22 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

Thực hành thiền là một con đường đi mòn dấu chân, một con đường làm tâm lắng dịu, đưa tâm đến trạng thái an bình, có sức mạnh và phúc lạc. Tu tập này đã có từ lâu, đến nổi bất kỳ vấn đề nào bạn đang gặp phải lúc này, cũng đã được đối mặt và vượt qua bởi nhiều người khác trong quá khứ. Điều quan trọng là làm sao nhớ được các chiến lược, vượt qua những chướng ngại ấy, cũng như có được động lực và sự chuyên cần để đưa chúng vào đúng chỗ, hay nói cách khác, làm thế nào chúng ta sử dụng phương thuốc điều trị tâm bệnh.

BÀI 1

SỰ BUỒN CHÁN

Một trong những vấn đề căn bản, có thể xảy ra trong quá trình tu tập là sự buồn chán. Khi tôi còn là một tu sĩ trẻ ở Thái Lan, chúng tôi thường phàn nàn vì có quá nhiều thứ đang diễn ra. Có quá nhiều việc, quá nhiều người, quá nhiều nghi lễ, quá nhiều trì tụng buổi sáng, quá nhiều trì tụng buổi tối. Đôi lúc tôi tưởng tượng giá mình ở một nơi không có những gặp gỡ, nơi bạn hầu như chẳng có việc gì để làm nên có thể thiền tọa hoặc thiền hành cả ngày. Tôi tưởng tượng về những nơi như vậy, nhưng tất nhiên, ở chỗ ấy, bạn trở nên buồn chán và bất an. Bạn phải chịu đựng, thế là tưởng tượng của bạn quay ngược lại: “Giá mình tìm một nơi có chút công việc gì đó để làm. Có thể mình sẽ nói chuyện với ai đó, hay có thể hành thiền theo nhóm vào buổi tối”. Nhưng như thế bạn bỏ mất toàn bộ ý nghĩa, vì trong kinh văn cũng như những truyền thống tu tập từ xa xưa đều dạy phải dành rất nhiều thời gian ở một mình, ít làm việc và ít tiếp xúc với người khác. Những người từng tìm hiểu giáo pháp của Đức Phật trong kinh tạng và luật tạng đều biết rằng ẩn đật là điều quan trọng. Tôi tìm mọi cách sắp xếp để có tối đa thời gian cho ẩn dật và tối thiểu những lần gặp gỡ. Đương nhiên, kết quả có thể sinh ra sự buồn chán, bất an, tưởng tượng. Dẫu vậy, cũng nên đối mặt với những chướng ngại ấy và tìm các chiến lược vượt qua chúng.

Bạn nên tìm hiểu sự buồn chán. Nó từ đâu? Thông thường, buồn chán nảy sinh trong quá trình chuyển từ bận rộn sang an tĩnh. Một số người trẻ không có gì giải trí thì sẽ sinh buồn chán. Không có gì trong quá trình tu tập để bạn giải khuây. Khi nhìn vào sự buồn chán, bạn thấy nó là một phản ứng với những cấp độ bận rộn tương đối: nó xảy ra do sự khác biệt giữa cấp độ hoạt động trước đó của bạn với những gì bạn đang đối mặt lúc này. Điều đang xảy ra là tâm chưa quen với các trạng thái vi tế và an bình do sự tiết giảm hoạt động. Nó vẫn chưa thích nghi được với sự thiếu kích thích, và nó cần thời gian để ổn định lại.

Mặc dù việc chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái ít hoạt động hơn có thể khiến bạn buồn chán vào lúc đầu, sau một thời gian, bạn bắt đầu nhận ra những khía cạnh thú vị của lối sống đó, sự vui thích, sung sướng của việc ở một mình, không có gì nhiều để nhìn, để nghĩ. Nó giống như đi từ một căn phòng sáng sang một căn phòng tối. Tương tự, khi chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái ít hoạt động hơn, phải mất một thời gian để tâm thích nghi với việc tiết giảm các kích thích giác quan. Sau một thời gian, nó sẽ thích nghi, và sự buồn tẻ, không thú vị sẽ bắt đầu trở nên đẹp đẽ và an lạc.

