duy để tranh hùng trên võ đài của những khái niệm. Nhưng sự chiến thắng đích thực đến từ chỗ làm mọi thứ lắng dịu. Bạn làm tâm tĩnh lặng đến khi niệm không còn khởi lên nữa. Bạn có sự yên lặng - bạn bình an và tự do.

Dù bạn không thể làm tĩnh lặng dòng tư duy trong thời gian dài, dù nó chỉ kéo dài vài giây, hãy biết nó có cảm giác thế nào. Đi vào khám phá nó, bạn nhận ra nó dễ chịu ra sao. Bạn bắt đầu thấy mỗi lần có một ý nghĩ là mình đang bị quấy rầy. Giống như một người chủ lúc nào cũng sai bảo bạn phải làm gì đó, hay thậm chí hạ nhục bạn. Khi tất cả những thứ ấy tan đi, cảm giác thật dễ chịu. Bạn vui với tâm tĩnh lặng, lòng tin của bạn tăng trưởng. Ban đầu, có thể bạn sợ rằng hình như mình biến mất. Nhưng sau một lúc, bạn thấy việc không suy nghĩ và không kiểm soát vẫn ổn, và thực tế buông xả, biến mất còn tốt hơn nữa. Thậm chí có cảm giác rất tuyệt vời. Bên cạnh đó, bạn đang có những tri kiến đầu tiên về vô ngã, đoạn diệt và tan biến.


13 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 4

AN ĐỊNH THỜI GIAN

Thời gian là kẻ tra tấn lớn của con người. Còn bao nhiêu ngày tu tập nữa? Chương này còn bao nhiêu trang nữa? Khi nào tôi có thể đi ngủ? Tôi ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm? Bao nhiêu lâu nữa mới đến bữa ăn? Đến khi nào tôi mới có thể uống một ly trà? Tất cả những lo nghĩ về thời gian hành hạ con người. Bạn cần làm thời gian lắng dịu lại.

Chính ý muốn hay thèm khát là điều kiện tạo ra tương lai, và chính sự sân hận hay nuối tiếc tạo ra quá khứ. Khi bạn buông bỏ ý muốn, thời gian bắt đầu biến mất, và đó là một trải nghiệm đẹp đẽ. Bạn có được tri kiến lớn lao về phi thời gian: bạn hoàn toàn tỉnh thức, và thời gian không còn bao nhiêu ý nghĩa với bạn. Bạn ngồi hai giờ, ba giờ hay năm phút cũng như nhau. Chỉ có một khoảnh khắc, và đó là khoảnh khắc này. Đó là tất cả những gì đang có. Do đã tĩnh hóa các hành chủ động - là ý chí - nên bạn cũng đã tĩnh hóa thời gian. Một khi thời gian đã lắng đọng, bạn có thể hành thiền hai giờ hoặc ba giờ, hết lần này tới lần khác mà không có vấn đề gì. Điều này có thể xảy ra kể cả khi thiền không đủ sâu. Và an định thời gian là một trải nghiệm sâu xa, mang lại sự tưởng thưởng thích đáng: tự do và an lạc.


12 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 3

AN ĐỊNH MỌI VẬT VÀ CHÚNG BIẾN MẤT

Gần đây, tôi được hỏi về ý nghĩ của “tín”, saddha, lòng tin hay sự tin tưởng. Ý nghĩa của tín mà tôi nói tới là: lòng tin vào sự chấm dứt của mọi hành, lòng tin của sự đoạn diệt, lòng tin vào niết bàn. Không hẳn là lòng tin vào Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng - mà đúng hơn là lòng tin vào những gì Tam Bảo đang chỉ tới. Lòng tin đích thực là tin vào sự đoạn diệt, vào chấm dứt khổ, tin rằng những điều này có thể đạt được. Nếu bạn có lòng tin vào khả năng tĩnh hóa mọi hành, khi ấy khả năng sẽ hiện thực. Làm thế nào có được lòng tin ấy? Nó khởi lên khi bạn tĩnh hóa các hành, khi bạn đi vào cảnh giới thiền sâu và an bình. Cuối cùng, các hành lắng xuống đến độ chúng đơn giản không còn ở đó nữa. Khi đã hoàn toàn tĩnh hóa điều gì đó, bạn làm nó lắng dịu trọn vẹn đến mức nó biến mất.

