6 thg 8, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 8 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 8

NHẬN RA TRÍ HUỆ ĐÍCH THỰC

Hiểu trí huệ là gì và làm thế nào nhận ra nó là điều quan trọng. Trí huệ đích thực có tác động rất lớn bởi nó cho chúng ta biết về tu tập thiền định nói riêng và cũng như về Phật giáo nói chúng. Có thể thấy rõ vai trò của trí huệ thông qua xem xét tam vô lậu học: giới, định, tuệ - tức đức hạnh, sự tĩnh lặng, trí huệ - từ hai tầm nhìn khác nhau. Chúng có thể được xem như mang tính trình tự: đầu tiên bạn hoàn thiện về giới, tiếp đến là định, rồi tới tuệ. Hoặc xem chúng như những nhân tố hỗ trợ nhau: tu giới sẽ tiếp sức cho định và tuệ; tu định sẽ củng cố giới và tuệ, và khi trí huệ tăng trưởng, nó hỗ trợ không ngừng cho giới và định. Bạn càng đi trên con đường này, ba nhân tố càng hỗ trợ nhau nhiều hơn. Điều này là do trí huệ có khả năng tạo ra sự ổn định trong hai nhân tố kia. Vì thế, chương này nói tới làm thế nào trí huệ đích thực khiến cho sự rèn luyện giới luật dễ hơn và tâm tĩnh lặng hơn.

BÀI 1

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ HUỆ

Một trong những lời dạy ưa thích của tôi trong kinh là câu trả lời của Đức Phật cho câu hỏi “Pháp là gì?” Lời đáp của Ngài đơn giản nhưng sâu sắc: “Bất cứ điều gì dẫn tới hoàn toàn chối bỏ, tan biến, đoạn diệt, an tịnh, tri kiến, giác ngộ và niết bàn”. Trong danh sách ấy, bạn thấy có sự an tĩnh, upasama. An tĩnh có nghĩa là sự thanh tĩnh tốt đẹp; trong trạng thái ấy, bạn sống cuộc sống hằng ngày mà không có chướng ngại. Dù đang làm gì - hành thiền, ngủ hay ăn, ở chung với người khác hay một mình - bạn luôn có cảm giác bình thản, không gặp vấn đề hay khó khăn. Sama trong upasama nghĩa là bằng phẳng, giống như con đường bằng phẳng, một lộ trình không có những va đập. Điều này nói lên ý nghĩa tuyệt vời về trí huệ: nó là sự hiểu biết dẫn tới cuộc sống êm ả, an bình và cân bằng.

Nhiều người có thể nói ra những lời truyền cảm hứng khác thường. Nhưng khi nhìn vào họ, tôi có thể thấy họ không an lạc. Dù họ có truyền cảm hứng và nói những điều hợp lý, tiêu chuẩn của Đức Phật là trí huệ của một người nên được đánh giá dựa vào tác động của nó lên cuộc đời người ấy. Nếu trí huệ không có tác dụng giải quyết các trục trặc, khó khăn trong đời sống họ, hay nói các khác, không tạo ra cảm giác thoải mái, hạnh phúc, niềm vui, an bình và tự do, nó không phải là trí huệ đích thực. Kinh cũng dạy, bạn sẽ thấy những người tu khổ hạnh với vẻ ngoài “hốc hác, gầy còm”, là những người bị bệnh hoặc không tu tập đúng, trong khi những người có trí huệ, cũng có nghĩa là những người tu tập đúng, là người “hỷ lạc, phấn khởi, không dao động, bình thản”. Vậy nên, từ nhãn quan Phật giáo, trí huệ đương nhiên phải dẫn tới cảm giác an lạc.

Trí huệ cũng dẫn tới hành vi đức độ. Trong những năm đầu tiên tôi sống ở Thái Lan, khi các tu sĩ Phật giáo vẫn bị nhiều người phương Tây coi là khá lập dị, một số người có suy nghĩ cực đoan đã gia nhập tu viện của chúng tôi. Một vài người trong số họ phản bác các luật lệ và nguyên tắc của tu viện, nói rằng chúng chỉ dẫn đến sự đè nén, chẳng liên quan gì đến trí huệ. Nhưng sau nhiều năm tu tập, nhất là nếu thiền định và các nội quán song hành với thiền định đã đủ sâu, bạn sẽ thấy quy tắc và luật lệ chỉ là một biểu đạt cho thấy sự tồn tại một cách hòa bình trong tu viện như thế nào.

Mấu chốt tôi muốn đưa ra là, bạn biết được trí huệ của mọi người dựa vào năng lực sống an lạc của họ, không phải dựa vào những gì họ nói. Toàn bộ con đường Phật giáo dẫn tới sự tĩnh tâm, hòa hợp với thân và giải thoát với cuộc đời. Đây là trạng thái của một người có trí huệ. Nếu bạn có trí huệ đích thực, bạn sẽ an lạc: bạn đã giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

BÀI 2

NHÂN QUẢ

Thông qua thiền định và tĩnh lặng, bạn thu thập những minh triết sâu xa, từ đó có được nội quán về mối quan hệ nhân quả. Phần nhiều những lời dạy của Đức Phật là về nhân quả, hay nói cách khác, mọi thứ đến từ đâu, tại sao chúng khởi lên. Là đệ tử của Phật, nếu có một vấn đề, chúng ta tìm hiểu về nó. Chúng ta sử dụng kinh nghiệm để biết vấn đề đến từ đâu, nó dẫn đến đâu. Nếu nó dẫn tới một trạng thái tâm tiêu cực hoặc có hại, chúng ta biết nó là vấn đề bất thiện. Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu ngược lại, thấy được quá trình mà từ đó nổi lên.

