8 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

Định là chánh đạo; không định là tà đạo. Đó là một trong những câu kinh ưa thích của tôi. Nó nói tới tầm quan trọng của tâm tĩnh lặng, ngày nay cách dịch ưa thích của tôi cho chữ định là “tĩnh lặng” (stillness), vì tĩnh lặng không chỉ là một mô tả chính xác về định, nó còn gợi lên ý nghĩa định thực sự là gì. Sự tĩnh lặng ấy mang theo nó một cảm giác hạnh phúc sâu sắc. Bạn cần hiểu bản chất của  phúc lạc này và nâng cao năng lực nhận thức nó.

BÀI 1

CẢM NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI VÀO TĨNH LẶNG

Đối lập với tĩnh lặng là kummagga, tức “con đường sai”, sự kích động, bất an, suy nghĩ, tưởng tượng, mơ mộng, toan tính. Nguyên nhân của sự kích động ấy là việc bạn làm điều gì đó - nói cách khác, cố gắng kiểm soát cơ thể và tâm trí. Kể cả khi bạn nghĩ mình đang không làm gì cả, bạn vẫn có khuynh hướng làm theo thói quen cũ. Bạn thậm chí không nhận thấy rằng sự làm vẫn đang xảy ra. Do đang đi theo dòng nên bạn không cảm nhận được dòng chảy. Cách duy nhất bạn thực sự có thể biết mình đã dừng hành động lại là thông qua tác động của nó: tâm không còn bị kích động.

Phần lớn sự kích động mà chúng ta cảm thấy đến từ khuynh hướng gán tên gọi và đánh giá các trải nghiệm. Trong thiền, bạn cần trừ bỏ thói quen này. Thay vì nghĩ đến cách đi vào thiền, bạn cần cảm nhận con đường vào - cảm nhận rằng tâm đang càng lúc càng bình an, càng lúc càng yên lặng. Đừng gọi tên trải nghiệm ấy là tĩnh lặng. Bạn biết khi nào tâm đang hoạt động, bởi lúc ấy nó bị kích động và căng thẳng. Nhưng nếu tâm không hoạt động, nó liền chậm lại và trở nên tĩnh lặng, khi ấy bạn biết mình đang đi đúng đường. Nếu bằng quan sát, bạn nhận biết quá trình ấy, bạn sẽ dễ cảm nhận con đường đi vào thiền sâu hơn, tâm đổi sang trạng thái tốt đẹp, nhu nhuyễn, giải thoát. Vậy nên con đường đi vào định là cảm nhận toàn bộ quá trình thân tâm lắng dịu, thư giãn và cởi mở.

BÀI 2

LẮNG DỊU CÁC GIÁC QUAN

Trong kinh Luận giải về Lửa (Adittapariyaya Sutta), Đức Phật nói rằng ngũ căn của chúng ta đều bốc lửa, tâm trí cũng vậy. Chúng ta đang bốc lửa thèm khát, oán hận, vô minh. Bạn có thể cảm thấy ngọn lửa đang chuyển động, đang bốc cháy, ngọn lửa lan sang và hủy hoại những ai chạm vào nó. Khi hành thiền, bạn đang dập tắt ngọn lửa này bằng cách lắng dịu các giác quan. Và bạn không chỉ an định năm giác quan mà cả đối tượng của các giác quan ấy cũng như ý thức, hay nói cách khác, mọi khía cạnh của quá trình cảm giác.

Nếu thiền đang phát huy tác dụng, bạn sẽ cảm thấy mát mẽ, ôn hòa, an bình. Nếu bất an, cơ thể có cảm giác như nóng lên, nhưng khi trở nên tĩnh lặng trong thiền, bạn lại có cảm giác nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Với những khổ đau của cơ thể cũng vậy. Khi bạn thực sự lắng dịu và đi vào định thì không còn đau nhức nào nữa - cơ thể mát mẻ, yên bình, tĩnh lặng.

Nếu các căn đang bốc lửa, vậy cái gì là nhiên liệu đốt cháy? Nhiên liệu ấy chính là sự dính mắc của bạn vào các căn ấy. Kinh nói tới chướng ngại do kamachanda, ham muốn ái dục. Kamachanda nghĩa là chấp thuận, đồng ý, dính dáng đến trải nghiệm của năm giác quan. Khi bạn liên quan, vướn víu vào năm giác quan, các vấn đề nổi lên và bạn không bao giờ có sự tĩnh lặng. Nhưng nếu bạn xa lìa, nếu bạn cắt đứt nguồn nhiên liệu và buông xả, các giác quan liền lắng dịu.

Nếu thiền đang có hiệu quả, sau một lúc, cơ thể biến mất. Bạn ngồi đó nhưng không cảm thấy tay, chân, đầu của mình. Bạn không cảm thấy đau nhức hay dễ chịu của cơ thể; tất cả đã biến mất. Bởi thế khi xa lìa, các cảm giác ấy dịu lại và trở nên tĩnh lặng, rồi nó biến mất.

Tất nhiên, đó là điều đáng sợ nếu bạn luôn sống trong khao khát ảo tưởng về một cái tôi có vóc dáng, hình hài và mạnh khỏe. Nếu dính mắc đến cơ thể nhiều như vậy, bạn tiếp tục níu bám, kể cả khi trở nên già hơn, mắc bệnh và chết. Bạn mắc kẹt với thân thể đau đớn này vì vẫn chưa phát triển được năng lực buông xả, để cho nó biến mất. Bởi thế, học cách hành thiền từ khi còn trẻ là điều rất hữu ích. Nếu từ giai đoạn đầu của cuộc đời đã học cách buông xả cơ thể, bạn sẽ dễ dàng làm vậy hơn khi về già và bệnh tật. Nếu học được cách buông xả đến mức cơ thể biến mất, bạn sẽ thấy mình không phải cơ thể này. Thực chứng ấy giúp bạn buông xả trong tương lai.

