10 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

“Ta phải chịu tuổi già; ta không tránh được tuổi già. Ta phải chịu bệnh tật; ta không tránh được bệnh tật. Ta phải chịu cái chết; ta không tránh được cái chết. Ta phải xa lìa mọi thứ yêu quý và dễ chịu…” - điều này nên được cả người nam lẫn người nữ, người tại gia lẫn xuất gia suy ngẫm.

Tuổi già, bênh tật và cái chết đợi sẳn chúng ta. Bạn càng trẻ và khỏe mạnh, suy ngẫm này càng quan trọng, bởi lẽ hầu hết mọi người thấy khó mà hình dung về những thực tế ấy. Sự thật là, đến tuổi năm mươi, bạn bắt đầu suy sụp, sang tuổi sáu mươi, bạn thật sự đang xuống dốc. Đến tuổi bảy mươi, bạn đang ngồi trong phòng chờ, trên đường ra đi.

BÀI 1

BẠN NHƯ MỘT CON BÒ ĐANG BỊ DẪN TỚI LÒ MỔ

Tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Dẫu vậy, tôi có cảm giác chỉ như mới hôm qua, khi tôi hai mươi tuổi, vui vẻ, chẳng lo gì về sức khỏe của mình. Đời người quả thực trôi rất nhanh. Chẳng bao lâu, tôi sẽ thức dậy và thấy mình ngoài bảy mươi. Suy ngẫm như vậy cho ta cái nhìn bao quát hơn. Nếu chỉ nghĩ tới ở đây và lúc này, chúng ta quên mất bức tranh toàn cảnh, và hành xử như kẻ say rượu.

Hồi trẻ, tôi có một giấc mơ lặp đi lặp lại rất sống động. Trong giấc mơ ấy, tôi thấy mình đang sống trong một căn nhà tồi tàn, và một sáng thức dậy, tôi nhận ra điều gì đã xảy ra: trong nhiều năm trời tôi đã lãng phí thời gian, và giờ đây tôi đã già mất rồi. Với nhận thức ấy, một cảm giác mãnh liệt về buông xả nảy sinh - một cảm giác chán ghét những gì mình đang làm. Giống như câu chuyện trong kinh về một người mù, mua được một miếng vải cũ rách bẩn thỉu từ một kẻ lừa gạt, kẻ ấy nói rằng đó là một miếng vải trắng sạch sẽ. Chỉ khi có thể nhìn được trở lại, người ấy mới nhận ra sai lầm của mình.

Một trong những câu chuyện ưa thích của tôi trong các bản văn Pali không thuộc kinh tạng là câu chuyện trong Biên niên sử Mahavamsa về người em của vua A-dục (Asoka). Giống như hầu hết những người ham thích dục lạc, người em của đức vua thèm khát quyền lực và theo đuổi ham muốn ấy dù cho trả giá bất cứ thứ gì. Người em luôn hy vọng có một ngày lật đổ người anh để trở thành vua. Nhưng đức vua vốn là Phật tử thuần thành, thấy em không hiểu cũng không quan tâm đến Phật pháp, nên quyết định dạy cho em mình một bài học. Có một ngày, khi đi tắm, ngài đã để tất cả y phục hoàng đế của mình bên ngoài nhà tắm. Ngài sắp xếp để một cận thần đưa người em đi ngang qua chỗ đặt y phục. Khi họ đi ngang qua nhà tắm, người cận thần nói với người em của A-dục: “Nhìn xem, đó là y phục của nhà vua - hẳn ngài đang tắm. Sẽ có ngày ông trở thành vua, sao ông không mặc thử xem?” Em của vua A-dục đáp: “Ta không thể; thế là phạm luật và sẽ chịu tội tử hình”. Người cận thần thôi thúc: “Không, không sao đâu, ông có thể thử; sẽ không ai biết”. Người em làm theo, và ngay lập tức A-dục ra khỏi phòng tắm và nói: “Ngươi đang làm gì vậy? Đó là tội tử hình! Dù ngươi là em ta, ta vẫn phải áp dụng luật pháp một cách công bằng. Ta xin lỗi, em trai, nhưng ngươi sẽ bị xử tử”.

A-dục tiếp: “Tuy nhiên, vì ngươi quá ham muốn làm vua như vậy, ta ban cho ngươi một ân huệ. Ngươi có thể được làm vua trong bảy ngày, được thụ hưởng mọi thú vui của một vị vua. Nhưng ngươi không thể thay đổi bản án và sau bảy ngày ta sẽ xử tử ngươi”.

Và thời hạn bảy ngày đã đến, nhà vua đem người em ra pháp trường, đao phủ chờ sẵn. A-dục hỏi người em: “Ngươi có vui không trong bảy ngày vừa qua?” Người em đáp: “Tôi vui sao được khi biết trong vài ngày nữa mình sẽ chết! Thậm chí tôi còn không thể ngủ được, nói gì tới vui”. Trước khi trả tự do cho người em, vua A-dục giảng giải bài học: “Dù là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm hay bảy mươi năm, sao ngươi có thể thiếu suy nghĩ mà đắm chìm trong dục lạc khi biết rằng cái chết đang đợi chờ mình?” Đây là một bài học có tác động lớn với tất cả chúng ta. Như kinh nói, bạn giống như con bò đang bị đưa tới lò mổ, bước dần tới cái chết của chính mình mà không cách gì thay đổi được. Những suy nghĩ như vậy sẽ làm bạn thức tỉnh.

BÀI 2

SUY NGẪM VỀ TUỔI GIÀ, BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT

Một trong những cách khiến bạn mở mắt trước Phật pháp là thấy được bức tranh toàn cảnh, hiểu được cuộc đời thực sự là gì. Nếu thực hiện điều ấy một cách thích đáng, nó sẽ đưa bạn tới buông xả. Bạo lực luôn gây đau khổ cho bất cứ ai; bạn có thể tự nhiên ở vào chỗ không phù hợp. Đã có nhiều hoàn cảnh, cái chết với tôi đó là một khả năng hoàn toàn xảy ra; nó là lời nhắc nhở quan trọng về những điều không chắc chắn trong cuộc sống này.

Ngay cả khi bạn sống ở một nơi không chiến tranh và bạo lực, hãy nhớ, bản chất của cơ thể là bệnh tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có thể ngay lúc này bạn bị ung thư mà chưa phát hiện ra. Bạn đã sẵn sàng đối diện với điều đó chưa? Nếu lúc này bạn chưa bị bệnh, sớm hay muộn rồi cũng sẽ bị - nếu bạn có thể sống lâu đến lúc đó. Đây là thực tế bạn nên suy ngẫm.

Sự suy ngẫm cho bạn thấy được cả những hạn chế lẫn cơ hội của cuộc sống. Khi hiểu được những hạn chế của mình – là tuổi già, bệnh tật và cái chết - điều gì cần làm sẽ trở nên rõ ràng. Để thấy sự hạn chế của mình, hãy nhìn vào bản chất của cơ thể: nó rất mong manh, với một chuỗi các vấn đề xảy ra bất tận mà không thể tránh được. Vậy thay vì cứ đồng nhất mình với cơ thể đó, chìm đắm trong nó, quan tâm thái quá đến nó, bạn làm khác đi, không sa vào mớ hỗn độn này một lần nữa. Đó là cơ hội.