Nếu đủ tỉnh thức, an bình và trí huệ, bạn thấy được toàn bộ chuỗi nhân quả. Bạn hiểu sự giận dữ, cảm giác tội lỗi, chán nản, sợ hãi đến từ đâu; bạn thấy chúng tăng lên trong thân tâm như thế nào. Khi thấy rõ những thứ ấy, bạn có thể tóm gọn lấy chúng từ sớm, và do biết chúng là những thứ thiếu lành mạnh, kém cỏi, bạn có thể làm gì đó để đối trị.

Một khi trạng thái tiêu cực đã choáng lấy tâm trí, bạn không thể làm gì nhiều ngoại trừ lùi lại, để cho nó đi qua. Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn nhận biết về nó, để lần sau bạn có thể giảm thiểu vấn đề khi nó xảy ra. Đây là cách tu tập của một trong những tu sĩ đồng môn với tôi ở Thái Lan. Trong vài năm đầu, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ông dũng cảm đương đầu với những ô nhiễm trong tâm mình. Dù có lúc ông nghĩ mình sẽ phải rời khỏi tu viện, song ông vẫn ở lại. Lần đầu tiên khi trải qua một giai đoạn thực sự khó khăn, ông cho rằng vấn đề sẽ ngày một tệ hơn, nhưng trước sự ngạc nhiên và nhẹ nhõm của ông, nó cứ thế mất dần. Nó kết thúc vì ông đã không nuôi dưỡng nó. Giờ đây, ông có trải nghiệm trực tiếp về tính chất vô thường của trạng thái ấy.

Quan trọng là ông cũng nhận ra rằng, trạng thái tối tăm đã biến mất vĩnh viễn. Ông hiểu nó như một quá trình: ông thấy được làm thế nào nó sinh khởi, điều gì duy trì nó. Ông thấy không cần làm bất cứ điều gì để ngăn nó; chỉ cần đừng đổ thêm dầu vào lửa, để nó tự cháy hết. Do đã có nội quán này, lần tiếp theo khi gặp trạng thái u mê của tâm, ông dễ xử lý hơn nhiều. Ông nhớ tới kinh nghiệm trước đó, nhận ra rằng vấn đề này cũng sẽ tự nó chấm dứt. Ông không thổi phồng nó, không sợ nó, không bị nó làm cho khó chịu. Kết quả, ông thấy nó dễ chịu đựng hơn, và do hiểu biết lớn hơn nên vấn đề không căng thẳng như trước. Khi một lần nữa nó lại tan đi, trí huệ của ông lại tăng trưởng. Mỗi lần vấn đề khởi lên, nó lại ngắn ngủi hơn, dễ chịu đựng hơn, cho đến khi vấn đề biến mất hoàn toàn. Đó là một ví dụ đẹp về ứng dụng của trí huệ - một sự sáng suốt đơn giản, nhưng vẫn là sáng suốt. Mỗi khi chúng ta có khả năng giảm thiểu hoặc vượt qua các vấn đề của mình, đó là trí huệ đang phát huy tác dụng.

BÀI 3

PHÁT HIỆN VÀ TRÁNH NHỮNG CON RẮN

Chúng ta nên sử dụng hiểu biết của mình về những trạng thái tâm tiêu cực để chỉ dẫn cho quán sát. Khi có quán sát chúng ta thấy những trạng thái thân và tâm tăng lên, và do hiểu biết của mình, chúng ta có thể đưa ra những hành động xử lý trước khi chúng bám quá chặt. Trong những năm đầu tôi ở Thái Lan, có một tu sĩ là thương binh, mất một phần não nên bị động kinh. Khi trở thành tu sĩ, ông sử dụng quán sát để phát hiện ngày càng sớm hơn các dấu hiệu của cơn động kinh. Càng phát hiện sớm các dấu hiệu, ông càng có cơ hội để thực hiện một phương cách khác đi: nghỉ ngơi, tọa thiền, hay bất cứ điều gì ông nghĩ ra để cho dấu hiệu ấy không dẫn đến cơn động kinh. Qua thời gian, ông ngày càng ít bị lên cơn hơn. Cuối cùng ông đi tới chỗ phát hiện chúng sớm đến mức chúng chấm dứt hoàn toàn. Ông đã sử dụng quán sát để phát khởi trí huệ giúp giải quyết vấn đề ấy. Và đó là ý nghĩa tôi muốn đưa ra: bạn có thể sử dụng quán sát và trí huệ để tránh các vấn đề trước khi chúng đến với bạn.

Hồi đầu ở Thái Lan, tại Wat Pah Pong có rất nhiều rắn. Chúng tôi thường không có dép vì chúng rất nhanh hỏng. Nhiều lúc chúng tôi không có cả đèn pin, nếu có thậm chí nó chẳng phát ra nổi chút ánh sáng lập lòe. Khi đó, chúng tôi phải đi chân trần trên những lối đi có nhiều rắn, chỉ có ánh sáng từ các ngôi sao giúp tìm đường. Nhưng cũng vì biết những lối đi ấy có rắn, tôi dùng quán sát để xem chúng như những nguy hiểm cần tránh. Bởi vậy tôi không bao giờ bị rắn cắn. Tôi đã chỉ dẫn cho quán sát, đã sử dụng một hình thức căn bản của trí huệ để đảm bảo rằng, nếu thấy bất kỳ con rắn nào, tôi sẽ tránh đường.