Nếu không thể buông bỏ cơ thể, hãy tự hỏi tại sao. Trong chương trước, phần nói về các xao nhãng, tôi đã nói tới lời dạy của Ajahn Chah, rằng không phải âm thanh làm bạn phiền não, mà chính bạn đang làm phiền âm thanh. Bạn sa vào nó thay vì để nó như nó là. Với những đau nhức của cơ thể cũng vậy, thậm chí cả với những suy nghĩ của bạn là sự kích động, và sự kích động chỉ tạo thêm dòng suy nghĩ: không phải ý nghĩ làm phiền bạn, chính bạn làm phiền ý nghĩ bằng cách phản ứng với chúng. Khi phản ứng, quá trình ấy bị kéo dài - chính phản ứng ứng của bạn là sự kích động, và sự kích động chỉ tạo thêm dòng suy nghĩ. Sự dính mắc làm tâm bị khuấy động. Vì vậy hãy xa lìa, lùi lại, để tâm như nó là. Hãy nhớ, dù điều gì đang xảy ra cũng là kết quả của nghiệp cũ - nó phải xảy ra, tất cả là nhân quả. Phán xét, đánh giá, đổ lỗi cho bản thân và người khác đều không có ý nghĩa gì. Nếu bạn tránh được thói quen dính mắc này, mọi thứ sẽ lắng dịu, các căn bắt đầu biến mất, bạn sẽ trải nghiệm sự bình an, tự do và giải thoát.

BÀI 3

NHẬN RA PHÚC LẠC CỦA TÂM TĨNH LẶNG

Sự tự do mà bạn cảm thấy trong thiền là điều tuyệt vời - thực vậy, nó là vui thú cao nhất bạn có thể trải nghiệm. Nhưng hãy nhớ, niềm vui ấy của thiền không có cùng mức độ như những niềm vui bình thường của đời sống hàng ngày: bởi nó sâu hơn, vi tế hơn nên nó có hương vị khác. Đôi lúc chúng ta làm lạc mất niềm vui của thiền vì mải đi tìm kiếm thứ gì đó tương tự, thứ gì đó gần với trải nghiệm đời thường. Vậy trong thiền, hãy nhận biết niềm vui đó dù nó chỉ có một chút ít, để có thể quen với việc nhận ra niềm vui đặc biệt của nó.

Đức Phật so sánh thú vui thế gian giống như niềm vui của con chó khi có được khúc xương. Khúc xương có vị của thức ăn, nhưng chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể không có. Niềm vui của các giác quan cũng giống như vậy: vị của chúng hứa hẹn sự hài lòng, nhưng chúng không có thực chất nào. Khi thiền bắt đầu phát huy tác dụng, bạn tìm được thực chất và sự hài lòng. Không chỉ có vị ngon, nó còn có dinh dưỡng: không chỉ là những thứ hời hợt nông cạn, nó là thứ có thực.

Có thể bạn từng trải nghiệm phúc lạc ấy trước đây mà không nhận thức đầy đủ. Giống như những hình ảnh ban đầu trông chúng như hai chiều, nhưng khi bạn học cách nhìn theo kiểu khác, bạn thấy đó là những hình ảnh ba chiều. Cũng vậy, có thể bạn trải nghiệm những trạng thái tĩnh lặng của tâm, nhưng phải mất một thời gian mới thấy chúng tốt đẹp. Hãy khám phá sự an bình, và trải nghiệm lập đi lập lại liên tục, bạn bắt đầu nhận ra phúc lạc thuần túy của nó. Bạn nhận thức được sự khởi đầu của quá trình chấm dứt khổ. Chân lý cao quý thứ ba bắt đầu hiển lộ với bạn trong trạng thái tâm an bình và tĩnh lặng.

BÀI 4

BUÔNG XẢ HAM MUỐN THEO ĐUỔI PHÚC LẠC

Một trong những vấn đề nảy sinh khi bạn bắt đầu trải nghiệm phúc lạc của thiền, đó là bạn phạm sai lầm muốn có nó, cố gắn làm nó xảy ra. Một khi đã trải qua sự tĩnh lặng, bạn bị phúc lạc hấp dẫn và muốn có thêm. Nhưng đây chỉ là thói quen cũ làm gián đoạn con đường tu tập. Vậy hãy nhớ, chính ham muốn có chúng làm bạn không thể đi vào các trạng thái thiền sâu hơn. Nếu không cẩn trọng, ham muốn như vậy sẽ dẫn tới nhiều thất vọng. Hãy nhắc nhở mình nhớ là đã đi vào trạng thái an bình ấy bằng cách nào: không phải bằng cách ham muốn nó, mà bằng cách xả bỏ mọi ham muốn.

Lần đầu, khi bạn có được những trạng thái này, có vẻ nó hầu như xảy ra ngẫu nhiên: bạn không mong đợi nó. Có thể chưa đến lúc đi ngủ, và do không có gì khác để làm, vậy bạn quyết định tọa thiền nửa giờ. Hoặc bạn chỉ đang giết thời gian nên ngồi xuống và không làm gì cả. Thậm chí xung quanh bạn có thể khá ồn ào. Bạn có thể trở nên yên lặng trong những hoàn cảnh dường như lạ lùng và ít khả năng nhất. Sau một thời gian, bạn hiểu tại sao: không phải tiếng ồn hay sự khó chịu cản trở bạn hành thiền, là thái độ của bạn. Chính vì bạn hiện diện trong khoảnh khắc này, không kỳ vọng điều gì, không cố đạt tới đâu, ham muốn không còn, nên bạn trở nên tĩnh lặng và trải nghiệm vẻ đẹp của trạng thái ấy.

Đức Phật dạy rằng, ham muốn là nguyên nhân của khổ, giờ bạn đã hiểu điều ấy trong quá trình tu tập. Bạn trực tiếp thấy được ham muốn như một sự động tâm. Bạn nhận ra sự động tâm ấy, sự thèm khát, kích động, dính mắc, hay chấp thủ là đang tiếp thêm cho nỗi khổ. Do trong thiền định, bạn thấy rõ điều này nên tự động tâm dừng lại. Bạn không còn chấp thủ, không còn sa vào; bạn không tạo dựng cảm giác về cái tôi hay sự kiểm soát; bạn không ghi chú, đánh giá tiến trình. Câu hỏi “Tôi đang thực hiện ra sao?” hay “Tôi nên làm điều gì tiếp theo?”, lắng xuống. Thấy được nguồn gốc của những đánh giá gây ra sự kích động ấy, bạn làm nó lắng dịu, và cứ thế bạn đi sâu vào thiền.