Mê lầm có khuynh hướng làm chúng ta quên mất việc tận dụng cơ hội để giải thoát. Hầu hết mọi người bị mắc kẹt trong ảo tưởng, tự làm khổ mình và đầu độc sức khoẻ của mình. Nếu bạn khoẻ mạnh hoặc chỉ là những bệnh nhẹ, bạn nghĩ đó là bình thường; nếu bạn còn trẻ, bạn nghĩ mình được vui sướng như thế mãi. Trừ khi chủ ý suy ngẫm về bản chất thật sự của cơ thể, bạn dễ quên rằng các hành động của mình đều mang lại hậu quả, và bạn làm đủ thứ điều ngu ngốc. Trong cuộc sống, vui thú đến trước, nếu không cẩn thận, bạn sẽ trả giá đắt về sau.

Không những thế, mọi thứ đẹp đẽ - dù là một bông hoa, một cơ thể, hay một quang cảnh – đều héo tàn và cuối cùng trở nên xấu xí và băng hoại. Lúc này bạn sẽ thấy quá trình vận động của vô thường, mọi thứ hư hại, sụp đổ và biến mất. Một khi hiểu rằng mọi thứ đẹp đẽ ban đầu sẽ phải trả giá về sau, bạn sẽ đạt được sự buông bỏ - đối với toàn bộ trải nghiệm mà giác quan mang lại: đối với cơ thể, đối với các mối quan hệ, đối với sự đến và đi, đối với vạn vật. Kể cả trái đất xinh đẹp này rồi cũng có một ngày bị mặt trời nuốt chửng, chẳng còn lại gì – nó sẽ xoá sạch tất cả di sản mà con người tạo ra, không còn dấu tích nào của loài người, không còn nữa gì cả. Mọi thứ biến mất, kể cả Phật pháp. Đây là một tiến trình tự nhiên của vũ trụ mà khoa học đã chứng mình được.

Nỗi khổ và cái chết của người thân là một lời nhắc nhở hiệu lực về bản chất của cuộc sống. Lần cuối tôi gặp mẹ mình là khi bà đang bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ không hồi phục. Bà bị đưa đi khỏi tôi - Tôi thấy cơ thể bà, nhưng tâm trí bà không còn ở đó nữa. Rồi khi cha tôi qua đời. Tôi bị đánh thức vào nữa đêm, mẹ tôi nói rằng không thể làm cho ông ấy dậy được. Tôi lay ông, nhưng đó là cái xác đã chết. Ông là cha tôi, người tôi rất yêu thương. Ngay cả lúc ấy tôi biết cái chết chẳng qua là vậy, tôi đã nhìn thấy cái chết sát bên mình như thế. Có lẽ do hiểu biết về cái chết nên tôi không quá dính mắc đến cơ thể, và hành thiền của tôi cũng suông sẻ.

Khi hiểu về cái chết trở nên rõ ràng, bạn có tầm nhìn mới, thực tế hơn với cuộc sống. Đa số mọi người không suy nghĩ như vậy, họ có khuynh hướng lãng tránh về cái chết, họ cho nó là điều gì đó xa xôi, họ sẽ xử lý nó khi nó tới. Nhưng chính những người ấy lại không thể chấp nhận sự thật khi nó tới.

Tuổi già là lúc hầu hết mọi người nhìn lại, xem mình đã sống cuộc đời như thế nào. Với tôi, việc nhìn lại không hề khiến tôi khó chịu, bởi tôi đã sống một cuộc đời thanh tĩnh, rèn luyện tâm, có được an bình, hạnh phúc từ việc phụng sự người khác. Tôi tin chắc rằng mình là một người chuẩn bị tốt cho tuổi già. Tôi nhìn lại và nghĩ: “Đúng vậy, mình đã sử dụng thời gian một cách sáng suốt”. Giả dụ nếu đã sống một cuộc sống đầy ham muốn, hẳn tôi đã không có cảm giác yên ổn và tĩnh tâm vì đã làm điều gì đó. Rồi giống như một giấc mơ cứ lập đi lập lại ngày nào, sẽ có ngày tôi thức dậy và nghĩ: “Mình đã làm gì thế này? Sao mình đã phí thời gian lâu như vậy?” Quán chiếu về tuổi già, bệnh tật và cái chết cho chúng ta có một cái nhìn khác về cuộc sống, bởi thế chúng ta nên thực hiện điều ấy một cách sâu sắc hơn, thường xuyên hơn. Khi bạn đang hành thiền, hãy quán chiếu về cái chết như: “Mình sẽ chết, đó là điều chắc chắn”. Ngay cả bạn là một thiền giả nhiều kinh nghiệm, đừng đánh giá thấp tác động của sự quán chiếu về cái chết. Nếu chưa phải là người nhập lưu, sự suy ngẫm và quán chiếu như vậy có khả năng chuyển hóa cách bạn nhìn nhận cuộc đời. Thay vì dính mắc vào các giác quan, bạn có được niết bàn đối với nó; thay vì thèm khát, bạn tự nhiên chối bỏ nó.

BÀI 3

HỌC CÁCH CHẾT

Câu chuyện cuối cùng trong cuốn sách tôi đọc là về một con giun quá dính mắc đến đống phân nơi nó sống đến nổi không sẳn lòng từ bỏ, kể cả khi nó được hứa hẹn một nơi như trên thiên đường.  Nhiều người thích ở yên trong đống phân của họ. Bạn lôi họ ra ngoài một chút, và rồi họ lại quyết định bò vào trong.

Sự buông bỏ có vẻ đẹp và sự an bình lớn, nhưng do hầu hết mọi người chưa hiểu về khổ, họ không nhận ra điều này. Hạnh phúc đích thực được tìm thấy trong sự buông bỏ: ít của cải, không có nhiều mối quan hệ, không bị gánh nặng, không bị trói buộc. Đa số mọi người nghĩ như vậy là khổ. Nhưng bậc giác ngộ lại nói sự sa đà vào dục lạc thế gian mới thực sự là khổ. Nhiều người ngụp lặn trong dục lạc và cho đó là hạnh phúc. Tôi đã từng như vậy, đã làm vậy, và tôi biết thế nào là khổ. Nhưng mọi người cho rằng họ cần tự mình trải nghiệm, vậy là họ đưa tay vào lửa và tất nhiên, bị lửa đốt cháy. Rồi họ nhận ra Đức Phật đã đúng. Nhưng quá muộn, lúc này họ đã bị ràng buộc quá chặt vào thế gian.

Vậy hãy sáng suốt đưa cuộc sống của bạn đi đúng đường. Đừng cứ chạy theo người khác; hãy tự mình tìm hiểu con đường đích thực tới hạnh phúc và tự do, rồi đi theo nó. Quyết định của bạn sẽ tác động đến bạn không chỉ hôm nay, mà mười, hai mươi năm hay cả quảng đời còn lại. Hãy tự hỏi: mình đã chuẩn bị gì cho tuổi già, bệnh tật, và cái chết chưa? Sự chuẩn bị này không phải chỉ nói tới vấn đề vật chất, mà tất cả về các nguồn lực tâm linh. Bạn có khả năng nhận ra rằng bị bệnh và già yếu chẳng qua là điều tự nhiên của cơ thể không? Bạn cần học cách chết - chết đi với thế gian, với của cải, chết đi với mọi ham muốn trong đời. Nghĩa là, bạn học cách buông bỏ mọi thứ. Nếu bạn có khả năng học cách chết. Vậy bạn đang đi đúng đường.

Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta), Đức Phật hỏi các đệ tử, năm uẩn - tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức - là thường hay vô thường. Các chúng đệ tử đáp chúng vô thường. Đức Phật lại hỏi một thứ vô thường là vui hay khổ. Họ đáp là khổ. Ngài hỏi, liệu có thích hợp không khi coi khổ ấy là của tôi, hay cái tôi? Các đệ tử đáp không. Nếu hiểu rằng các uẩn là khổ, bạn nhận ra năm uẩn của một người đã là quá nhiều, ngay lúc đó, bạn có động cơ lớn lao để tu tập.

Một khi hiểu tuổi già, bệnh tật và cái chết, bạn hiểu rằng mình có một vấn đề, vấn đề ấy cần được giải quyết. Rắc rối ở chỗ, hầu hết mội người không hành động cho đến khi vấn đề xuất hiện ngay trước mặt họ. Chỉ khi đã già; chỉ khi thực sự bị bệnh họ mới quan tâm đến bệnh tật; chỉ khi sắp chết họ mới nghĩ đến cái chết. Họ chẳng khác gì một đứa trẻ, đáng lẽ phải học tập nhiều tháng trước thì lại học tất cả mọi thứ vào đêm trước khi thi. Về tuổi già, bệnh tật và cái chết cũng vậy: hãy làm bài tập ngay lúc này, khi bạn còn trẻ, khỏe, đầy sức sống.

BÀI 4

SUY NGẪM VỀ DỤC LẠC

Bạn có thể chuẩn bị cho sự giải thoát khỏi khổ của mình bằng cách chối bỏ sự quan tâm đến cơ thể - cả cơ thể của mình lẫn cơ thể của người khác. Nhìn vào cơ thể thật sự hấp dẫn, bạn chỉ thấy một chúng sinh khác trong luân hồi, một thứ phải chịu khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, không có gì để ham muốn. Khi có thể nhìn như vậy có nghĩa bạn được giải thoát khỏi ham muốn cơ thể.

Một số ham muốn của chúng ta khiến ta bồn chồn đến độ không thể dừng suy nghĩ, tưởng tượng, và tiêu tốn quá nhiều thời gian. Dẫu vậy, nhiều người thích cảm giác ấy. Giống như ẩn dụ về một người bị bệnh cùi hủi, người ấy dùng lửa đốt những vết thương ngứa ngáy của mình vì nó làm cho anh ta cảm thấy thỏa mãn hơn một chút. Thật ra anh ta đang thiêu đốt chính mình, nhưng vì ngứa ngáy, nên anh ta cảm thấy thế là hạnh phúc. Với các dục lạc cũng vậy. Khi hiểu bản chất thực của chúng, ta sẽ buông bỏ.

Ajahn Sumedho có lần kể câu chuyện về một cặp vợ chồng sống gần tu viện Chithurst ở Anh. Họ đáng lẽ có một cuộc hôn nhân hoàn hảo: yêu nhau khi còn trẻ, và hầu như không tranh cãi. Rồi người vợ bị chứng viêm khớp nặng, lúc nào cũng đau đớn. Nhưng khi bà muốn buông xuôi và ra đi, người chồng lại không để bà làm vậy, nói rằng ông không thể chịu được nếu sống thiếu bà. Vậy là một người chịu khổ vì người kia không để mình ra đi. Hạnh phúc trước đó của mối quan hệ ấy giống như một món nợ phải được trả.

Thực vậy, Đức Phật nói việc ham muốn và dục lạc giống như một khoản vay; bất kỳ vui thú nào bạn có được từ trải nghiệm của các giác quan, bạn sẽ phải trả giá bằng sự thất vọng, vỡ mộng và khổ. Có thể thấy điều đó khi người ta yêu, có thể bạn có được một chút vui vẻ khi yêu, nhưng chắc chắn bạn sẽ mất vài thứ, bạn mất đi tự do, mất nhiều thời gian hơn. Và khi bị ràng buộc vào nhau trong đau khổ, bạn mất đi sự bình yên hoặc thậm chí mất luôn cả con người mà bạn từng yêu quý, mọi thứ tan nát, tuyệt vọng và thậm chí muốn tự tử... Đây là món nợ vay đến hạn phải trả. Có thể bạn có được chút vui vẻ, nhưng sẽ phải trả giá về sau.

Nếu tiếp tục suy ngẫm, “Mình chắc chắn phải rời xa những thứ yêu thương và dễ chịu”, dần dần bạn nhận ra mọi thứ không còn ý nghĩa gì nữa, bạn mất đi sự quan tâm đến ham muốn và dục lạc. Khi đã hiểu chúng thấu đáo, bạn nhận ra chẳng có ý nghĩa gì khi theo đuổi những thứ ấy. Khi đó, bạn có thể toàn tâm với việc giải thoát khỏi ham muốn, đảm bảo trong tương lai mình sẽ không có thêm ham muốn nào khác. Bạn cũng hiểu rằng, sự dính mắc đến cơ thể là một trong những điều cốt lõi nhất phải thấu hiểu và buông xả.

BÀI 5

QUÁN THÂN

Để vượt qua dính mắc đến cơ thể, chúng ta thực hiện các bài tập như quán chiếu các bộ phận cơ thể, bạn thậm chí có thể đi xem hỏa tán hay mổ tử thi. Quá trình hỏa táng hay mổ tử thi diễn ra, bạn có thể thấy được bản chất của cơ thể, và bạn biết cơ thể của mình cũng vậy. Thông điệp rất rõ: dính mắc đến cơ thể không đem lại sự sáng suốt nào.

Khi quán chiếu quá trình vận động của tự nhiên, quan sát sự phân hủy cơ thể, sự hiểu biết ấy thấm sâu, bạn đã nội quán về một trong những khổ ải lớn nhất trong sự tồn tại của con người. Thực vậy, chính sự suy ngẫm về tuổi già, bệnh tật và chết đã khiến Đức Phật lên đường tìm sự giải thoát khỏi những điều này. Ngài nhận ra tuổi già, bệnh tật và cái chết về cơ bản là những hình thức của thế gian vô thường, bởi vậy nó cho Ngài động lực đi tìm giải thoát.

Quán chiếu về cơ thể như vậy cho bạn cảm giác thất vọng, khiến cho sự dính mắc vào nó biến mất, bạn không còn lo lắng, để tâm, mê đắm nó nữa. Khi mê đắm cơ thể biến mất, sự mê đắm vào người khác cũng biến mất theo. Bạn nhìn một cơ thể hấp dẫn, và tất cả những gì bạn thấy là một cơ thể với lục phủ ngũ tạng giống như mình. Tự nhiên các giác quan của bạn được kiềm chế, ham muốn lạc thú không nổi lên. Bạn có thể thực hành quán thân bất tịnh.

Cách suy ngẫm ấy cũng có thể được sử dụng để đối trị sân hận. Ít có khả năng bạn giận dữ hay bực bội với người bị bệnh nặng; bởi bạn có sự cảm thông tự nhiên với một người đang đau đớn, khổ ải và sắp chết. Bạn có thể mở rộng những cảm giác ấy tới bất kỳ ai, vì chúng ta đều đang đi tới cái chết. Dù người khác nói hay làm gì với bạn, hãy nhớ rằng họ cũng đang đi tới cái chết. Khi bạn nhìn vào người khác như vậy, chướng ngại do sân hận sẽ không nổi lên, và do không quan tâm thái quá đến cơ thể, nên bạn có thể thanh thản đi vào cảnh giới của nội tâm.