Vì thế, chiến lược đầu tiên khi bạn buồn chán là hãy kiên nhẫn với sự buồn chán. Hãy để nó như vậy. Đừng cố gắn lấp đầy lỗ trống buồn chán bằng hành động. Làm như thế, bạn chỉ đang kích thích lại tâm trí. Chẳng khác nào ban đêm đi ra ngoài mang theo đèn - bạn mất đi cảm giác về hình dạng tinh tế trong bóng tối. Gần đây, tôi tới một buổi gặp mặt với nhà khoa học Sir Roger Penrose, mà một phần của chương trình là nhìn qua kính viễn vọng. Đó là một đêm quang đãng, và chúng tôi thực sự có thể thấy những thứ như sao Mộc hay các vệ tinh của nó. Nhưng khi mới đi vào đài quan sát, chúng tôi phải đợi một lúc sau khi tắt đèn để cho mắt quen với ánh sáng từ các ngôi sao. Đây là trường hợp chỉ phải chờ đợi trong một thời gian ngắn, sau đó, chúng tôi có thể thấy những ngôi sao đẹp đẽ trên bầu trời. Cũng tương tự, bạn cần làm giảm các hoạt động giác quan nếu muốn thấy những diễn biến trong tâm. Ở đây, tôi không chỉ nói tới tâm ảnh, mà cả những phúc lạc tinh tế, an bình, tốt đẹp xảy ra khi các giác quan bị chế ngự.

Bởi vậy, khi làm lắng dịu các giác quan, điều thường xảy ra là bạn trải qua giai đoạn buồn chán ấy. Ánh đèn được tắt đi, bạn không thể nhìn thấy nên không có gì thu hút sự chú ý của bạn. Điều quan trọng ở đây là kiên nhẫn, tin tưởng rằng tâm sẽ sớm thấy lại những điều thú vị, tất nhiên là chỉ khi nào bạn có thể ở yên với sự buồn chán. Những người tới một phòng trưng bày nghệ thuật hoặc nghe nhạc cổ điển có thể sẽ buồn chán nếu họ kỳ vọng thứ gì đó sôi động hơn, chẳng hạn một bộ phim hành động hay một bản nhạc rock. Nhưng sau một thời gian, nếu có thể làm lắng dịu các kích thích giác quan, họ có cơ hội thưởng thức những thứ sâu xa hơn nhiều. Vậy hãy ở yên với sự buồn chán, đừng làm gián đoạn quá trình này, và sau một thời gian, sự buồn chán trở thành một thứ gì đó tốt đẹp. Con mắt bên trong của bạn sẽ mở ra trước một tâm cảnh tinh tế hơn, và bạn bắt đầu trân trọng những gì xảy ra trong sự cô độc. Nhưng bạn cần kiên nhẫn, vì đôi khi nó đòi hỏi một thời gian dài.

BÀI 2

BẤT AN

Một vấn đề thường gặp khác là sự bất an. Bạn không muốn ngồi yên, cơ thể không thoải mái, hoặc tâm đơn giản là không ở yên với hơi thở hay bất kỳ đối tượng hành thiền nào khác mà bạn đang cố gắn tập trung vào. Điều này xảy ra khi bạn sử dụng quá nhiều sự thúc ép. Đôi khi, điều tốt nhất nên làm chỉ là kiên nhẫn và đợi - hãy để sự bất an như nó là, thay vì cố gắng kiểm soát nó.