Càng làm theo các bước tĩnh lặng tâm này, bạn càng trải nghiệm nhiều phúc lạc hơn, và thiền định thực sự trở thành niềm vui. Bạn bắt đầu nếm trải một số trải nghiệm tốt đẹp nhất mà con người có thể có được, và bạn bắt đầu hiểu giá trị lớn lao của quá trình tu tập. Sự nếm trải phúc lạc có tác động lớn ấy - chẳng hạn phúc lạc của một tâm ảnh rực rỡ - là điều vô cùng đáng giá, nó cho bạn cảm giác đích thực về ý nghĩa cuộc sống. Có thể bạn có những lạc thú đời sống, nhưng bạn vẫn tự hỏi ý nghĩa của cuộc đời là gì. Những thứ không thực chất. Chúng chỉ là một khúc xương khác: vị của chúng hứa hẹn nhưng không bao giờ đáp ứng. Thiền định thì khác. Dù bạn đạt trạng thái thiền sâu chỉ một lần, nó cũng làm bạn hài lòng nhiều năm. Nghe có vẻ lạ, nhưng khi đã biết, bạn thấy nó hoàn toàn hợp lý. Thiền sâu có tác động lớn và đem lại sự đáp ứng, bởi bạn đã chạm đến điều tuyệt vời nhất .

BÀI 5

PHÚC LẠC KHI MỌI THỨ BIẾN MẤT

Có thể một số nhà huyền môn của các tôn giáo khác cũng đạt được trạng thái thiền định. Họ đã có một số trải nghiệm thiền sâu nào đó. Trải nghiệm ấy mạnh mẽ đến mức họ gọi nó là sự hợp nhất với Thượng đế. Tại sao họ nói vậy? Bởi lẽ trạng thái tâm hoàn toàn hợp nhất, cảm giác phúc lạc và quyền năng, sự vắng mặt “cái tôi” là một trải nghiệm sâu sắc. Những kinh nghiệm phi thường ấy là kết quả của tâm vô sự, hoàn toàn thư giãn. Bạn đã làm mọi thứ lắng dịu đến mức mọi thứ tan dần và biến mất. Suy nghĩ không phát sinh, những xáo động của tâm đã dừng lại. Lúc ấy, thậm chí bạn không biết rằng nó như vậy, chỉ sau đó, khi nhớ lại sự kiện ấy, bạn mới có thể suy ngẫm về những gì đã xảy ra.

Đức Phật nói: “Kiên nhẫn là khổ hạnh cao nhất”. “Kiên nhẫn” ở đây không phải là chịu đựng đau đớn vì nghĩ đến việc hành xác là một điều tốt. Đó không phải là điều Đức Phật nói tới. Ý nghĩa của “kiên nhẫn” đơn giản là hành động quán sát mà không dính mắc vào bất kỳ cách nào. Dấu hiệu của kiên nhẫn đích thực là mọi thứ biến mất, còn bạn trở nên tĩnh lặng. Tĩnh lặng khởi lên và bản ngã bắt đầu tan đi. Để là ai đó, bạn phải làm việc nọ, việc kia; nhưng khi dừng lại, khi thật sự kiên nhẫn, bạn biến mất. Bạn không còn bị quy định bởi quá khứ của mình, không bị cầm tù bởi những hy vọng, kế hoạch tương lai của mình. Ở trong khoảnh khắc hiện tại và không làm gì cả, đó là lúc bạn giải thoát - bạn biến mất, tan đi, hòa vào sự trống rỗng. Bạn hiểu rằng, sự chấm dứt của khổ không thể đòi hỏi có thêm gì đó: nó chỉ có thể là cái không, sự trống rỗng và biến mất. Khi bạn đang đọc những dòng này nếu thực sự đi vào nó, tâm bạn không còn nghĩ tới sự hiện hữu của bạn, những trách nhiệm, những ràng buộc của bạn - tâm không còn nghĩ tới bất cứ điều gì. Dù với kiểu trống rỗng này, bạn cũng đang nếm trải hương vị của giải thoát.

Có câu chuyên về một vị tu sĩ ngồi dưới gốc cây, thốt lên hết lần này đến lần khác: “Ôi hạnh phúc, ôi hạnh phúc”. Tu sĩ ấy trước kia là một vị vua, nên một số tu sĩ khác nghĩ rằng người ấy đang nhớ lại hạnh phúc trước kia của việc làm vua. Nhưng người ấy đang suy ngẫm về sự xa lìa những sợ hãi, nghĩa vụ liên quan đến việc làm vua, đang cảm nhận sự tuyệt dịu của sự buông bỏ ngôi vua. Nếu quan sát những gì đã bị bỏ lại, bn sẽ thấy một cảm giác tự do và hạnh phúc. Hạnh phúc khi mọi thứ tan đi và biến mất, cho bạn thấy giá trị của sự trống rỗng. Bạn thấy không còn mọi thứ ở đó nữa, bạn đi tới sự giải thoát mà điều này mang lại. Đây là mô tả của Đức Phật về thiền quán tính không.

Hãy nghĩ xem, bạn cảm thấy tốt đẹp ra sao khi một căn bệnh hành hạ khổ sở giờ đã hết và bạn được xuất viện. Nhiều năm trước, khi còn là một vị tu sĩ trẻ ở Thái Lan, tôi bị bệnh. Tôi nằm viện một tháng, cảm giác thật tệ. Khi xuất viện, mặc dù cơ thể vẫn còn yếu nhưng cảm giác thật dễ chịu. Nó là hạnh phúc sinh ra do thứ gì đó biến mất: nổi khổ do bệnh đã biến mất. Lúc ấy tôi thật sự trân trọng sức khỏe của mình. Nếu lúc nào cũng có sức khỏe tốt, bạn có khuynh hướng không trân trọng nó. Tương tự, vị tu sĩ trước kia là vua, nhưng chỉ nhận ra phúc lạc của tự do khi ông hồi tưởng lại những sợ hãi và gánh nặng của việc làm vua.

Hãy thử áp dụng cái nhìn này vào cuộc sống của bạn. Khi đang tọa thiền, hãy nhận ra sự tự do bởi không phải lo lắng đến cuộc sống bên ngoài, với những trách nhiệm nặng nề mà bạn đang gánh vác, hay bất cứ gì khác ngoài việc chỉ ngồi ở đây và hít thở. Bạn được tự do: Nó là một khoảnh khắc thiên liêng. Hãy cất cánh với niềm vui ấy. Hãy cất cánh khi những tưởng tượng đã dừng lại, suy tư im bặt. Làm như vậy, bạn đang trân trọng niềm vui do mọi thứ biến mất. Bạn hiểu ý nghĩa của niramisa sukha, hạnh phúc của buông xả, niềm vui khi mọi thứ biến mất.