BÀI 6

GIẢI THOÁT KHỎI CƠ THỂ

Như vậy, lý do bạn thực hiện bài tập thiền quán thân và tâm là để hiểu bản chất thực của nó, thấy sự thất vọng đối với nó, để có khả năng từ bỏ nó. Bạn nghĩ “đi rồi” khi bàn tay biến mất, “đến lúc rồi” khi chân biến mất; “thật thoải mái” khi lưng biến mất; “vui thay” khi hơi thở tan dần. Toàn bộ cơ thể cứ tan biến. Cuối cùng bạn giải thoát khỏi nó. Và do xả bỏ cơ thể, bạn được thấy trước về cách chết đúng đắn. Đây là một bài học lớn nhất mà chúng ta có được từ việc hành thiền (định tâm và nội quán).

Nếu không thể buông bỏ cơ thể từ khi còn khỏe mạnh, sao bạn lại nghĩ mình sẽ làm được vậy khi đã già, mắc bệnh và đau đớn? Ngay cả bây giờ, khi đã có những nhức nhối trong cơ thể, hành thiền có dễ không? Quán sát hởi thở có dễ không? Bạn nghĩ sẽ ra sao khi bản thân mắc bệnh, đau đớn, khi đã yếu và không còn bao nhiêu năng lượng? Lúc ấy khó hơn rất nhiều, thậm chí bạn không thể làm gì được nữa ngoài gồng mình chịu đựng. Vậy khi còn có sức khỏe, khi cơ thể còn chấp nhận được, dù ở bất cứ trạng thái nào của cơ thể hiện giờ - vì nó sẽ chỉ tệ hơn mà thôi - hãy dành thời gian học cách buông bỏ.

Hãy rèn luyện: ngồi xuống, bắt chéo chân, nhắm mắt, thực hành yên lặng và nhận biết khoảnh khắc hiện tại. Hãy nhớ rằng hầu hết các ý nghĩ của bạn về cơ thể chỉ là các trải nghiệm do vui thú giác quan mang lại. Hãy dừng tất cả. Hiện hữu với hơi thở, để nó trở thành hơi thở đẹp và để cơ thể biến mất. Khi đang hoàn toàn tập trung vào hơi thở, bạn không thể cảm thấy đầu hay chân mình. Bạn không cảm nhận cơ thể, và cũng chẳng bận tâm; nó đã biến mất, tất cả những gì bạn có là hơi thở. Hơi thở trở thành hơi thở tốt đẹp, rồi một tâm ảnh nổi lên. Lúc ấy, cơ thể, kể cả hơi thở, hoàn toàn tan biến.

Giải thoát khỏi cơ thể: đây là điều xảy ra lúc bạn chết. Tâm ảnh cũng chính là ánh sáng mà mọi người thấy khi họ rời bỏ cơ thể lúc lâm chung, hay khi có trải nghiệm cận tử. Giai đoạn tâm ảnh mang lại phúc lạc tuyệt diệu - hơn mọi lạc thú thế gian - và không phải khó đạt được đến thế nếu bạn buông bỏ cơ thể. Nếu thấy sự dính mắc vẫn còn đó, hãy nhắc nhở rằng bạn thật ra đang bám dính tới khổ, đang bám lấy mớ than cháy. Hãy buông bỏ cơ thể, bỏ rơi nó, và ra khỏi ngọn lửa.

Nếu bạn chưa từng trải nghiệm điều này, có thể nghe như chuyện viễn tưởng. Nhưng khi tu tập của bạn tiến bộ, dần dần bạn bắt đầu nhận ra đây không phải tưởng tượng, những trạng thái này thật sự tồn tại, và điều tôi nói là đúng. Tất cả những gì bạn cần là giữ chánh niệm và đưa tu tập đi xa hơn, buông bỏ cơ thể nhiều hơn. Hành trì như vậy, bạn bắt đầu trải nghiệm phúc lạc. Bạn hiểu rằng cơ thể chỉ là khổ do tuổi già, bệnh tật và cái chết, mà ngay cả trạng thái bình thường nó cũng là khổ bởi một chuổi các vấn đề phát sinh vô tận với nó. Đây là một thực chứng có tác động mạnh mẽ mà bạn có được do thiền sâu. Một tâm ảnh là đủ để cho bạn thực chứng điều này, và nếu bạn đạt tới được các trạng thái thiền, nó rõ ràng, không thể nhầm lẫn.

Do đã quen với sự khổ không lúc nào ngừng, thường chúng ta không nhận ra nỗi khổ của cơ thể. Người thầy Ajahn Chah của tôi đưa ra một ẩn dụ, đó là một người khi sinh ra đã bị sợi dây quấn quanh cổ và hai con quỷ ở hai đầu dây xiết lại. Dù ông chưa bao giờ nói hai con quỷ ấy là gì, nhưng tôi cho rằng chúng là ham muốn và sân hận, dính mắc trực tiếp đến cơ thể. Hai con quỷ liên tục xiết chặt sợi dây, nhưng do bạn chưa từng có khả năng hít thở bình thường, nên bạn không nhận ra điều ấy. Bạn nghĩ đây là điều hiển nhiên, đây là cuộc sống. Rồi một ngày, bạn có một thời hành thiền tạm ổn, tới được giai đoạn hơi thở tốt đẹp, và sợi dây được nới lỏng. Bạn có thể hít thở và nghĩ: “Thật an bình, thật dễ chịu”. Rồi bạn tới giai đoạn tâm ảnh, sợi dây gần như nới ra hoàn toàn: “Thật đáng kinh ngạc!”

Bạn đang thực chứng một chân lý lớn của Phật giáo, điều mà Đức Phật cũng đã thực chứng: lý do bạn hạnh phúc là bởi khổ đau tan biến. Hai con quỷ đã buông sợi dây, và bạn có thể hít thở trở lại bình thường. Thật tuyệt vời khi tự mình trải nghiệm điều này, nó cho bạn cái nhìn trực tiếp vào những gì chúng ta đang tìm cách đạt được. Do tính chất gây đau khổ của cơ thể, chúng ta tu tập để xa lìa nó, siêu việt nó bằng cách đi vào thế giới nội tâm. Khi bạn thực hiện điều này một cách trọn vẹn và không thay đổi, bạn bất hoàn (nonreturner), sẽ không bao giờ sinh trở lại vào cảnh giới của thân xác thể chất nữa. Còn nếu không chỉnh đốn lại tu tập, ai mà biết tái sinh sắp tới bạn sẽ ở đâu?

BÀI 7

CÁNH CỬA DẪN TỚI SỰ BẤT DIỆT

Bạn cũng có thể trải nghiệm phúc lạc của giải thoát. Khi ấy bạn hiểu lời dạy của Đức Phật và có thể tiếp tục hành trình một cách độc lập. Bạn sẽ không cần đến người khác, không quan tâm điều họ nói hay làm. Bạn sẽ chỉ tu tập, một mình, hạnh phúc, và trở nên giải thoát. Chẳng lẽ bạn không muốn vậy? Nó đang được trao cho bạn, và bạn có thể làm được. Nếu chưa làm được, đó chỉ là vấn đề thời gian. Cánh cửa dẫn tới sự bất diệt đã mở. Tùy thuộc bạn có đi qua cánh cửa ấy hay không, và rồi bạn sẽ không già đi, mắc bệnh và chết nữa.

Hãy biến lần này thành lần cuối cùng!