Một trong những chiến lược mà tôi thường nói tới được gọi là “tâm trâu” Chiến lược này được đặt tên theo sự việc xảy ra ngay bên ngoài tu viện Wat Pah Nanachat ở Thái Lan, nơi Ajahn Jagaro là trụ trì, còn tôi là tăng trị sự. Một sáng sớm, khi tôi đã khất thực xong, còn Ajahn Jagaro vẫn ở trong tu viện, một người đàn ông chạy vào tu viện với nửa ngón tay đã đứt lìa. Ông đang dắt con trâu của mình đi ăn cỏ thì con trâu đột ngột hoảng sợ và cố chạy đi, sợi dây dắt trâu quấn quanh ngón tay người đàn ông, nên khi ông cố giữ con trâu lại, sợi dây cắt đứt nửa ngón tay ông. Tất nhiên ngón tay chảy máu rất nhiều nên Ajahn Jagaro lập tứ lấy xe đưa ông đến bệnh viện. Vài ngày sau tôi thấy tay ông còn quấn băng, và sau đó nó chỉ còn nửa ngón. Điều này xảy ra bởi ông không biết cách xử lý một con trâu bất an. Đáng lẽ ông cứ thả nó ra.

Bạn nên sử dụng chiến lược tương tự khi tâm trí bất an - hãy buông xả. Đừng cố giữ nó lại. Nếu bạn cố dừng hay kiểm soát nó, tâm trí càng trở nên ngang ngạnh và khó chịu hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là nói: “Được rồi, tâm trí, nếu đó là điều mày muốn, vậy đi đi”. Việc của bạn chỉ là để ý, hòa nhã, và quan sát xem tâm trí ngu ngốc này muốn đi đâu. Việc của bạn không phải là dừng nó lại, mà là quan sát nó, nhân từ và nhẹ nhàng với nó.

Cứ như thể bạn đang xử trí một đứa trẻ muốn chạy chỗ này chỗ kia. Đôi lúc ở tu viện có trẻ con đến, và chúng thường rất om sòm. Nếu bạn đang tọa thiền, tiếng hét của những đứa trẻ ấy thực sự xuyên vào óc bạn, gây cho bạn cảm giác khá khó chịu. Nhưng việc chúng làm vậy là hoàn toàn tự nhiên; bạn không thể mong trẻ con làm khác đi được. Cũng tương tự, bản chất của tâm trí là bất an.

Vì thế đừng cảm thấy có lỗi nếu tâm bạn bất an. Điều đang xảy ra không phải là của bạn, nó không phải là “cái tôi”, và không phải là vấn đề; chẳng qua đó là bản chất của sự vật, chúng khởi lên do các nguyên nhân thuộc về nghiệp từ quá khứ. Bạn không thể đi vào quá khứ và xóa bỏ những nguyên nhân ấy; bạn bị kẹt với kết quả của chúng ngay lúc này. Nếu tâm muốn xao lãng, thứ duy nhất cần làm là nhớ tới chánh tư duy: cứ buông xả, và hãy nhân từ, nhẹ nhàng với nó.

Những lời dạy đẹp đẽ này của Đức Phật hoàn toàn rõ ràng, chúng cho bạn thấy một điều: thái độ của bạn trước những gì đang diễn ra là phần quan trọng nhất của thiền. Vì thế, hãy để cái tâm trâu ấy chạy đi. Làm như vậy, bạn sẽ thấy con trâu không chạy quá xa, rồi nó sẽ bình ổn lại và đợi người chủ của nó. Nó là một phần của gia đình. Nó thích ở với bạn. Thế nên bạn chỉ cần đi theo nó một quãng ngắn. Đó cũng là một bài tập phải thực hiện, nhưng còn tốt hơn nhiều so với bị đứt lìa ngón tay. Bạn sẽ nắm lại được sợi dây, nhẹ nhàng dắt con trâu tới nơi bạn muốn đưa nó tới từ lúc đầu. Bạn có thể đã mất chút thời gian, nhưng ít nhất bạn không phải tới bệnh viện. Cũng thế, khi tâm trí bất an, nó trở nên điên cuồng và muốn làm đủ điều ngu ngốc, việc bạn là buông xả nó bằng sự nhân từ và nhẹ nhàng.