BÀI 6

PHÚC LẠC CỦA XẢ BỎ

Trong kinh Vô Tránh Phân Biệt (Aranavibhanga Sutta), Đức Phật phân biệt hai loại thú vui: thú vui giác quan (tức là vui vì có được, vui vì dính mắc) và vui với Pháp (tức là niềm vui xả bỏ, của mọi thứ tan đi và biến mất). Một trong những trải nghiệm đầu tiên của tôi về niềm vui với Pháp là khi tôi còn rất trẻ, vẫn đang đi học. Chúng tôi có những kỳ nghĩ nửa ngày: ai là học sinh tốt được nghỉ buổi chiều. Trong những ngày ấy, tôi sẽ làm tất cả bài tập về nhà trong lúc nghỉ trưa để khỏi bận tâm đến chúng. Sau đó, khi mọi nghĩa vụ đã hoàn tất, tôi không còn phải làm gì nữa. Sự tự do thoát khỏi mọi trách nhiệm ấy khiến những buổi nghỉ nữa ngày đó trở thành những buổi chiều đáng nhớ nhất trong quãng thời gian đầu đời của tôi. Điều mà cậu bé mười ba tuổi khi ấy trải nghiệm chính là niềm vui và hạnh phúc vì những thứ biến mất.

Hãy tu tập thiền như vậy. Đừng nghĩ tới điều bạn cần làm tiếp theo và tất cả những giai đoạn thiền định bạn cần đạt tới. Nếu làm vậy, bạn sẽ không trân trọng khoảnh khắc hiện tại, và con đường dẫn tới trạng thái thiền sâu bị dừng lại. Đặc biệt đừng đặt gánh nặng lên mình với suy nghĩ rằng bạn sẽ đạt được thiền, hay phải trở nên giác ngộ. Thay vì tạo áp lực như vậy, cứ thoải mái: không có thêm mục tiêu hay đòi hỏi nào, không có gì trên đời ngoại trừ quan sát hơi thở và trân trọng nó. Bạn đang đơn giản hóa trạng thái tâm đến mức tối đa. Bằng cách ấy, bạn đang làm thông thoáng con đường đi vào thiền định và ra khỏi luân hồi.

Trân trọng sự đơn giản cũng giống như gieo hạt: sự việc bắt đầu tự phát triển. Càng tiếp tục đơn giản hóa trạng thái tâm, nó càng trở nên dễ chịu. An lạc thiền định mà ban đầu bạn không thấy rõ giờ khiến bạn say mê và niềm an lạc tràn ngập trong tâm trí. Nó phải diễn ra như vậy. Đừng lo lắng mình bị dính mắc tới nó - như kinh dạy, an lạc này có lợi và cần thiết, không nguy hiểm. Nó có tính chất giải thoát: khi bạn chặt đứt tham luyến, lúc ấy cái tôi không thể tồn tại, và bạn được dẫn ngày càng sâu hơn vào sự buông xả và xa lìa. Đây là phúc lạc mang lại cảm giác thanh tịnh tự nhiên, nó dẫn đến tĩnh lặng, và nó hướng về phía giải thoát.

BÀI 7

PHÚC LẠC CỦA ĐOẠN DIỆT

Càng đi sâu vào con đường buông xả để mọi thứ tan đi, bạn sẽ hiểu sự sâu xa trong lời dạy của Đức Phật. Khi nhận ra sáu căn, giống như lửa, tự nhiên bạn phản ứng bằng cách làm chúng dịu lại cho đến khi không còn lửa, không còn nhiên liệu để cháy, không còn gì nữa. Các căn càng biến mất, bạn càng thấy nhiều tự do hơn, và thiền cứ vậy xảy ra như một phần của quá trình. Bạn hiểu con đường là một sự dịch chuyển về phía trống rỗng. Bạn nhận ra “không có gì đáng để bám vào” Hiểu điều này đã tốt đẹp, nhưng trải nghiệm nó còn tốt đẹp hơn nhiều.

Đôi lúc bạn nghĩ có thể mình không thể tĩnh lặng hơn được nữa, nhưng rồi bạn vẫn thực hiện. Ít thứ chuyển động hơn, nhiều thứ biến mất hơn. Những niềm vui tột bậc cũng không sánh được với trải nghiệm thiền sâu. Tâm càng ngày càng trống rỗng, ngày càng tĩnh lặng, ngày càng phúc lạc. Bạn hiểu tại sao niết bàn tức sự đoạn diệt lại là phúc lạc và niềm vui tối thượng. Con đường bình an và tri kiến là con đường hạnh phúc: nó là con đường hạnh phúc nhất bạn có thể đi, và càng đi sâu, nó càng hạnh phúc hơn. Khi mọi người đi vào con đường ấy và tu tập của họ thăng hoa, nó có tác động tự thúc đẩy bên trong giống như quả bóng tuyết: trong quá trình lăn xuống dưới đồi, quả bóng tuyết càng lúc càng lớn hơn và nhanh hơn; tu tập cũng mỗi lúc một sâu hơn. Phần khó khăn duy nhất là lúc mới đầu.

Một khi bắt đầu nhận thức được phúc lạc, bạn cũng bắt đầu trải nghiệm mọi Pháp trên thế gian ngay ở đó, trong tâm bạn. Bạn thấy toàn bộ Tam tạng kinh điển mở ra khi các căn biến mất và tâm đi vào trạng thái phúc lạc. Các uẩn được nhìn nhận chỉ như chúng là. Bạn hiểu tại sao các căn đang bốc cháy, tại sao chúng ta khổ, và bạn chối bỏ tất cả. Bạn có một cảm giác chối bỏ, tức nibbida, từ đó bạn không chấp thủ, bạn đi tới đoạn diệt, mọi thứ chấm dứt. Đây là cách bạn trở nên tự do, giải thoát khỏi tất cả. Con đường tri kiến, phúc lạc, và thiền định này ở ngay trong tâm bạn. Tất cả những gì bạn cần là làm theo hướng dẫn: ngồi xuống, lặng lẽ, quan sát, và đừng dính mắc. Dần dần trải nghiệm thiền định tự nó sẽ mở ra.