Bạn cũng có thể thực hiện như vậy để tránh các trạng thái tiêu cực làm hại: đó là sử dụng quán sát để nhận thức các nguy hiểm. Bạn biết rằng các trạng thái tâm tiêu cực không dẫn tới bình an và gây phiền nhiễu xáo động hơn; chúng là những thói quen xấu, phá hủy hạnh phúc và dẫn tới khổ. Giống như rắn, một khi chúng động đến bạn, bạn gặp rắc rối lớn. Vậy hãy dùng quán sát để nhận ra những trạng thái tiêu cực ngay khi chúng khởi lên, rồi đi con đường khác, cũng tức là sử dụng một chiến lược để né tránh chúng. Bằng cách này, bạn giảm thiểu các vấn đề của mình. Trí huệ của bạn đang tạo ra một cuộc sống an lạc hơn, khỏe mạnh hơn, và bạn sống một cách thoải mái.

Mặc dù một đời sống hạnh phúc và khỏe mạnh tự nó đã là phần thưởng, còn có những lợi ích khác, sâu xa hơn, do việc vượt qua những trạng thái tâm tiêu cực mang lại. Do những trạng thái tiêu cực là khổ, người ta thường phản ứng với chúng bằng cách đưa thêm nhiều tiêu cực vào, dẫn đến cảm giác giận dữ, chán nản hay tội lỗi. Nếu từ đầu đã không trải qua những trạng thái tiêu cực ấy, những nổi khổ ấy, bạn sẽ không cảm thấy tội lỗi. Khi sử dụng quán sát và trí huệ để giảm thiểu hoặc giải quyết nỗi khổ, bạn không cần trốn vào những tưởng tượng hay mơ mộng, bạn giữ giới và duy trì tâm thanh tĩnh. Điều này đến lượt nó tạo thêm an lạc, và bạn đi vào sự bình lặng, tăng cường trí huệ. Bạn có được một vòng tròn bảo hộ, càng lúc càng trở nên hiệu quả khi tu tập tiến bộ. Tất cả là do bạn đang sử dụng trí huệ của mình.

BÀI 4

TÂM XÉT LỖI

Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc tâm bạn. Một khi sự xét lỗi đã bám rễ thì không bao giờ bạn có thể ngừng xét lỗi mọi thứ. Kinh nói rằng người ta tìm thấy lỗi ngay cả ở Đức Phật! Có thể bạn có tu viện hoàn hảo nhất, những vị thầy nỗ lực nhất, thức ăn tốt nhất, căn lều thoải mái nhất, nhưng bạn vẫn tìm ra lỗi của những thứ ấy. Hồi mới tu, đôi lúc tôi thấy lỗi ở ngay cả thầy tôi, sau đó tôi cảm thấy thực sự ngu ngốc. Nếu tôi thấy lỗi nơi thầy tôi, một con người sáng suốt và vô vị kỷ, vậy vấn đề là ở tôi, không phải ở ông ấy.

Một khi sa vào sự xét lỗi, kết cục bạn áp dụng nó vào chính mình. Trong quá trình tu tập, mọi người thường thấy lỗi của nhau ngay trong sự tu tập của họ: “Anh ta vẫn chưa đạt được điều gì; và mấy ngày qua họ chỉ ngủ”. Hãy cẩn thận, sự xét lỗi sẽ mau chóng dẫn tới hành động tội lỗi. Tội lỗi đến lượt nó dẫn tới sự trừng phạt, khi ấy tu tập của bạn ngừng lại - ít ra là thế.

Nhưng khi làm theo lời Đức Phật, chúng ta sử dụng quy tắc ba bước: Thừa nhận, Khoang dung, và Học. Nếu phạm sai lầm, thay vì trừng phạt, chúng ta đơn giản là thừa nhận nó. Trừng phạt chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi trí huệ nhận biết rằng sự trừng phạt chỉ làm vấn đề trở nên tệ hơn, nó sẽ tạo ra nhiều trạng thái tâm tiêu cực hơn. Tiếp theo, chúng ta thật sự khoang dung. Khoan dung tức là chúng ta đang buông xả, điều đó dẫn tới bình an. Chỉ khi một điều nào đó dẫn tới bình an, tự do và giải thoát, đó mới là điều sáng suốt đáng làm. Khi thấy sự xét lỗi đang dẫn mình đi sai hướng, bạn học cách tránh hẳn nó trong tương lai.

Gần đây, tôi đọc một cuốn sách về những phương pháp trị liệu khác nhau, được phát triển xoay quanh ý tưởng tìm trong quá khứ nguồn gốc những vấn đề hiện tại. Nhưng trở ngại với kiểu tiếp cận ấy là ở chỗ, nó thường không đi đến hồi kết. Sẽ hữu ích hơn nếu bạn buông bỏ quá khứ, hay thậm chí chỉ nhớ lại những quá khứ dễ chịu. Bạn học được từ những ký ức dễ chịu về thành công và hạnh phúc trong quá khứ nhiều hơn so với những bài học về nỗi khổ. Khi bạn nhớ tới những gì đã có tác dụng hơn trong quá khứ, nó khích lệ bạn dừng việc xét lỗi, soi sáng các nguyên nhân thành công. Vậy hãy quên những thời hành thiền lười biếng và bất an, hãy nhớ và học từ những thời hành thiền tốt đẹp. Ngay cả nếu có thời hành thiền tốt đẹp, chỉ quan sát hơi thở được năm phút, hãy nhớ điều đó! Nó khuyến khích, chỉ dẫn, đưa bạn tới bình an lớn hơn. Nó là con đường trí huệ.

Vì vậy, nên thấy tâm xét lỗi là một vấn đề, một con rắn, một mối nguy hiểm cần tránh. Tâm lý của con người thường có suy nghĩ xét lỗi là tốt. Thậm chí người ta làm vậy vì xét lỗi người khác có một sự vui thích nhất định. Nhưng hãy cẩn thận, mối nguy hiểm của nó vượt xa sự vui thích. Nếu đã nhận ra sự nguy hiểm ấy, bạn sẽ thấy cái tâm xét lỗi là một con rắn, và tốt nhất là bạn tránh né nó.