7 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

BÀI 7

CÁNH CỬA DẪN TỚI SỰ BẤT DIỆT

Bạn cũng có thể trải nghiệm phúc lạc của giải thoát. Khi ấy bạn hiểu lời dạy của Đức Phật và có thể tiếp tục hành trình một cách độc lập. Bạn sẽ không cần đến người khác, không quan tâm điều họ nói hay làm. Bạn sẽ chỉ tu tập, một mình, hạnh phúc, và trở nên giải thoát. Chẳng lẽ bạn không muốn vậy? Nó đang được trao cho bạn, và bạn có thể làm được. Nếu chưa làm được, đó chỉ là vấn đề thời gian. Cánh cửa dẫn tới sự bất diệt đã mở. Tùy thuộc bạn có đi qua cánh cửa ấy hay không, và rồi bạn sẽ không già đi, mắc bệnh và chết nữa.

Hãy biến lần này thành lần cuối cùng!


6 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 6

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

BÀI 6

GIẢI THOÁT KHỎI CƠ THỂ

Như vậy, lý do bạn thực hiện bài tập thiền quán thân và tâm là để hiểu bản chất thực của nó, thấy sự thất vọng đối với nó, để có khả năng từ bỏ nó. Bạn nghĩ “đi rồi” khi bàn tay biến mất, “đến lúc rồi” khi chân biến mất; “thật thoải mái” khi lưng biến mất; “vui thay” khi hơi thở tan dần. Toàn bộ cơ thể cứ tan biến. Cuối cùng bạn giải thoát khỏi nó. Và do xả bỏ cơ thể, bạn được thấy trước về cách chết đúng đắn. Đây là một bài học lớn nhất mà chúng ta có được từ việc hành thiền (định tâm và nội quán).

Nếu không thể buông bỏ cơ thể từ khi còn khỏe mạnh, sao bạn lại nghĩ mình sẽ làm được vậy khi đã già, mắc bệnh và đau đớn? Ngay cả bây giờ, khi đã có những nhức nhối trong cơ thể, hành thiền có dễ không? Quán sát hởi thở có dễ không? Bạn nghĩ sẽ ra sao khi bản thân mắc bệnh, đau đớn, khi đã yếu và không còn bao nhiêu năng lượng? Lúc ấy khó hơn rất nhiều, thậm chí bạn không thể làm gì được nữa ngoài gồng mình chịu đựng. Vậy khi còn có sức khỏe, khi cơ thể còn chấp nhận được, dù ở bất cứ trạng thái nào của cơ thể hiện giờ - vì nó sẽ chỉ tệ hơn mà thôi - hãy dành thời gian học cách buông bỏ.

Hãy rèn luyện: ngồi xuống, bắt chéo chân, nhắm mắt, thực hành yên lặng và nhận biết khoảnh khắc hiện tại. Hãy nhớ rằng hầu hết các ý nghĩ của bạn về cơ thể chỉ là các trải nghiệm do vui thú giác quan mang lại. Hãy dừng tất cả. Hiện hữu với hơi thở, để nó trở thành hơi thở đẹp và để cơ thể biến mất. Khi đang hoàn toàn tập trung vào hơi thở, bạn không thể cảm thấy đầu hay chân mình. Bạn không cảm nhận cơ thể, và cũng chẳng bận tâm; nó đã biến mất, tất cả những gì bạn có là hơi thở. Hơi thở trở thành hơi thở tốt đẹp, rồi một tâm ảnh nổi lên. Lúc ấy, cơ thể, kể cả hơi thở, hoàn toàn tan biến.

Giải thoát khỏi cơ thể: đây là điều xảy ra lúc bạn chết. Tâm ảnh cũng chính là ánh sáng mà mọi người thấy khi họ rời bỏ cơ thể lúc lâm chung, hay khi có trải nghiệm cận tử. Giai đoạn tâm ảnh mang lại phúc lạc tuyệt diệu - hơn mọi lạc thú thế gian - và không phải khó đạt được đến thế nếu bạn buông bỏ cơ thể. Nếu thấy sự dính mắc vẫn còn đó, hãy nhắc nhở rằng bạn thật ra đang bám dính tới khổ, đang bám lấy mớ than cháy. Hãy buông bỏ cơ thể, bỏ rơi nó, và ra khỏi ngọn lửa.

Nếu bạn chưa từng trải nghiệm điều này, có thể nghe như chuyện viễn tưởng. Nhưng khi tu tập của bạn tiến bộ, dần dần bạn bắt đầu nhận ra đây không phải tưởng tượng, những trạng thái này thật sự tồn tại, và điều tôi nói là đúng. Tất cả những gì bạn cần là giữ chánh niệm và đưa tu tập đi xa hơn, buông bỏ cơ thể nhiều hơn. Hành trì như vậy, bạn bắt đầu trải nghiệm phúc lạc. Bạn hiểu rằng cơ thể chỉ là khổ do tuổi già, bệnh tật và cái chết, mà ngay cả trạng thái bình thường nó cũng là khổ bởi một chuổi các vấn đề phát sinh vô tận với nó. Đây là một thực chứng có tác động mạnh mẽ mà bạn có được do thiền sâu. Một tâm ảnh là đủ để cho bạn thực chứng điều này, và nếu bạn đạt tới được các trạng thái thiền, nó rõ ràng, không thể nhầm lẫn.

Do đã quen với sự khổ không lúc nào ngừng, thường chúng ta không nhận ra nỗi khổ của cơ thể. Người thầy Ajahn Chah của tôi đưa ra một ẩn dụ, đó là một người khi sinh ra đã bị sợi dây quấn quanh cổ và hai con quỷ ở hai đầu dây xiết lại. Dù ông chưa bao giờ nói hai con quỷ ấy là gì, nhưng tôi cho rằng chúng là ham muốn và sân hận, dính mắc trực tiếp đến cơ thể. Hai con quỷ liên tục xiết chặt sợi dây, nhưng do bạn chưa từng có khả năng hít thở bình thường, nên bạn không nhận ra điều ấy. Bạn nghĩ đây là điều hiển nhiên, đây là cuộc sống. Rồi một ngày, bạn có một thời hành thiền tạm ổn, tới được giai đoạn hơi thở tốt đẹp, và sợi dây được nới lỏng. Bạn có thể hít thở và nghĩ: “Thật an bình, thật dễ chịu”. Rồi bạn tới giai đoạn tâm ảnh, sợi dây gần như nới ra hoàn toàn: “Thật đáng kinh ngạc!”

Bạn đang thực chứng một chân lý lớn của Phật giáo, điều mà Đức Phật cũng đã thực chứng: lý do bạn hạnh phúc là bởi khổ đau tan biến. Hai con quỷ đã buông sợi dây, và bạn có thể hít thở trở lại bình thường. Thật tuyệt vời khi tự mình trải nghiệm điều này, nó cho bạn cái nhìn trực tiếp vào những gì chúng ta đang tìm cách đạt được. Do tính chất gây đau khổ của cơ thể, chúng ta tu tập để xa lìa nó, siêu việt nó bằng cách đi vào thế giới nội tâm. Khi bạn thực hiện điều này một cách trọn vẹn và không thay đổi, bạn bất hoàn (nonreturner), sẽ không bao giờ sinh trở lại vào cảnh giới của thân xác thể chất nữa. Còn nếu không chỉnh đốn lại tu tập, ai mà biết tái sinh sắp tới bạn sẽ ở đâu?