7 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

BÀI 7

PHÚC LẠC CỦA ĐOẠN DIỆT

Càng đi sâu vào con đường buông xả để mọi thứ tan đi, bạn sẽ hiểu sự sâu xa trong lời dạy của Đức Phật. Khi nhận ra sáu căn, giống như lửa, tự nhiên bạn phản ứng bằng cách làm chúng dịu lại cho đến khi không còn lửa, không còn nhiên liệu để cháy, không còn gì nữa. Các căn càng biến mất, bạn càng thấy nhiều tự do hơn, và thiền cứ vậy xảy ra như một phần của quá trình. Bạn hiểu con đường là một sự dịch chuyển về phía trống rỗng. Bạn nhận ra “không có gì đáng để bám vào” Hiểu điều này đã tốt đẹp, nhưng trải nghiệm nó còn tốt đẹp hơn nhiều.

Đôi lúc bạn nghĩ có thể mình không thể tĩnh lặng hơn được nữa, nhưng rồi bạn vẫn thực hiện. Ít thứ chuyển động hơn, nhiều thứ biến mất hơn. Những niềm vui tột bậc cũng không sánh được với trải nghiệm thiền sâu. Tâm càng ngày càng trống rỗng, ngày càng tĩnh lặng, ngày càng phúc lạc. Bạn hiểu tại sao niết bàn tức sự đoạn diệt lại là phúc lạc và niềm vui tối thượng. Con đường bình an và tri kiến là con đường hạnh phúc: nó là con đường hạnh phúc nhất bạn có thể đi, và càng đi sâu, nó càng hạnh phúc hơn. Khi mọi người đi vào con đường ấy và tu tập của họ thăng hoa, nó có tác động tự thúc đẩy bên trong giống như quả bóng tuyết: trong quá trình lăn xuống dưới đồi, quả bóng tuyết càng lúc càng lớn hơn và nhanh hơn; tu tập cũng mỗi lúc một sâu hơn. Phần khó khăn duy nhất là lúc mới đầu.

Một khi bắt đầu nhận thức được phúc lạc, bạn cũng bắt đầu trải nghiệm mọi Pháp trên thế gian ngay ở đó, trong tâm bạn. Bạn thấy toàn bộ Tam tạng kinh điển mở ra khi các căn biến mất và tâm đi vào trạng thái phúc lạc. Các uẩn được nhìn nhận chỉ như chúng là. Bạn hiểu tại sao các căn đang bốc cháy, tại sao chúng ta khổ, và bạn chối bỏ tất cả. Bạn có một cảm giác chối bỏ, tức nibbida, từ đó bạn không chấp thủ, bạn đi tới đoạn diệt, mọi thứ chấm dứt. Đây là cách bạn trở nên tự do, giải thoát khỏi tất cả. Con đường tri kiến, phúc lạc, và thiền định này ở ngay trong tâm bạn. Tất cả những gì bạn cần là làm theo hướng dẫn: ngồi xuống, lặng lẽ, quan sát, và đừng dính mắc. Dần dần trải nghiệm thiền định tự nó sẽ mở ra.


6 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 6

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

BÀI 6

PHÚC LẠC CỦA XẢ BỎ

Trong kinh Vô Tránh Phân Biệt (Aranavibhanga Sutta), Đức Phật phân biệt hai loại thú vui: thú vui giác quan (tức là vui vì có được, vui vì dính mắc) và vui với Pháp (tức là niềm vui xả bỏ, của mọi thứ tan đi và biến mất). Một trong những trải nghiệm đầu tiên của tôi về niềm vui với Pháp là khi tôi còn rất trẻ, vẫn đang đi học. Chúng tôi có những kỳ nghĩ nửa ngày: ai là học sinh tốt được nghỉ buổi chiều. Trong những ngày ấy, tôi sẽ làm tất cả bài tập về nhà trong lúc nghỉ trưa để khỏi bận tâm đến chúng. Sau đó, khi mọi nghĩa vụ đã hoàn tất, tôi không còn phải làm gì nữa. Sự tự do thoát khỏi mọi trách nhiệm ấy khiến những buổi nghỉ nữa ngày đó trở thành những buổi chiều đáng nhớ nhất trong quãng thời gian đầu đời của tôi. Điều mà cậu bé mười ba tuổi khi ấy trải nghiệm chính là niềm vui và hạnh phúc vì những thứ biến mất.

Hãy tu tập thiền như vậy. Đừng nghĩ tới điều bạn cần làm tiếp theo và tất cả những giai đoạn thiền định bạn cần đạt tới. Nếu làm vậy, bạn sẽ không trân trọng khoảnh khắc hiện tại, và con đường dẫn tới trạng thái thiền sâu bị dừng lại. Đặc biệt đừng đặt gánh nặng lên mình với suy nghĩ rằng bạn sẽ đạt được thiền, hay phải trở nên giác ngộ. Thay vì tạo áp lực như vậy, cứ thoải mái: không có thêm mục tiêu hay đòi hỏi nào, không có gì trên đời ngoại trừ quan sát hơi thở và trân trọng nó. Bạn đang đơn giản hóa trạng thái tâm đến mức tối đa. Bằng cách ấy, bạn đang làm thông thoáng con đường đi vào thiền định và ra khỏi luân hồi.

Trân trọng sự đơn giản cũng giống như gieo hạt: sự việc bắt đầu tự phát triển. Càng tiếp tục đơn giản hóa trạng thái tâm, nó càng trở nên dễ chịu. An lạc thiền định mà ban đầu bạn không thấy rõ giờ khiến bạn say mê và niềm an lạc tràn ngập trong tâm trí. Nó phải diễn ra như vậy. Đừng lo lắng mình bị dính mắc tới nó - như kinh dạy, an lạc này có lợi và cần thiết, không nguy hiểm. Nó có tính chất giải thoát: khi bạn chặt đứt tham luyến, lúc ấy cái tôi không thể tồn tại, và bạn được dẫn ngày càng sâu hơn vào sự buông xả và xa lìa. Đây là phúc lạc mang lại cảm giác thanh tịnh tự nhiên, nó dẫn đến tĩnh lặng, và nó hướng về phía giải thoát.