Theo kinh nghiệm của tôi, có đến 90% đời sống tu sĩ - và nói rộng ra, bất kỳ thực hành Phật giáo thực tế nào - là về việc thấu hiểu tâm xét lỗi. Việc này đòi hỏi phải hiểu nó đến từ đâu, tránh nó ra sao, làm thế nào để phát triển tâm tích cực. Thay vì tìm lỗi, hãy hiểu con người, trong đó có cả chính bạn, hãy có sự khoan dung và tâm từ. Hãy thấy bản thân và người khác đang đi trên con đường tu tập, những sinh linh đã chịu khổ quá nhiều và không muốn chịu khổ thêm nữa. Nếu có thể an ổn với nổi khổ của mình, bạn sẽ thấy sự xét lỗi giảm xuống.

Năng lực hành thiền của tôi đến từ thái độ “Thế này là đủ tốt” trước bất kỳ điều gì tôi đang trải nghiệm. Năng lực hành thiền đều liên quan đến thái độ: chừng nào tôi còn có thể quan sát hơi thở, thế là đủ tốt rồi, còn các trạng thái thiền là phần được thêm. Vậy khi bạn hành thiền, hãy mãn nguyện, hãy dễ hài lòng. Đây không phải lười biếng mà đơn giản làm theo hướng dẫn trong kinh Từ Tâm như tôi đã đề cập ở chương 4. Bạn đang gầy dựng nguyên nhân làm suy giảm tâm xét lỗi. Tâm xét lỗi suy giảm, hai ô nhiễm chính là sân hận và cảm giác tội lỗi yếu đi đáng kể, và tương ứng với điều đó, bạn trải nghiệm cảm giác tự do.

BÀI 5

CHÁNH TƯ DUY

Do có tâm, không tránh khỏi bạn có các ý nghĩ. Như Ajahn Sumedho chỉ ra nhiều năm trước, chính tư duy không có nghĩa là chấm dứt những ý nghĩ - trừ khi trong thiền định - mà đúng hơn là có các ý nghĩ buông xả, nhân từ, hài hòa trước mọi chúng sinh, gồm cả bản thân. Ngay cả Đức Phật cũng có các ý nghĩ. Khi tâm trí bạn cảm thấy tự do, là bởi bạn đã thực hành những kiểu chính tư duy như vậy. Và bởi những ý nghĩ ấy bình an, tĩnh lặng, bạn biết rằng chúng từ trí huệ khởi lên.

Trí huệ luôn có thể được đánh giá bằng các phẩm chất của tâm mà nó tạo ra, và những phẩm chất tốt đẹp ấy đến lượt chúng tạo ra nhiều sáng suốt hơn. Bất kể sự sáng suốt nào tôi có trong vai trò người thầy đều khởi lên từ tâm tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng cho bạn nhiều dữ liệu sâu sắc để xử lý cũng như năng lực để suy nghĩ rõ ràng. Nó làm tăng hiểu biết của bạn về con đường chối bỏ dục lạc, con đường buông xả mọi sự để tới sự thanh tịnh, lắng dịu, an bình và giải thoát. Bạn hiểu rằng đây chính là Pháp, là lời dạy của Đức Phật.

Khi hành thiền, bạn hãy nhớ trí huệ là gì. Các lời dạy của Phật có ở đó để giữ bạn không lạc đường, để đảm bảo bạn hiểu trí huệ là gì và không phải là gì. Nếu điều đó dẫn tới sự khỏe mạnh, thanh tĩnh, an lạc, giải thoát, nó phải là một tu tập về trí huệ. Còn nếu nó tạo ra những phẩm chất tiêu cực, có nghĩa là bạn đang đi sai lối, bạn đang tu tập thiếu sáng suốt. Hãy tìm hiểu, hãy phát hiện lối đi ấy và đừng đi trên lối đi ấy nữa; hãy xem nó như một con rắn và tránh nó. Nếu ngay lúc này bạn đang đi sai đường, cứ kiên nhẫn và tĩnh lặng; bạn sẽ không ở đó quá lâu đâu. Thay vì cố gắng nuôi dưỡng tâm bằng cảm giác sân hận, xét lỗi, si mê, sợ hãi,.. hãy sử dụng thứ có tác dụng tốt hơn: sự nhân từ, hài hòa, khoan dung do an định với cuộc sống - hay nói ngắn gọn, Phật pháp. Bạn càng sống và tu tập như vậy, tâm bạn càng trở nên thanh tĩnh.

Đây là chặng đường đạo pháp. Nó không khó để đi theo. Bạn có trí não - hãy sử dụng nó. Bạn có một chút khả năng quan sát - hãy tăng cường nó. Bạn có sự nhân từ tự nhiên trong nội tâm - hãy phát triển nó hơn nữa. Bạn có mọi thứ mình cần để đi trên con đường này. Cuối cùng, sự hiểu biết sâu xa sẽ khởi lên. Khi hiểu biết sâu xa ấy khởi lên, bạn đã tới một tầm cao: bạn thấy nhiều hơn, có tầm nhìn lớn hơn mình từng có trước đây. Bạn bắt đầu hiểu lời dạy của Đức Phật.