5 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

BÀI 5

QUÁN THÂN

Để vượt qua dính mắc đến cơ thể, chúng ta thực hiện các bài tập như quán chiếu các bộ phận cơ thể, bạn thậm chí có thể đi xem hỏa tán hay mổ tử thi. Quá trình hỏa táng hay mổ tử thi diễn ra, bạn có thể thấy được bản chất của cơ thể, và bạn biết cơ thể của mình cũng vậy. Thông điệp rất rõ: dính mắc đến cơ thể không đem lại sự sáng suốt nào.

Khi quán chiếu quá trình vận động của tự nhiên, quan sát sự phân hủy cơ thể, sự hiểu biết ấy thấm sâu, bạn đã nội quán về một trong những khổ ải lớn nhất trong sự tồn tại của con người. Thực vậy, chính sự suy ngẫm về tuổi già, bệnh tật và chết đã khiến Đức Phật lên đường tìm sự giải thoát khỏi những điều này. Ngài nhận ra tuổi già, bệnh tật và cái chết về cơ bản là những hình thức của thế gian vô thường, bởi vậy nó cho Ngài động lực đi tìm giải thoát.

Quán chiếu về cơ thể như vậy cho bạn cảm giác thất vọng, khiến cho sự dính mắc vào nó biến mất, bạn không còn lo lắng, để tâm, mê đắm nó nữa. Khi mê đắm cơ thể biến mất, sự mê đắm vào người khác cũng biến mất theo. Bạn nhìn một cơ thể hấp dẫn, và tất cả những gì bạn thấy là một cơ thể với lục phủ ngũ tạng giống như mình. Tự nhiên các giác quan của bạn được kiềm chế, ham muốn lạc thú không nổi lên. Bạn có thể thực hành quán thân bất tịnh.

Cách suy ngẫm ấy cũng có thể được sử dụng để đối trị sân hận. Ít có khả năng bạn giận dữ hay bực bội với người bị bệnh nặng; bởi bạn có sự cảm thông tự nhiên với một người đang đau đớn, khổ ải và sắp chết. Bạn có thể mở rộng những cảm giác  ấy tới bất kỳ ai, vì chúng ta đều đang đi tới cái chết. Dù người khác nói hay làm gì với bạn, hãy nhớ rằng họ cũng đang đi tới cái chết. Khi bạn nhìn vào người khác như vậy, chướng ngại do sân hận sẽ không nổi lên, và do không quan tâm thái quá đến cơ thể, nên bạn có thể thanh thản đi vào cảnh giới của nội tâm.


4 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

BÀI 4

SUY NGẪM VỀ DỤC LẠC

Bạn có thể chuẩn bị cho sự giải thoát khỏi khổ của mình bằng cách chối bỏ sự quan tâm đến cơ thể - cả cơ thể của mình lẫn cơ thể của người khác. Nhìn vào cơ thể thật sự hấp dẫn, bạn chỉ thấy một chúng sinh khác trong luân hồi, một thứ phải chịu khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, không có gì để ham muốn. Khi có thể nhìn như vậy có nghĩa bạn được giải thoát khỏi ham muốn cơ thể.

Một số ham muốn của chúng ta khiến ta bồn chồn đến độ không thể dừng suy nghĩ, tưởng tượng, và tiêu tốn quá nhiều thời gian. Dẫu vậy, nhiều người thích cảm giác ấy. Giống như ẩn dụ về một người bị bệnh cùi hủi, người ấy dùng lửa đốt những vết thương ngứa ngáy của mình vì nó làm cho anh ta cảm thấy thỏa mãn hơn một chút. Thật ra anh ta đang thiêu đốt chính mình, nhưng vì ngứa ngáy, nên anh ta cảm thấy thế là hạnh phúc. Với các dục lạc cũng vậy. Khi hiểu bản chất thực của chúng, ta sẽ buông bỏ.

Ajahn Sumedho có lần kể câu chuyện về một cặp vợ chồng sống gần tu viện Chithurst ở Anh. Họ đáng lẽ có một cuộc hôn nhân hoàn hảo: yêu nhau khi còn trẻ, và hầu như không tranh cãi. Rồi người vợ bị chứng viêm khớp nặng, lúc nào cũng đau đớn. Nhưng khi bà muốn buông xuôi và ra đi, người chồng lại không để bà làm vậy, nói rằng ông không thể chịu được nếu sống thiếu bà. Vậy là một người chịu khổ vì người kia không để mình ra đi. Hạnh phúc trước đó của mối quan hệ ấy giống như một món nợ phải được trả.

Thực vậy, Đức Phật nói việc ham muốn và dục lạc giống như một khoản vay; bất kỳ vui thú nào bạn có được từ trải nghiệm của các giác quan, bạn sẽ phải trả giá bằng sự thất vọng, vỡ mộng và khổ. Có thể thấy điều đó khi người ta yêu, có thể bạn có được một chút vui vẻ khi yêu, nhưng chắc chắn bạn sẽ mất vài thứ, bạn mất đi tự do, mất nhiều thời gian hơn. Và khi bị ràng buộc vào nhau trong đau khổ, bạn mất đi sự bình yên hoặc thậm chí mất luôn cả con người mà bạn từng yêu quý, mọi thứ tan nát, tuyệt vọng và thậm chí muốn tự tử... Đây là món nợ vay đến hạn phải trả. Có thể bạn có được chút vui vẻ, nhưng sẽ phải trả giá về sau.

Nếu tiếp tục suy ngẫm, “Mình chắc chắn phải rời xa những thứ yêu thương và dễ chịu”, dần dần bạn nhận ra mọi thứ không còn ý nghĩa gì nữa, bạn mất đi sự quan tâm đến ham muốn và dục lạc. Khi đã hiểu chúng thấu đáo, bạn nhận ra chẳng có ý nghĩa gì khi theo đuổi những thứ ấy. Khi đó, bạn có thể toàn tâm với việc giải thoát khỏi ham muốn, đảm bảo trong tương lai mình sẽ không có thêm ham muốn nào khác. Bạn cũng hiểu rằng, sự dính mắc đến cơ thể là một trong những điều cốt lõi nhất phải thấu hiểu và buông xả.


3 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

BÀI 3

HỌC CÁCH CHẾT

Câu chuyện cuối cùng trong cuốn sách tôi đọc là về một con giun quá dính mắc đến đống phân nơi nó sống đến nổi không sẳn lòng từ bỏ, kể cả khi nó được hứa hẹn một nơi như trên thiên đường.  Nhiều người thích ở yên trong đống phân của họ. Bạn lôi họ ra ngoài một chút, và rồi họ lại quyết định bò vào trong.

Sự buông bỏ có vẻ đẹp và sự an bình lớn, nhưng do hầu hết mọi người chưa hiểu về khổ, họ không nhận ra điều này. Hạnh phúc đích thực được tìm thấy trong sự buông bỏ: ít của cải, không có nhiều mối quan hệ, không bị gánh nặng, không bị trói buộc. Đa số mọi người nghĩ như vậy là khổ. Nhưng bậc giác ngộ lại nói sự sa đà vào dục lạc thế gian mới thực sự là khổ. Nhiều người ngụp lặn trong dục lạc và cho đó là hạnh phúc. Tôi đã từng như vậy, đã làm vậy, và tôi biết thế nào là khổ. Nhưng mọi người cho rằng họ cần tự mình trải nghiệm, vậy là họ đưa tay vào lửa và tất nhiên, bị lửa đốt cháy. Rồi họ nhận ra Đức Phật đã đúng. Nhưng quá muộn, lúc này họ đã bị ràng buộc quá chặt vào thế gian.