5 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

BÀI 5

PHÚC LẠC KHI MỌI THỨ BIẾN MẤT

Có thể một số nhà huyền môn của các tôn giáo khác cũng đạt được trạng thái thiền định. Họ đã có một số trải nghiệm thiền sâu nào đó. Trải nghiệm ấy mạnh mẽ đến mức họ gọi nó là sự hợp nhất với Thượng đế. Tại sao họ nói vậy? Bởi lẽ trạng thái tâm hoàn toàn hợp nhất, cảm giác phúc lạc và quyền năng, sự vắng mặt “cái tôi” là một trải nghiệm sâu sắc. Những kinh nghiệm phi thường ấy là kết quả của tâm vô sự, hoàn toàn thư giãn. Bạn đã làm mọi thứ lắng dịu đến mức mọi thứ tan dần và biến mất. Suy nghĩ không phát sinh, những xáo động của tâm đã dừng lại. Lúc ấy, thậm chí bạn không biết rằng nó như vậy, chỉ sau đó, khi nhớ lại sự kiện ấy, bạn mới có thể suy ngẫm về những gì đã xảy ra.

Đức Phật nói: “Kiên nhẫn là khổ hạnh cao nhất”. “Kiên nhẫn” ở đây không phải là chịu đựng đau đớn vì nghĩ đến việc hành xác là một điều tốt. Đó không phải là điều Đức Phật nói tới. Ý nghĩa của “kiên nhẫn” đơn giản là hành động quán sát mà không dính mắc vào bất kỳ cách nào. Dấu hiệu của kiên nhẫn đích thực là mọi thứ biến mất, còn bạn trở nên tĩnh lặng. Tĩnh lặng khởi lên và bản ngã bắt đầu tan đi. Để là ai đó, bạn phải làm việc nọ, việc kia; nhưng khi dừng lại, khi thật sự kiên nhẫn, bạn biến mất. Bạn không còn bị quy định bởi quá khứ của mình, không bị cầm tù bởi những hy vọng, kế hoạch tương lai của mình. Ở trong khoảnh khắc hiện tại và không làm gì cả, đó là lúc bạn giải thoát - bạn biến mất, tan đi, hòa vào sự trống rỗng. Bạn hiểu rằng, sự chấm dứt của khổ không thể đòi hỏi có thêm gì đó: nó chỉ có thể là cái không, sự trống rỗng và biến mất. Khi bạn đang đọc những dòng này nếu thực sự đi vào nó, tâm bạn không còn nghĩ tới sự hiện hữu của bạn, những trách nhiệm, những ràng buộc của bạn - tâm không còn nghĩ tới bất cứ điều gì. Dù với kiểu trống rỗng này, bạn cũng đang nếm trải hương vị của giải thoát.

Có câu chuyên về một vị tu sĩ ngồi dưới gốc cây, thốt lên hết lần này đến lần khác: “Ôi hạnh phúc, ôi hạnh phúc”. Tu sĩ ấy trước kia là một vị vua, nên một số tu sĩ khác nghĩ rằng người ấy đang nhớ lại hạnh phúc trước kia của việc làm vua. Nhưng người ấy đang suy ngẫm về sự xa lìa những sợ hãi, nghĩa vụ liên quan đến việc làm vua, đang cảm nhận sự tuyệt dịu của sự buông bỏ ngôi vua. Nếu quan sát những gì đã bị bỏ lại, bn sẽ thấy một cảm giác tự do và hạnh phúc. Hạnh phúc khi mọi thứ tan đi và biến mất, cho bạn thấy giá trị của sự trống rỗng. Bạn thấy không còn mọi thứ ở đó nữa, bạn đi tới sự giải thoát mà điều này mang lại. Đây là mô tả của Đức Phật về thiền quán tính không.

Hãy nghĩ xem, bạn cảm thấy tốt đẹp ra sao khi một căn bệnh hành hạ khổ sở giờ đã hết và bạn được xuất viện. Nhiều năm trước, khi còn là một vị tu sĩ trẻ ở Thái Lan, tôi bị bệnh. Tôi nằm viện một tháng, cảm giác thật tệ. Khi xuất viện, mặc dù cơ thể vẫn còn yếu nhưng cảm giác thật dễ chịu. Nó là hạnh phúc sinh ra do thứ gì đó biến mất: nổi khổ do bệnh đã biến mất. Lúc ấy tôi thật sự trân trọng sức khỏe của mình. Nếu lúc nào cũng có sức khỏe tốt, bạn có khuynh hướng không trân trọng nó. Tương tự, vị tu sĩ trước kia là vua, nhưng chỉ nhận ra phúc lạc của tự do khi ông hồi tưởng lại những sợ hãi và gánh nặng của việc làm vua.

Hãy thử áp dụng cái nhìn này vào cuộc sống của bạn. Khi đang tọa thiền, hãy nhận ra sự tự do bởi không phải lo lắng đến cuộc sống bên ngoài, với những trách nhiệm nặng nề mà bạn đang gánh vác, hay bất cứ gì khác ngoài việc chỉ ngồi ở đây và hít thở. Bạn được tự do: Nó là một khoảnh khắc thiên liêng. Hãy cất cánh với niềm vui ấy. Hãy cất cánh khi những tưởng tượng đã dừng lại, suy tư im bặt. Làm như vậy, bạn đang trân trọng niềm vui do mọi thứ biến mất. Bạn hiểu ý nghĩa của niramisa sukha, hạnh phúc của buông xả, niềm vui khi mọi thứ biến mất.


4 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

BÀI 4

BUÔNG XẢ HAM MUỐN THEO ĐUỔI PHÚC LẠC

Một trong những vấn đề nảy sinh khi bạn bắt đầu trải nghiệm phúc lạc của thiền, đó là bạn phạm sai lầm muốn có nó, cố gắn làm nó xảy ra. Một khi đã trải qua sự tĩnh lặng, bạn bị phúc lạc hấp dẫn và muốn có thêm. Nhưng đây chỉ là thói quen cũ làm gián đoạn con đường tu tập. Vậy hãy nhớ, chính ham muốn có chúng làm bạn không thể đi vào các trạng thái thiền sâu hơn. Nếu không cẩn trọng, ham muốn như vậy sẽ dẫn tới nhiều thất vọng. Hãy nhắc nhở mình nhớ là đã đi vào trạng thái an bình ấy bằng cách nào: không phải bằng cách ham muốn nó, mà bằng cách xả bỏ mọi ham muốn.