5 thg 8, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 8 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 8

NHẬN RA TRÍ HUỆ ĐÍCH THỰC

BÀI 5

CHÁNH TƯ DUY

Do có tâm, không tránh khỏi bạn có các ý nghĩ. Như Ajahn Sumedho chỉ ra nhiều năm trước, chính tư duy không có nghĩa là chấm dứt những ý nghĩ - trừ khi trong thiền định - mà đúng hơn là có các ý nghĩ buông xả, nhân từ, hài hòa trước mọi chúng sinh, gồm cả bản thân. Ngay cả Đức Phật cũng có các ý nghĩ. Khi tâm trí bạn cảm thấy tự do, là bởi bạn đã thực hành những kiểu chính tư duy như vậy. Và bởi những ý nghĩ ấy bình an, tĩnh lặng, bạn biết rằng chúng từ trí huệ khởi lên.

Trí huệ luôn có thể được đánh giá bằng các phẩm chất của tâm mà nó tạo ra, và những phẩm chất tốt đẹp ấy đến lượt chúng tạo ra nhiều sáng suốt hơn. Bất kể sự sáng suốt nào tôi có trong vai trò người thầy đều khởi lên từ tâm tĩnh lặng. Sự tĩnh lặng cho bạn nhiều dữ liệu sâu sắc để xử lý cũng như năng lực để suy nghĩ rõ ràng. Nó làm tăng hiểu biết của bạn về con đường chối bỏ dục lạc, con đường buông xả mọi sự để tới sự thanh tịnh, lắng dịu, an bình và giải thoát. Bạn hiểu rằng đây chính là Pháp, là lời dạy của Đức Phật.

Khi hành thiền, bạn hãy nhớ trí huệ là gì. Các lời dạy của Phật có ở đó để giữ bạn không lạc đường, để đảm bảo bạn hiểu trí huệ là gì và không phải là gì. Nếu điều đó dẫn tới sự khỏe mạnh, thanh tĩnh, an lạc, giải thoát, nó phải là một tu tập về trí huệ. Còn nếu nó tạo ra những phẩm chất tiêu cực, có nghĩa là bạn đang đi sai lối, bạn đang tu tập thiếu sáng suốt. Hãy tìm hiểu, hãy phát hiện lối đi ấy và đừng đi trên lối đi ấy nữa; hãy xem nó như một con rắn và tránh nó. Nếu ngay lúc này bạn đang đi sai đường, cứ kiên nhẫn và tĩnh lặng; bạn sẽ không ở đó quá lâu đâu. Thay vì cố gắng nuôi dưỡng tâm bằng cảm giác sân hận, xét lỗi, si mê, sợ hãi,.. hãy sử dụng thứ có tác dụng tốt hơn: sự nhân từ, hài hòa, khoan dung do an định với cuộc sống - hay nói ngắn gọn, Phật pháp. Bạn càng sống và tu tập như vậy, tâm bạn càng trở nên thanh tĩnh.

Đây là chặng đường đạo pháp. Nó không khó để đi theo. Bạn có trí não - hãy sử dụng nó. Bạn có một chút khả năng quan sát - hãy tăng cường nó. Bạn có sự nhân từ tự nhiên trong nội tâm - hãy phát triển nó hơn nữa. Bạn có mọi thứ mình cần để đi trên con đường này. Cuối cùng, sự hiểu biết sâu xa sẽ khởi lên. Khi hiểu biết sâu xa ấy khởi lên, bạn đã tới một tầm cao: bạn thấy nhiều hơn, có tầm nhìn lớn hơn mình từng có trước đây. Bạn bắt đầu hiểu lời dạy của Đức Phật.


4 thg 8, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 8 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 8

NHẬN RA TRÍ HUỆ ĐÍCH THỰC

BÀI 4

TÂM XÉT LỖI

Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc tâm bạn. Một khi sự xét lỗi đã bám rễ thì không bao giờ bạn có thể ngừng xét lỗi mọi thứ. Kinh nói rằng người ta tìm thấy lỗi ngay cả ở Đức Phật! Có thể bạn có tu viện hoàn hảo nhất, những vị thầy nỗ lực nhất, thức ăn tốt nhất, căn lều thoải mái nhất, nhưng bạn vẫn tìm ra lỗi của những thứ ấy. Hồi mới tu, đôi lúc tôi thấy lỗi ở ngay cả thầy tôi, sau đó tôi cảm thấy thực sự ngu ngốc. Nếu tôi thấy lỗi nơi thầy tôi, một con người sáng suốt và vô vị kỷ, vậy vấn đề là ở tôi, không phải ở ông ấy.

Một khi sa vào sự xét lỗi, kết cục bạn áp dụng nó vào chính mình. Trong quá trình tu tập, mọi người thường thấy lỗi của nhau ngay trong sự tu tập của họ: “Anh ta vẫn chưa đạt được điều gì; và mấy ngày qua họ chỉ ngủ”. Hãy cẩn thận, sự xét lỗi sẽ mau chóng dẫn tới hành động tội lỗi. Tội lỗi đến lượt nó dẫn tới sự trừng phạt, khi ấy tu tập của bạn ngừng lại - ít ra là thế.

Nhưng khi làm theo lời Đức Phật, chúng ta sử dụng quy tắc ba bước: Thừa nhận, Khoang dung, và Học. Nếu phạm sai lầm, thay vì trừng phạt, chúng ta đơn giản là thừa nhận nó. Trừng phạt chẳng có ý nghĩa gì cả, bởi trí huệ nhận biết rằng sự trừng phạt chỉ làm vấn đề trở nên tệ hơn, nó sẽ tạo ra nhiều trạng thái tâm tiêu cực hơn. Tiếp theo, chúng ta thật sự khoang dung. Khoan dung tức là chúng ta đang buông xả, điều đó dẫn tới bình an. Chỉ khi một điều nào đó dẫn tới bình an, tự do và giải thoát, đó mới là điều sáng suốt đáng làm. Khi thấy sự xét lỗi đang dẫn mình đi sai hướng, bạn học cách tránh hẳn nó trong tương lai.