Vậy hãy sáng suốt đưa cuộc sống của bạn đi đúng đường. Đừng cứ chạy theo người khác; hãy tự mình tìm hiểu con đường đích thực tới hạnh phúc và tự do, rồi đi theo nó. Quyết định của bạn sẽ tác động đến bạn không chỉ hôm nay, mà mười, hai mươi năm hay cả quảng đời còn lại. Hãy tự hỏi: mình đã chuẩn bị gì cho tuổi già, bệnh tật, và cái chết chưa? Sự chuẩn bị này không phải chỉ nói tới vấn đề vật chất, mà tất cả về các nguồn lực tâm linh. Bạn có khả năng nhận ra rằng bị bệnh và già yếu chẳng qua là điều tự nhiên của cơ thể không? Bạn cần học cách chết - chết đi với thế gian, với của cải, chết đi với mọi ham muốn trong đời. Nghĩa là, bạn học cách buông bỏ mọi thứ. Nếu bạn có khả năng học cách chết. Vậy bạn đang đi đúng đường.

Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta), Đức Phật hỏi các đệ tử, năm uẩn - tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức - là thường hay vô thường. Các chúng đệ tử đáp chúng vô thường. Đức Phật lại hỏi một thứ vô thường là vui hay khổ. Họ đáp là khổ. Ngài hỏi, liệu có thích hợp không khi coi khổ ấy là của tôi, hay cái tôi? Các đệ tử đáp không. Nếu hiểu rằng các uẩn là khổ, bạn nhận ra năm uẩn của một người đã là quá nhiều, ngay lúc đó, bạn có động cơ lớn lao để tu tập.

Một khi hiểu tuổi già, bệnh tật và cái chết, bạn hiểu rằng mình có một vấn đề, vấn đề ấy cần được giải quyết. Rắc rối ở chỗ, hầu hết mội người không hành động cho đến khi vấn đề xuất hiện ngay trước mặt họ. Chỉ khi đã già; chỉ khi thực sự bị bệnh họ mới quan tâm đến bệnh tật; chỉ khi sắp chết họ mới nghĩ đến cái chết. Họ chẳng khác gì một đứa trẻ, đáng lẽ phải học tập nhiều tháng trước thì lại học tất cả mọi thứ vào đêm trước khi thi. Về tuổi già, bệnh tật và cái chết cũng vậy: hãy làm bài tập ngay lúc này, khi bạn còn trẻ, khỏe, đầy sức sống.


2 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

BÀI 2

SUY NGẪM VỀ TUỔI GIÀ, BỆNH TẬT VÀ CÁI CHẾT

Một trong những cách khiến bạn mở mắt trước Phật pháp là thấy được bức tranh toàn cảnh, hiểu được cuộc đời thực sự là gì. Nếu thực hiện điều ấy một cách thích đáng, nó sẽ đưa bạn tới buông xả. Bạo lực luôn gây đau khổ cho bất cứ ai; bạn có thể tự nhiên ở vào chỗ không phù hợp. Đã có nhiều hoàn cảnh, cái chết với tôi đó là một khả năng hoàn toàn xảy ra; nó là lời nhắc nhở quan trọng về những điều không chắc chắn trong cuộc sống này.

Ngay cả khi bạn sống ở một nơi không chiến tranh và bạo lực, hãy nhớ, bản chất của cơ thể là bệnh tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có thể ngay lúc này bạn bị ung thư mà chưa phát hiện ra. Bạn đã sẵn sàng đối diện với điều đó chưa? Nếu lúc này bạn chưa bị bệnh, sớm hay muộn rồi cũng sẽ bị - nếu bạn có thể sống lâu đến lúc đó. Đây là thực tế bạn nên suy ngẫm.

Sự suy ngẫm cho bạn thấy được cả những hạn chế lẫn cơ hội của cuộc sống. Khi hiểu được những hạn chế của mình – là tuổi già, bệnh tật và cái chết - điều gì cần làm sẽ trở nên rõ ràng. Để thấy sự hạn chế của mình, hãy nhìn vào bản chất của cơ thể: nó rất mong manh, với một chuỗi các vấn đề xảy ra bất tận mà không thể tránh được. Vậy thay vì cứ đồng nhất mình với cơ thể đó, chìm đắm trong nó, quan tâm thái quá đến nó, bạn làm khác đi, không sa vào mớ hỗn độn này một lần nữa. Đó là cơ hội.

Mê lầm có khuynh hướng làm chúng ta quên mất việc tận dụng cơ hội để giải thoát. Hầu hết mọi người bị mắc kẹt trong ảo tưởng, tự làm khổ mình và đầu độc sức khoẻ của mình. Nếu bạn khoẻ mạnh hoặc chỉ là những bệnh nhẹ, bạn nghĩ đó là bình thường; nếu bạn còn trẻ, bạn nghĩ mình được vui sướng như thế mãi. Trừ khi chủ ý suy ngẫm về bản chất thật sự của cơ thể, bạn dễ quên rằng các hành động của mình đều mang lại hậu quả, và bạn làm đủ thứ điều ngu ngốc. Trong cuộc sống, vui thú đến trước, nếu không cẩn thận, bạn sẽ trả giá đắt về sau.

Không những thế, mọi thứ đẹp đẽ - dù là một bông hoa, một cơ thể, hay một quang cảnh – đều héo tàn và cuối cùng trở nên xấu xí và băng hoại. Lúc này bạn sẽ thấy quá trình vận động của vô thường, mọi thứ hư hại, sụp đổ và biến mất. Một khi hiểu rằng mọi thứ đẹp đẽ ban đầu sẽ phải trả giá về sau, bạn sẽ đạt được sự buông bỏ - đối với toàn bộ trải nghiệm mà giác quan mang lại: đối với cơ thể, đối với các mối quan hệ, đối với sự đến và đi, đối với vạn vật. Kể cả trái đất xinh đẹp này rồi cũng có một ngày bị mặt trời nuốt chửng, chẳng còn lại gì – nó sẽ xoá sạch tất cả di sản mà con người tạo ra, không còn dấu tích nào của loài người, không còn nữa gì cả. Mọi thứ biến mất, kể cả Phật pháp. Đây là một tiến trình tự nhiên của vũ trụ mà khoa học đã chứng mình được.

Nỗi khổ và cái chết của người thân là một lời nhắc nhở hiệu lực về bản chất của cuộc sống. Lần cuối tôi gặp mẹ mình là khi bà đang bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ không hồi phục. Bà bị đưa đi khỏi tôi - Tôi thấy cơ thể bà, nhưng tâm trí bà không còn ở đó nữa. Rồi khi cha tôi qua đời. Tôi bị đánh thức vào nữa đêm, mẹ tôi nói rằng không thể làm cho ông ấy dậy được. Tôi lay ông, nhưng đó là cái xác đã chết. Ông là cha tôi, người tôi rất yêu thương. Ngay cả lúc ấy tôi biết cái chết chẳng qua là vậy, tôi đã nhìn thấy cái chết sát bên mình như thế. Có lẽ do hiểu biết về cái chết nên tôi không quá dính mắc đến cơ thể, và hành thiền của tôi cũng suông sẻ.

Khi hiểu về cái chết trở nên rõ ràng, bạn có tầm nhìn mới, thực tế hơn với cuộc sống. Đa số mọi người không suy nghĩ như vậy, họ có khuynh hướng lãng tránh về cái chết, họ cho nó là điều gì đó xa xôi, họ sẽ xử lý nó khi nó tới. Nhưng chính những người ấy lại không thể chấp nhận sự thật khi nó tới.