Lần đầu, khi bạn có được những trạng thái này, có vẻ nó hầu như xảy ra ngẫu nhiên: bạn không mong đợi nó. Có thể chưa đến lúc đi ngủ, và do không có gì khác để làm, vậy bạn quyết định tọa thiền nửa giờ. Hoặc bạn chỉ đang giết thời gian nên ngồi xuống và không làm gì cả. Thậm chí xung quanh bạn có thể khá ồn ào. Bạn có thể trở nên yên lặng trong những hoàn cảnh dường như lạ lùng và ít khả năng nhất. Sau một thời gian, bạn hiểu tại sao: không phải tiếng ồn hay sự khó chịu cản trở bạn hành thiền, là thái độ của bạn. Chính vì bạn hiện diện trong khoảnh khắc này, không kỳ vọng điều gì, không cố đạt tới đâu, ham muốn không còn, nên bạn trở nên tĩnh lặng và trải nghiệm vẻ đẹp của trạng thái ấy.

Đức Phật dạy rằng, ham muốn là nguyên nhân của khổ, giờ bạn đã hiểu điều ấy trong quá trình tu tập. Bạn trực tiếp thấy được ham muốn như một sự động tâm. Bạn nhận ra sự động tâm ấy, sự thèm khát, kích động, dính mắc, hay chấp thủ là đang tiếp thêm cho nỗi khổ. Do trong thiền định, bạn thấy rõ điều này nên tự động tâm dừng lại. Bạn không còn chấp thủ, không còn sa vào; bạn không tạo dựng cảm giác về cái tôi hay sự kiểm soát; bạn không ghi chú, đánh giá tiến trình. Câu hỏi “Tôi đang thực hiện ra sao?” hay “Tôi nên làm điều gì tiếp theo?”, lắng xuống. Thấy được nguồn gốc của những đánh giá gây ra sự kích động ấy, bạn làm nó lắng dịu, và cứ thế bạn đi sâu vào thiền.

Càng làm theo các bước tĩnh lặng tâm này, bạn càng trải nghiệm nhiều phúc lạc hơn, và thiền định thực sự trở thành niềm vui. Bạn bắt đầu nếm trải một số trải nghiệm tốt đẹp nhất mà con người có thể có được, và bạn bắt đầu hiểu giá trị lớn lao của quá trình tu tập. Sự nếm trải phúc lạc có tác động lớn ấy - chẳng hạn phúc lạc của một tâm ảnh rực rỡ - là điều vô cùng đáng giá, nó cho bạn cảm giác đích thực về ý nghĩa cuộc sống. Có thể bạn có những lạc thú đời sống, nhưng bạn vẫn tự hỏi ý nghĩa của cuộc đời là gì. Những thứ không thực chất. Chúng chỉ là một khúc xương khác: vị của chúng hứa hẹn nhưng không bao giờ đáp ứng. Thiền định thì khác. Dù bạn đạt trạng thái thiền sâu chỉ một lần, nó cũng làm bạn hài lòng nhiều năm. Nghe có vẻ lạ, nhưng khi đã biết, bạn thấy nó hoàn toàn hợp lý. Thiền sâu có tác động lớn và đem lại sự đáp ứng, bởi bạn đã chạm đến điều tuyệt vời nhất .


3 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

BÀI 3

NHẬN RA PHÚC LẠC CỦA TÂM TĨNH LẶNG

Sự tự do mà bạn cảm thấy trong thiền là điều tuyệt vời - thực vậy, nó là vui thú cao nhất bạn có thể trải nghiệm. Nhưng hãy nhớ, niềm vui ấy của thiền không có cùng mức độ như những niềm vui bình thường của đời sống hàng ngày: bởi nó sâu hơn, vi tế hơn nên nó có hương vị khác. Đôi lúc chúng ta làm lạc mất niềm vui của thiền vì mải đi tìm kiếm thứ gì đó tương tự, thứ gì đó gần với trải nghiệm đời thường. Vậy trong thiền, hãy nhận biết niềm vui đó dù nó chỉ có một chút ít, để có thể quen với việc nhận ra niềm vui đặc biệt của nó.

Đức Phật so sánh thú vui thế gian giống như niềm vui của con chó khi có được khúc xương. Khúc xương có vị của thức ăn, nhưng chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể không có. Niềm vui của các giác quan cũng giống như vậy: vị của chúng hứa hẹn sự hài lòng, nhưng chúng không có thực chất nào. Khi thiền bắt đầu phát huy tác dụng, bạn tìm được thực chất và sự hài lòng. Không chỉ có vị ngon, nó còn có dinh dưỡng: không chỉ là những thứ hời hợt nông cạn, nó là thứ có thực.

Có thể bạn từng trải nghiệm phúc lạc ấy trước đây mà không nhận thức đầy đủ. Giống như những hình ảnh ban đầu trông chúng như hai chiều, nhưng khi bạn học cách nhìn theo kiểu khác, bạn thấy đó là những hình ảnh ba chiều. Cũng vậy, có thể bạn trải nghiệm những trạng thái tĩnh lặng của tâm, nhưng phải mất một thời gian mới thấy chúng tốt đẹp. Hãy khám phá sự an bình, và trải nghiệm lập đi lập lại liên tục, bạn bắt đầu nhận ra phúc lạc thuần túy của nó. Bạn nhận thức được sự khởi đầu của quá trình chấm dứt khổ. Chân lý cao quý thứ ba bắt đầu hiển lộ với bạn trong trạng thái tâm an bình và tĩnh lặng.


2 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

BÀI 2

LẮNG DỊU CÁC GIÁC QUAN

Trong kinh Luận giải về Lửa (Adittapariyaya Sutta), Đức Phật nói rằng ngũ căn của chúng ta đều bốc lửa, tâm trí cũng vậy. Chúng ta đang bốc lửa thèm khát, oán hận, vô minh. Bạn có thể cảm thấy ngọn lửa đang chuyển động, đang bốc cháy, ngọn lửa lan sang và hủy hoại những ai chạm vào nó. Khi hành thiền, bạn đang dập tắt ngọn lửa này bằng cách lắng dịu các giác quan. Và bạn không chỉ an định năm giác quan mà cả đối tượng của các giác quan ấy cũng như ý thức, hay nói cách khác, mọi khía cạnh của quá trình cảm giác.

Nếu thiền đang phát huy tác dụng, bạn sẽ cảm thấy mát mẽ, ôn hòa, an bình. Nếu bất an, cơ thể có cảm giác như nóng lên, nhưng khi trở nên tĩnh lặng trong thiền, bạn lại có cảm giác nhiệt độ cơ thể hạ xuống. Với những khổ đau của cơ thể cũng vậy. Khi bạn thực sự lắng dịu và đi vào định thì không còn đau nhức nào nữa - cơ thể mát mẻ, yên bình, tĩnh lặng.