Cơ thể tôi chẳng hạn là một ví dụ tiêu biểu. Tôi ngày một già hơn, vì vậy khi hành thiền đôi lúc cơ thể đau nhức. Nhưng khi tôi tọa thiền, những cảm giác ấy bắt đầu biến mất. Sau một lúc, toàn bộ cơ thể không còn, và đó là một giải tỏa lớn. Nhiều năm trước, một nữ tu sĩ đã cảm thấy tay mình biến mất - cô không cảm nhận được tay mình. Những hành nhỏ đang được tĩnh hóa. Cô không có sự sợ hãi hay sửng sốt, và khi được hỏi có cảm giác như thế nào, cô nói nó thật tuyệt vời, nó đem lại giải thoát.

Khi những an lạc như vậy xảy đến, bạn có lòng tin về con đường tĩnh hóa mọi thứ và để chúng tan đi. Trong quá trình đi trên con đường ấy, bạn học cách tĩnh hóa thêm nhiều hành nữa. Tại sao phần này hay phần kia của cơ thể biến mất? Nó biến mất bởi vì bạn không còn dính mắc tới nó nữa, không cố gắn thay đổi hay làm cho nó trở nên dễ chịu hay khó chịu; bạn đơn giản quên hẳn nó, để nó như nó là, xa lìa khỏi nó. Điều này giống như cố giữ yên một ly nước. Dù bạn gắng sức thế nào thì nước sẽ không bao giờ tuyệt đối lặng yên. Chỉ khi bạn đặt ly nước xuống - khi bạn buông xả ý chí - nước mới hoàn toàn trở nên yên lặng. Trong thiền, khi mọi thứ trở nên yên lặng, chúng biến mất. Bạn hiểu rằng, khi tĩnh hóa phần chủ động của các hành - tức tạo tác - kết quả của chúng là những hành thụ động sẽ biến mất. Toàn bộ con đường trở thành nghệ thuật làm biến mất dần.


11 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

BÀI 2

AN ĐỊNH Ý CHÍ VÀ GIẢM TRỪ CẢM GIÁC VỀ BẢN NGÃ

Khi cưỡng lại khoảnh khắc hiện tại, bạn đang làm một điều sai: bạn đang khuyến khích ý chí và làm nó mạnh hơn. Ý chí mạnh hơn nghĩa là bản ngã mạnh hơn, cảm giác về cái tôi mạnh hơn. Nhưng nếu ý chí yếu đi, bản ngã sẽ suy giảm và khi ý chí bị diệt trừ, bản ngã được tịnh hóa và một phần lớn của bạn biến mất. Cảm giác “cái tôi” biến mất chính là ý nghĩa của vô ngã, anatta. Cảm giác về cái tôi vừa là người mà bạn nghĩ là mình trong mối quan hệ với người khác, tức bản ngã bên ngoài, và quan trọng hơn, đó là cốt lõi của bản ngã, hay người mà bạn nghĩ mình thực sự là bên trong. Xét cho cùng, mọi cái móc để bạn có thể treo cái mũ “tôi” hoặc “ngã” lên đều hoàn toàn bị gỡ đi. Vì vậy mà Đức Phật nói chỉ một số ít người hiểu an định tất cả các hành, bởi lẽ nó khiến hầu hết mọi người sợ.