Gần đây, tôi đọc một cuốn sách về những phương pháp trị liệu khác nhau, được phát triển xoay quanh ý tưởng tìm trong quá khứ nguồn gốc những vấn đề hiện tại. Nhưng trở ngại với kiểu tiếp cận ấy là ở chỗ, nó thường không đi đến hồi kết. Sẽ hữu ích hơn nếu bạn buông bỏ quá khứ, hay thậm chí chỉ nhớ lại những quá khứ dễ chịu. Bạn học được từ những ký ức dễ chịu về thành công và hạnh phúc trong quá khứ nhiều hơn so với những bài học về nỗi khổ. Khi bạn nhớ tới những gì đã có tác dụng hơn trong quá khứ, nó khích lệ bạn dừng việc xét lỗi, soi sáng các nguyên nhân thành công. Vậy hãy quên những thời hành thiền lười biếng và bất an, hãy nhớ và học từ những thời hành thiền tốt đẹp. Ngay cả nếu có thời hành thiền tốt đẹp, chỉ quan sát hơi thở được năm phút, hãy nhớ điều đó! Nó khuyến khích, chỉ dẫn, đưa bạn tới bình an lớn hơn. Nó là con đường trí huệ.

Vì vậy, nên thấy tâm xét lỗi là một vấn đề, một con rắn, một mối nguy hiểm cần tránh. Tâm lý của con người thường có suy nghĩ xét lỗi là tốt. Thậm chí người ta làm vậy vì xét lỗi người khác có một sự vui thích nhất định. Nhưng hãy cẩn thận, mối nguy hiểm của nó vượt xa sự vui thích. Nếu đã nhận ra sự nguy hiểm ấy, bạn sẽ thấy cái tâm xét lỗi là một con rắn, và tốt nhất là bạn tránh né nó.

Theo kinh nghiệm của tôi, có đến 90% đời sống tu sĩ - và nói rộng ra, bất kỳ thực hành Phật giáo thực tế nào - là về việc thấu hiểu tâm xét lỗi. Việc này đòi hỏi phải hiểu nó đến từ đâu, tránh nó ra sao, làm thế nào để phát triển tâm tích cực. Thay vì tìm lỗi, hãy hiểu con người, trong đó có cả chính bạn, hãy có sự khoan dung và tâm từ. Hãy thấy bản thân và người khác đang đi trên con đường tu tập, những sinh linh đã chịu khổ quá nhiều và không muốn chịu khổ thêm nữa. Nếu có thể an ổn với nổi khổ của mình, bạn sẽ thấy sự xét lỗi giảm xuống.

Năng lực hành thiền của tôi đến từ thái độ “Thế này là đủ tốt” trước bất kỳ điều gì tôi đang trải nghiệm. Năng lực hành thiền đều liên quan đến thái độ: chừng nào tôi còn có thể quan sát hơi thở, thế là đủ tốt rồi, còn các trạng thái thiền là phần được thêm. Vậy khi bạn hành thiền, hãy mãn nguyện, hãy dễ hài lòng. Đây không phải lười biếng mà đơn giản làm theo hướng dẫn trong kinh Từ Tâm như tôi đã đề cập ở chương 4. Bạn đang gầy dựng nguyên nhân làm suy giảm tâm xét lỗi. Tâm xét lỗi suy giảm, hai ô nhiễm chính là sân hận và cảm giác tội lỗi yếu đi đáng kể, và tương ứng với điều đó, bạn trải nghiệm cảm giác tự do.


3 thg 8, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 8 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 8

NHẬN RA TRÍ HUỆ ĐÍCH THỰC

BÀI 3

PHÁT HIỆN VÀ TRÁNH NHỮNG CON RẮN

Chúng ta nên sử dụng hiểu biết của mình về những trạng thái tâm tiêu cực để chỉ dẫn cho quán sát. Khi có quán sát chúng ta thấy những trạng thái thân và tâm tăng lên, và do hiểu biết của mình, chúng ta có thể đưa ra những hành động xử lý trước khi chúng bám quá chặt. Trong những năm đầu tôi ở Thái Lan, có một tu sĩ là thương binh, mất một phần não nên bị động kinh. Khi trở thành tu sĩ, ông sử dụng quán sát để phát hiện ngày càng sớm hơn các dấu hiệu của cơn động kinh. Càng phát hiện sớm các dấu hiệu, ông càng có cơ hội để thực hiện một phương cách khác đi: nghỉ ngơi, tọa thiền, hay bất cứ điều gì ông nghĩ ra để cho dấu hiệu ấy không dẫn đến cơn động kinh. Qua thời gian, ông ngày càng ít bị lên cơn hơn. Cuối cùng ông đi tới chỗ phát hiện chúng sớm đến mức chúng chấm dứt hoàn toàn. Ông đã sử dụng quán sát để phát khởi trí huệ giúp giải quyết vấn đề ấy. Và đó là ý nghĩa tôi muốn đưa ra: bạn có thể sử dụng quán sát và trí huệ để tránh các vấn đề trước khi chúng đến với bạn.

Hồi đầu ở Thái Lan, tại Wat Pah Pong có rất nhiều rắn. Chúng tôi thường không có dép vì chúng rất nhanh hỏng. Nhiều lúc chúng tôi không có cả đèn pin, nếu có thậm chí nó chẳng phát ra nổi chút ánh sáng lập lòe. Khi đó, chúng tôi phải đi chân trần trên những lối đi có nhiều rắn, chỉ có ánh sáng từ các ngôi sao giúp tìm đường. Nhưng cũng vì biết những lối đi ấy có rắn, tôi dùng quán sát để xem chúng như những nguy hiểm cần tránh. Bởi vậy tôi không bao giờ bị rắn cắn. Tôi đã chỉ dẫn cho quán sát, đã sử dụng một hình thức căn bản của trí huệ để đảm bảo rằng, nếu thấy bất kỳ con rắn nào, tôi sẽ tránh đường.