Nếu các căn đang bốc lửa, vậy cái gì là nhiên liệu đốt cháy? Nhiên liệu ấy chính là sự dính mắc của bạn vào các căn ấy. Kinh nói tới chướng ngại do kamachanda, ham muốn ái dục. Kamachanda nghĩa là chấp thuận, đồng ý, dính dáng đến trải nghiệm của năm giác quan. Khi bạn liên quan, vướn víu vào năm giác quan, các vấn đề nổi lên và bạn không bao giờ có sự tĩnh lặng. Nhưng nếu bạn xa lìa, nếu bạn cắt đứt nguồn nhiên liệu và buông xả, các giác quan liền lắng dịu.

Nếu thiền đang có hiệu quả, sau một lúc, cơ thể biến mất. Bạn ngồi đó nhưng không cảm thấy tay, chân, đầu của mình. Bạn không cảm thấy đau nhức hay dễ chịu của cơ thể; tất cả đã biến mất. Bởi thế khi xa lìa, các cảm giác ấy dịu lại và trở nên tĩnh lặng, rồi nó biến mất.

Tất nhiên, đó là điều đáng sợ nếu bạn luôn sống trong khao khát ảo tưởng về một cái tôi có vóc dáng, hình hài và mạnh khỏe. Nếu dính mắc đến cơ thể nhiều như vậy, bạn tiếp tục níu bám, kể cả khi trở nên già hơn, mắc bệnh và chết. Bạn mắc kẹt với thân thể đau đớn này vì vẫn chưa phát triển được năng lực buông xả, để cho nó biến mất. Bởi thế, học cách hành thiền từ khi còn trẻ là điều rất hữu ích. Nếu từ giai đoạn đầu của cuộc đời đã học cách buông xả cơ thể, bạn sẽ dễ dàng làm vậy hơn khi về già và bệnh tật. Nếu học được cách buông xả đến mức cơ thể biến mất, bạn sẽ thấy mình không phải cơ thể này. Thực chứng ấy giúp bạn buông xả trong tương lai.

Nếu không thể buông bỏ cơ thể, hãy tự hỏi tại sao. Trong chương trước, phần nói về các xao nhãng, tôi đã nói tới lời dạy của Ajahn Chah, rằng không phải âm thanh làm bạn phiền não, mà chính bạn đang làm phiền âm thanh. Bạn sa vào nó thay vì để nó như nó là. Với những đau nhức của cơ thể cũng vậy, thậm chí cả với những suy nghĩ của bạn là sự kích động, và sự kích động chỉ tạo thêm dòng suy nghĩ: không phải ý nghĩ làm phiền bạn, chính bạn làm phiền ý nghĩ bằng cách phản ứng với chúng. Khi phản ứng, quá trình ấy bị kéo dài - chính phản ứng ứng của bạn là sự kích động, và sự kích động chỉ tạo thêm dòng suy nghĩ. Sự dính mắc làm tâm bị khuấy động. Vì vậy hãy xa lìa, lùi lại, để tâm như nó là. Hãy nhớ, dù điều gì đang xảy ra cũng là kết quả của nghiệp cũ - nó phải xảy ra, tất cả là nhân quả. Phán xét, đánh giá, đổ lỗi cho bản thân và người khác đều không có ý nghĩa gì. Nếu bạn tránh được thói quen dính mắc này, mọi thứ sẽ lắng dịu, các căn bắt đầu biến mất, bạn sẽ trải nghiệm sự bình an, tự do và giải thoát.


1 thg 7, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 7 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 7

CẢM NHẬN PHÚC LẠC

Định là chánh đạo; không định là tà đạo. Đó là một trong những câu kinh ưa thích của tôi. Nó nói tới tầm quan trọng của tâm tĩnh lặng, ngày nay cách dịch ưa thích của tôi cho chữ định là “tĩnh lặng” (stillness), vì tĩnh lặng không chỉ là một mô tả chính xác về định, nó còn gợi lên ý nghĩa định thực sự là gì. Sự tĩnh lặng ấy mang theo nó một cảm giác hạnh phúc sâu sắc. Bạn cần hiểu bản chất của  phúc lạc này và nâng cao năng lực nhận thức nó.

BÀI 1

CẢM NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI VÀO TĨNH LẶNG

Đối lập với tĩnh lặng là kummagga, tức “con đường sai”, sự kích động, bất an, suy nghĩ, tưởng tượng, mơ mộng, toan tính. Nguyên nhân của sự kích động ấy là việc bạn làm điều gì đó - nói cách khác, cố gắng kiểm soát cơ thể và tâm trí. Kể cả khi bạn nghĩ mình đang không làm gì cả, bạn vẫn có khuynh hướng làm theo thói quen cũ. Bạn thậm chí không nhận thấy rằng sự làm vẫn đang xảy ra. Do đang đi theo dòng nên bạn không cảm nhận được dòng chảy. Cách duy nhất bạn thực sự có thể biết mình đã dừng hành động lại là thông qua tác động của nó: tâm không còn bị kích động.

Phần lớn sự kích động mà chúng ta cảm thấy đến từ khuynh hướng gán tên gọi và đánh giá các trải nghiệm. Trong thiền, bạn cần trừ bỏ thói quen này. Thay vì nghĩ đến cách đi vào thiền, bạn cần cảm nhận con đường vào - cảm nhận rằng tâm đang càng lúc càng bình an, càng lúc càng yên lặng. Đừng gọi tên trải nghiệm ấy là tĩnh lặng. Bạn biết khi nào tâm đang hoạt động, bởi lúc ấy nó bị kích động và căng thẳng. Nhưng nếu tâm không hoạt động, nó liền chậm lại và trở nên tĩnh lặng, khi ấy bạn biết mình đang đi đúng đường. Nếu bằng quan sát, bạn nhận biết quá trình ấy, bạn sẽ dễ cảm nhận con đường đi vào thiền sâu hơn, tâm đổi sang trạng thái tốt đẹp, nhu nhuyễn, giải thoát. Vậy nên con đường đi vào định là cảm nhận toàn bộ quá trình thân tâm lắng dịu, thư giãn và cởi mở.


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...