Thấy cảm giác về cái tôi biến mất, đó là một cuộc vật lộn trong những năm đầu của đời sống tu tập. Nó đi ngược hoàn toàn với khuynh hướng thế gian, bởi hầu hết mọi người lại đang kiếm một nhân dạng rõ ràng nào đó dựa vào tên, tuổi, tiểu sử, bảng đánh giá, địa vị, giới tính và kỹ năng của mình. Bạn đã làm việc cật lực để làm hài lòng người khác, đã được tạo ra một cái tôi có thể chấp nhận được với thế giới. Bạn có ý tưởng rõ ràng mình là ai. Bạn có cảm giác là một thực thể có thực chất, và giờ đây bạn được dạy phải phá bỏ nó đi. Cứ như thể bạn đã phí thời gian cho những thứ trước đó của mình. Quả thực, nhìn lại quá khứ, giờ đây tôi đã biết mình phí thời gian khi cố gắng trở thành ai đó bằng cách nỗ lực. Bạn có lẽ đã từng trải qua điều ấy. Và giờ đây, khi bạn đang cố gắng biến mất, đó là nghiệp mà bạn phải đối mặt.

Nhưng hãy nhớ, bạn không thể biến mất bằng một hành động ý chí, chẳng hạn, “Tôi sẽ không ở đây thêm nữa; đây là đời sống cuối cùng của tôi”. Bởi lẽ, ý muốn là thứ định hình bản ngã, dẫn đến việc ngay cả sự thèm khát không tồn tại, trên thực tế cũng duy trì cảm giác về cái tôi của bạn. Giống như mọi ý muốn, ý muốn không tồn tại cũng là một hành, và mọi hành tạo thêm nhiều thứ trong tương lai. Bạn không bao giờ chấm dứt sinh tử bằng cách ấy. Cách duy nhất để thực hiện là đi trên con đường của đạo pháp. Bằng cách hành trì và đào sâu vào thiền định, qua từng giai đoạn, cảm giác về cái tôi, về bản ngã của bạn bắt đầu tan biến.

Thiền định là pháp môn căn bản trong “tam vô lậu học” (ba môn học xóa bỏ phiền não) của con đường tu tập Phật giáo, mà ngay cả giới hay thậm chí tuệ cũng có thể coi là nhân tố bổ trợ. Định là pháp môn trung tâm, bởi lẽ bạn học cách làm lắng dịu tâm, bạn cũng học cách làm biến mất dần, tan biến dần. Tất nhiên lúc đầu sẽ khó mà tan đi - bạn muốn “hiện hữu”  vì đó là mục đích duy nhất trong vô số kiếp sống của bạn. Đây là lý do tại sao cuộc sống tu tập được đặt ra để giúp bạn biến mất; nó giúp bạn nghiêng về hướng ấy. Ngay cả những người cùng tu tập với bạn có thể cũng không biết tên bạn. Bạn có biết tên mình không. Tên bạn là năm uẩn, là sáu căn; tên bạn là vô thường, khổ, vô ngã.

Hiểu điều ấy, bạn sẽ hiểu rằng dịch chuyển về phía biến mất là đang đi đúng hướng. Và trong quá trình tu tập, bạn sẽ thấy dù chỉ một chút của mình biến mất, bạn cũng có được nhiều bình an hơn, nhiều tự do và hạnh phúc hơn. Chính niềm vui và hạnh phúc ấy, cảm giác tự do và sự thật sâu xa ấy là những thứ giữ bạn đi sâu hơn về phía tĩnh hóa mọi hành. Ngay cả nếu mới tĩnh hóa chúng được một chút, bạn cũng cảm thấy mình đang đi đúng đường.


10 thg 6, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 6 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 6

ĐỊNH TÂM VÀ NỘI QUÁN

Bạn có thể nắm bắt phần lớn về Pháp bằng cách đọc sách hay nghiên cứu kinh văn. Đó là điều quan trọng, nhưng nó chỉ cho bạn cái nhìn bên ngoài. Điều bạn thật sự cần là tự thấy tâm mình hoạt động ra sao. Bạn cần dựa vào trải nghiệm trực tiếp để hiểu sự thất vọng, buồn chán, bất an và các phẩm chất tốt như tĩnh lặng đến từ đâu. Hiểu được tiến trình này, tri kiến của bạn tăng trưởng. Nhưng được tới đó, bạn phải thành tựu trạng thái tâm tĩnh lặng và an bình. Sự an bình và tĩnh lặng càng sâu, bạn càng hiểu được thực chất của mọi sự vật.