Tuổi già là lúc hầu hết mọi người nhìn lại, xem mình đã sống cuộc đời như thế nào. Với tôi, việc nhìn lại không hề khiến tôi khó chịu, bởi tôi đã sống một cuộc đời thanh tĩnh, rèn luyện tâm, có được an bình, hạnh phúc từ việc phụng sự người khác. Tôi tin chắc rằng mình là một người chuẩn bị tốt cho tuổi già. Tôi nhìn lại và nghĩ: “Đúng vậy, mình đã sử dụng thời gian một cách sáng suốt”. Giả dụ nếu đã sống một cuộc sống đầy ham muốn, hẳn tôi đã không có cảm giác yên ổn và tĩnh tâm vì đã làm điều gì đó. Rồi giống như một giấc mơ cứ lập đi lập lại ngày nào, sẽ có ngày tôi thức dậy và nghĩ: “Mình đã làm gì thế này? Sao mình đã phí thời gian lâu như vậy?” Quán chiếu về tuổi già, bệnh tật và cái chết cho chúng ta có một cái nhìn khác về cuộc sống, bởi thế chúng ta nên thực hiện điều ấy một cách sâu sắc hơn, thường xuyên hơn. Khi bạn đang hành thiền, hãy quán chiếu về cái chết như: “Mình sẽ chết, đó là điều chắc chắn”. Ngay cả bạn là một thiền giả nhiều kinh nghiệm, đừng đánh giá thấp tác động của sự quán chiếu về cái chết. Nếu chưa phải là người nhập lưu, sự suy ngẫm và quán chiếu như vậy có khả năng chuyển hóa cách bạn nhìn nhận cuộc đời. Thay vì dính mắc vào các giác quan, bạn có được niết bàn đối với nó; thay vì thèm khát, bạn tự nhiên chối bỏ nó.


1 thg 10, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 10 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 10

ĐỂ ĐÂY LÀ LẦN CUỐI

“Ta phải chịu tuổi già; ta không tránh được tuổi già. Ta phải chịu bệnh tật; ta không tránh được bệnh tật. Ta phải chịu cái chết; ta không tránh được cái chết. Ta phải xa lìa mọi thứ yêu quý và dễ chịu…” - điều này nên được cả người nam lẫn người nữ, người tại gia lẫn xuất gia suy ngẫm.

Tuổi già, bênh tật và cái chết đợi sẳn chúng ta. Bạn càng trẻ và khỏe mạnh, suy ngẫm này càng quan trọng, bởi lẽ hầu hết mọi người thấy khó mà hình dung về những thực tế ấy. Sự thật là, đến tuổi năm mươi, bạn bắt đầu suy sụp, sang tuổi sáu mươi bạn thật sự đang xuống dốc. Đến tuổi bảy mươi, bạn đang ngồi trong phòng chờ, trên đường ra đi.

BÀI 1

BẠN NHƯ MỘT CON BÒ ĐANG BỊ DẪN TỚI LÒ MỔ

Tôi đã ngoài sáu mươi tuổi. Dẫu vậy, tôi có cảm giác chỉ như mới hôm qua, khi tôi hai mươi tuổi, vui vẻ, chẳng lo gì về sức khỏe của mình. Đời người quả thực trôi rất nhanh. Chẳng bao lâu, tôi sẽ thức dậy và thấy mình ngoài bảy mươi. Suy ngẫm như vậy cho ta cái nhìn bao quát hơn. Nếu chỉ nghĩ tới ở đây và lúc này, chúng ta quên mất bức tranh toàn cảnh, và hành xử như kẻ say rượu.

Hồi trẻ, tôi có một giấc mơ lặp đi lặp lại rất sống động. Trong giấc mơ ấy, tôi thấy mình đang sống trong một căn nhà tồi tàn, và một sáng thức dậy, tôi nhận ra điều gì đã xảy ra: trong nhiều năm trời tôi đã lãng phí thời gian, và giờ đây tôi đã già mất rồi. Với nhận thức ấy, một cảm giác mãnh liệt về buông xả nảy sinh - một cảm giác chán ghét những gì mình đang làm. Giống như câu chuyện trong kinh về một người mù, mua được một miếng vải cũ rách bẩn thỉu từ một kẻ lừa gạt, kẻ ấy nói rằng đó là một miếng vải trắng sạch sẽ. Chỉ khi có thể nhìn được trở lại, người ấy mới nhận ra sai lầm của mình.

Một trong những câu chuyện ưa thích của tôi trong các bản văn Pali không thuộc kinh tạng là câu chuyện trong Biên niên sử Mahavamsa về người em của vua A-dục (Asoka). Giống như hầu hết những người ham thích dục lạc, người em của đức vua thèm khát quyền lực và theo đuổi ham muốn ấy dù cho trả giá bất cứ thứ gì. Người em luôn hy vọng có một ngày lật đổ người anh để trở thành vua. Nhưng đức vua vốn là Phật tử thuần thành, thấy em không hiểu cũng không quan tâm đến Phật pháp, nên quyết định dạy cho em mình một bài học. Có một ngày, khi đi tắm, ngài đã để tất cả y phục hoàng đế của mình bên ngoài nhà tắm. Ngài sắp xếp để một cận thần đưa người em đi ngang qua chỗ đặt y phục. Khi họ đi ngang qua nhà tắm, người cận thần nói với người em của A-dục: “Nhìn xem, đó là y phục của nhà vua - hẳn ngài đang tắm. Sẽ có ngày ông trở thành vua, sao ông không mặc thử xem?” Em của vua A-dục đáp: “Ta không thể; thế là phạm luật và sẽ chịu tội tử hình”. Người cận thần thôi thúc: “Không, không sao đâu, ông có thể thử; sẽ không ai biết”. Người em làm theo, và ngay lập tức A-dục ra khỏi phòng tắm và nói: “Ngươi đang làm gì vậy? Đó là tội tử hình! Dù ngươi là em ta, ta vẫn phải áp dụng luật pháp một cách công bằng. Ta xin lỗi, em trai, nhưng ngươi sẽ bị xử tử”.

A-dục tiếp: “Tuy nhiên, vì ngươi quá ham muốn làm vua như vậy, ta ban cho ngươi một ân huệ. Ngươi có thể được làm vua trong bảy ngày, được thụ hưởng mọi thú vui của một vị vua. Nhưng ngươi không thể thay đổi bản án và sau bảy ngày ta sẽ xử tử ngươi”.

Và thời hạn bảy ngày đã đến, nhà vua đem người em ra pháp trường, đao phủ chờ sẵn. A-dục hỏi người em: “Ngươi có vui không trong bảy ngày vừa qua?” Người em đáp: “Tôi vui sao được khi biết trong vài ngày nữa mình sẽ chết! Thậm chí tôi còn không thể ngủ được, nói gì tới vui”. Trước khi trả tự do cho người em, vua A-dục giảng giải bài học: “Dù là bảy ngày, bảy tháng, bảy năm hay bảy mươi năm, sao ngươi có thể thiếu suy nghĩ mà đắm chìm trong dục lạc khi biết rằng cái chết đang đợi chờ mình?” Đây là một bài học có tác động lớn với tất cả chúng ta. Như kinh nói, bạn giống như con bò đang bị đưa tới lò mổ, bước dần tới cái chết của chính mình mà không cách gì thay đổi được. Những suy nghĩ như vậy sẽ làm bạn thức tỉnh.


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...