Bạn cũng có thể thực hiện như vậy để tránh các trạng thái tiêu cực làm hại: đó là sử dụng quán sát để nhận thức các nguy hiểm. Bạn biết rằng các trạng thái tâm tiêu cực không dẫn tới bình an và gây phiền nhiễu xáo động hơn; chúng là những thói quen xấu, phá hủy hạnh phúc và dẫn tới khổ. Giống như rắn, một khi chúng động đến bạn, bạn gặp rắc rối lớn. Vậy hãy dùng quán sát để nhận ra những trạng thái tiêu cực ngay khi chúng khởi lên, rồi đi con đường khác, cũng tức là sử dụng một chiến lược để né tránh chúng. Bằng cách này, bạn giảm thiểu các vấn đề của mình. Trí huệ của bạn đang tạo ra một cuộc sống an lạc hơn, khỏe mạnh hơn, và bạn sống một cách thoải mái.

Mặc dù một đời sống hạnh phúc và khỏe mạnh tự nó đã là phần thưởng, còn có những lợi ích khác, sâu xa hơn, do việc vượt qua những trạng thái tâm tiêu cực mang lại. Do những trạng thái tiêu cực là khổ, người ta thường phản ứng với chúng bằng cách đưa thêm nhiều tiêu cực vào, dẫn đến cảm giác giận dữ, chán nản hay tội lỗi. Nếu từ đầu đã không trải qua những trạng thái tiêu cực ấy, những nổi khổ ấy, bạn sẽ không cảm thấy tội lỗi. Khi sử dụng quán sát và trí huệ để giảm thiểu hoặc giải quyết nỗi khổ, bạn không cần trốn vào những tưởng tượng hay mơ mộng, bạn giữ giới và duy trì tâm thanh tĩnh. Điều này đến lượt nó tạo thêm an lạc, và bạn đi vào sự bình lặng, tăng cường trí huệ. Bạn có được một vòng tròn bảo hộ, càng lúc càng trở nên hiệu quả khi tu tập tiến bộ. Tất cả là do bạn đang sử dụng trí huệ của mình.


2 thg 8, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 8 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 8

NHẬN RA TRÍ HUỆ ĐÍCH THỰC

BÀI 2

NHÂN QUẢ

Thông qua thiền định và tĩnh lặng, bạn thu thập những minh triết sâu xa, từ đó có được nội quán về mối quan hệ nhân quả. Phần nhiều những lời dạy của Đức Phật là về nhân quả, hay nói cách khác, mọi thứ đến từ đâu, tại sao chúng khởi lên. Là đệ tử của Phật, nếu có một vấn đề, chúng ta tìm hiểu về nó. Chúng ta sử dụng kinh nghiệm để biết vấn đề đến từ đâu, nó dẫn đến đâu. Nếu nó dẫn tới một trạng thái tâm tiêu cực hoặc có hại, chúng ta biết nó là vấn đề bất thiện. Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu ngược lại, thấy được quá trình mà từ đó nổi lên.

Nếu đủ tỉnh thức, an bình và trí huệ, bạn thấy được toàn bộ chuỗi nhân quả. Bạn hiểu sự giận dữ, cảm giác tội lỗi, chán nản, sợ hãi đến từ đâu; bạn thấy chúng tăng lên trong thân tâm như thế nào. Khi thấy rõ những thứ ấy, bạn có thể tóm gọn lấy chúng từ sớm, và do biết chúng là những thứ thiếu lành mạnh, kém cỏi, bạn có thể làm gì đó để đối trị.

Một khi trạng thái tiêu cực đã choáng lấy tâm trí, bạn không thể làm gì nhiều ngoại trừ lùi lại, để cho nó đi qua. Điều quan trọng nhất là đảm bảo rằng bạn nhận biết về nó, để lần sau bạn có thể giảm thiểu vấn đề khi nó xảy ra. Đây là cách tu tập của một trong những tu sĩ đồng môn với tôi ở Thái Lan. Trong vài năm đầu, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ông dũng cảm đương đầu với những ô nhiễm trong tâm mình. Dù có lúc ông nghĩ mình sẽ phải rời khỏi tu viện, song ông vẫn ở lại. Lần đầu tiên khi trải qua một giai đoạn thực sự khó khăn, ông cho rằng vấn đề sẽ ngày một tệ hơn, nhưng trước sự ngạc nhiên và nhẹ nhõm của ông, nó cứ thế mất dần. Nó kết thúc vì ông đã không nuôi dưỡng nó. Giờ đây, ông có trải nghiệm trực tiếp về tính chất vô thường của trạng thái ấy.

Quan trọng là ông cũng nhận ra rằng, trạng thái tối tăm đã biến mất vĩnh viễn. Ông hiểu nó như một quá trình: ông thấy được làm thế nào nó sinh khởi, điều gì duy trì nó. Ông thấy không cần làm bất cứ điều gì để ngăn nó; chỉ cần đừng đổ thêm dầu vào lửa, để nó tự cháy hết. Do đã có nội quán này, lần tiếp theo khi gặp trạng thái u mê của tâm, ông dễ xử lý hơn nhiều. Ông nhớ tới kinh nghiệm trước đó, nhận ra rằng vấn đề này cũng sẽ tự nó chấm dứt. Ông không thổi phồng nó, không sợ nó, không bị nó làm cho khó chịu. Kết quả, ông thấy nó dễ chịu đựng hơn, và do hiểu biết lớn hơn nên vấn đề không căng thẳng như trước. Khi một lần nữa nó lại tan đi, trí huệ của ông lại tăng trưởng. Mỗi lần vấn đề khởi lên, nó lại ngắn ngủi hơn, dễ chịu đựng hơn, cho đến khi vấn đề biến mất hoàn toàn. Đó là một ví dụ đẹp về ứng dụng của trí huệ - một sự sáng suốt đơn giản, nhưng vẫn là sáng suốt. Mỗi khi chúng ta có khả năng giảm thiểu hoặc vượt qua các vấn đề của mình, đó là trí huệ đang phát huy tác dụng.