BÀI 1

THẤU HIỂU NHÂN QUẢ

Với những người chưa trải nghiệm thiền sâu, một so sánh hữu ích để giúp bạn suy ngẫm và trường hợp một người tháo tung chiếc đồng hồ để xem nó hoạt động ra sao. Một khi đã tháo chúng ra, có trong tay từng bộ phận, anh ta có ý tưởng sơ bộ về cách thức nó vận hành. Vậy nếu bạn đang có vấn đề với việc tu tập của mình, chẳng hạn những ý nghĩ tán loạn khiến bạn bực bội, cũng đừng lo lắng, bởi điều này  cho bạn cơ hội tìm hiểu tâm mình hoạt động ra sao. Hiểu điều này cũng là hiểu cơ chế nhân quả của thân tâm con người.

Nhưng hãy nhớ: để có hiểu biết thật sự, bạn cần an bình và tĩnh lặng. Có một ẩn dụ quen thuộc về con nòng nọc trong hồ: Nếu bạn sinh ra trong nước, dành toàn bộ cuộc đời trong nước, có thể bạn không biết nước là như thế nào. Chỉ khi nòng nọc trở thành một con ếch và ra khỏi mặt nước, nó mới hiểu nước là gì. Cũng tương tự, chỉ khi mọi thứ bắt đầu biến mất trong trạng thái thiền sâu, bạn mới hiểu chúng là gì. Chính sự tĩnh lặng của tâm và kết quả của nó, mọi thứ biến mất, là điều đem lại tri kiến lớn. Thực vậy, một trong những từ đồng nghĩa với niết bàn là đoạn diệt, hay tĩnh hóa tất cả các hành, đoạn trừ mọi thứ. An định tất cả các hành là một khái niệm tuyệt vời mà chúng ta tập trung vào. Đây chính là ý nghĩa của niết bàn - làm cho tĩnh lặng, an bình, yên ổn, làm tĩnh lặng mọi hành. Trong trường hợp này, thuật ngữ hành (sankhara) nói tới các tác động do thân, khẩu, ý tạo ra - hay nói cách khác, điều bạn trải qua như một kết quả của nghiệp quá khứ. Nhưng hành cũng có thể nói tới toàn bộ quá trình gây ra sự tạo nghiệp, nghĩa là các hành động có chủ ý của thân, khẩu, ý. Vì vậy, hành có cả nghĩ chủ động lẫn nghĩ thụ động.

Một khi hiểu rằng hoàn cảnh hiện tại của bạn do các nguyên nhân tạo ra, bạn có thể đưa hệ thống nhân quả ấy theo hướng bình an, tĩnh lặng, giải thoát, tự do và giác ngộ. Để làm lắng dịu những hành thụ động ấy, bạn phải làm lắng dịu hành chủ động, hay nói cách khác, quá trình mà dựa vào đó các hành thụ động được tạo ra. Điều này có nghĩa là tĩnh hóa sự tác ý, làm tĩnh hóa các ý chí, bao gồm toàn bộ quá trình kiểm soát và thực hiện, sử dụng trí huệ để an định ham muốn, không vật lộn với nó, chấp nhận khoảnh khắc hiện tại như nó là. Bạn mở rộng cánh cửa trái tim trước khoảnh khắc này dù nó là gì: bạn hài lòng, không đòi hỏi, dễ thỏa mãn và hạnh phúc vì ở ngay đây. Chỉ cần suy nghĩ bằng lý trí cũng thấy việc đó không khó thực hiện đến vậy: khoảnh khắc hiện tại đằng nào cũng ở đây, và vì thực tế bạn không thể thay đổi nó, sao không chấp nhận nó?


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...