1 thg 8, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 8 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 8

NHẬN RA TRÍ HUỆ ĐÍCH THỰC

Hiểu trí huệ là gì và làm thế nào nhận ra nó là điều quan trọng. Trí huệ đích thực có tác động rất lớn bởi nó cho chúng ta biết về tu tập thiền định nói riêng và cũng như về Phật giáo nói chúng. Có thể thấy rõ vai trò của trí huệ thông qua xem xét tam vô lậu học: giới, định, tuệ - tức đức hạnh, sự tĩnh lặng, trí huệ - từ hai tầm nhìn khác nhau. Chúng có thể được xem như mang tính trình tự: đầu tiên bạn hoàn thiện về giới, tiếp đến là định, rồi tới tuệ. Hoặc xem chúng như những nhân tố hỗ trợ nhau: tu giới sẽ tiếp sức cho định và tuệ; tu định sẽ củng cố giới và tuệ, và khi trí huệ tăng trưởng, nó hỗ trợ không ngừng cho giới và định. Bạn càng đi trên con đường này, ba nhân tố càng hỗ trợ nhau nhiều hơn. Điều này là do trí huệ có khả năng tạo ra sự ổn định trong hai nhân tố kia. Vì thế, chương này nói tới làm thế nào trí huệ đích thực khiến cho sự rèn luyện giới luật dễ hơn và tâm tĩnh lặng hơn.

BÀI 1

CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ HUỆ

Một trong những lời dạy ưa thích của tôi trong kinh là câu trả lời của Đức Phật cho câu hỏi “Pháp là gì?” Lời đáp của Ngài đơn giản nhưng sâu sắc: “Bất cứ điều gì dẫn tới hoàn toàn chối bỏ, tan biến, đoạn diệt, an tịnh, tri kiến, giác ngộ và niết bàn”. Trong danh sách ấy, bạn thấy có sự an tĩnh, upasama. An tĩnh có nghĩa là sự thanh tĩnh tốt đẹp; trong trạng thái ấy, bạn sống cuộc sống hằng ngày mà không có chướng ngại. Dù đang làm gì - hành thiền, ngủ hay ăn, ở chung với người khác hay một mình - bạn luôn có cảm giác bình thản, không gặp vấn đề hay khó khăn. Sama trong upasama nghĩa là bằng phẳng, giống như con đường bằng phẳng, một lộ trình không có những va đập. Điều này nói lên ý nghĩa tuyệt vời về trí huệ: nó là sự hiểu biết dẫn tới cuộc sống êm ả, an bình và cân bằng.

Nhiều người có thể nói ra những lời truyền cảm hứng khác thường. Nhưng khi nhìn vào họ, tôi có thể thấy họ không an lạc. Dù họ có truyền cảm hứng và nói những điều hợp lý, tiêu chuẩn của Đức Phật là trí huệ của một người nên được đánh giá dựa vào tác động của nó lên cuộc đời người ấy. Nếu trí huệ không có tác dụng giải quyết các trục trặc, khó khăn trong đời sống họ, hay nói các khác, không tạo ra cảm giác thoải mái, hạnh phúc, niềm vui, an bình và tự do, nó không phải là trí huệ đích thực. Kinh cũng dạy, bạn sẽ thấy những người tu khổ hạnh với vẻ ngoài “hốc hác, gầy còm”, là những người bị bệnh hoặc không tu tập đúng, trong khi những người có trí huệ, cũng có nghĩa là những người tu tập đúng, là người “hỷ lạc, phấn khởi, không dao động, bình thản”. Vậy nên, từ nhãn quan Phật giáo, trí huệ đương nhiên phải dẫn tới cảm giác an lạc.

Trí huệ cũng dẫn tới hành vi đức độ. Trong những năm đầu tiên tôi sống ở Thái Lan, khi các tu sĩ Phật giáo vẫn bị nhiều người phương Tây coi là khá lập dị, một số người có suy nghĩ cực đoan đã gia nhập tu viện của chúng tôi. Một vài người trong số họ phản bác các luật lệ và nguyên tắc của tu viện, nói rằng chúng chỉ dẫn đến sự đè nén, chẳng liên quan gì đến trí huệ. Nhưng sau nhiều năm tu tập, nhất là nếu thiền định và các nội quán song hành với thiền định đã đủ sâu, bạn sẽ thấy quy tắc và luật lệ chỉ là một biểu đạt cho thấy sự tồn tại một cách hòa bình trong tu viện như thế nào.

Mấu chốt tôi muốn đưa ra là, bạn biết được trí huệ của mọi người dựa vào năng lực sống an lạc của họ, không phải dựa vào những gì họ nói. Toàn bộ con đường Phật giáo dẫn tới sự tĩnh tâm, hòa hợp với thân và giải thoát với cuộc đời. Đây là trạng thái của một người có trí huệ. Nếu bạn có trí huệ đích thực, bạn sẽ an lạc: bạn đã giải quyết các vấn đề của cuộc sống.


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...