Ép buộc tâm là sai, nhưng buông lung cũng vậy. Cả ép buộc và buông lung thực ra đều đang nuôi dưỡng cái tâm trâu ấy. Khi nói buông lung, ý tôi tức là hướng tâm về phía thụ hưởng, bất kể điều gì bạn nghĩ tới khi bất an. Nếu cứ tiếp tục nghiêng theo hướng đó, tất nhiên tâm sẽ đi theo hướng đó. Nhưng nếu bạn có sự bình thản và lùi lại - nếu bạn buông xả, nhân từ và nhẹ nhàng - tâm trâu sẽ sớm dừng lại. Không cần phải vật lộn khi xử lý sự bất an. Nếu nó thành sự vật lộn - hay thậm chí tệ hơn cả sự vật lộn - đó là bởi bạn đang cho nó ăn bằng sự tiêu cực, sai trái, hay buông lung. Bạn không thực sự đối mặt với nó một cách phù hợp. Thay vì cứ để nghiệp củ chín muồi, bạn đang tạo thêm nghiệp xấu mới.

BÀI 3

LÀM NGƯỜI QUAN SÁT THỤ ĐỘNG

Khi bạn bất an, hãy nhẹ nhàng với sự bất an ấy. Hãy xem bản thân như một hành khách, không phải người lái xe. Là lái xe, nghĩa là bạn đang điều khiển cái tâm bất an; là hành khách nghĩa là bạn ngồi đằng sau, hoàn toàn không dính vào việc điều khiển xe, chỉ quan sát xem hành trình đưa bạn đi tới đâu. Sự không dính mắc và xa lìa này là một trong những thái độ tốt đẹp nhất mà bạn có thể sử dụng trong thiền. Bạn xa lìa, bởi vậy tất cả những gì bạn làm là quan sát tâm mình. Khi nó làm hay nghĩ điều này điều kia, hãy làm như thể bạn đang đứng lui lại và quan sát nó từ một khoảng cách. Ẩn dụ hay nhất cho sự xa lìa như vậy là ngồi trong một rạp chiếu phim. Trong rạp, người ta đôi lúc dính mắc vào bộ phim đến mức họ bắt đầu la hét, trở nên phấn khích và sợ hãi. Tại sao họ làm vậy? Chừng nào bạn còn có thể đứng lui lại và nhớ rằng đây chỉ là những nguyên nhân và điều kiện đang trôi qua - không phải tôi, không phải của tôi, không phải một bản ngã, không có gì liên quan đến tôi - khi ấy bạn sẽ không dính mắc. Bạn có thể quan sát sự bất an, buồn chán hay bất kỳ điều gì khác bằng một cảm giác xa lìa. Bạn chỉ đang biết, và “người biết” đang đi vào tiêu điểm.

Người biết giống như chủ rạp chiếu phim, chỉ đang quan sát bộ phim được chiếu trên màn hình. Hãy luôn nhớ rằng “người biết” không dính dáng đến bất kỳ chuyện gì trong phim. Hãy sử dụng ý tưởng người biết này như bước đệm tới bình an - đừng nhầm lẫn coi nó là một cái tôi thường hằng. Hãy tưởng tượng con người thật của bạn ở bên trong chính bạn. Làm như vậy, bạn có được cảm giác không dính mắc đến những gì đang diễn ra, sự không dính mắc dẫn tới một sự buông xả nhân từ và nhẹ nhàng. Vì thế, mỗi khi có dính mắc, mỗi khi việc hành thiền diễn ra không thuận lợi, hoặc bạn đang chán ngán nó, hãy nhớ tới thái độ của người xem phim. Không cần trở nên phấn khích hay thất vọng, không cần la hét hay sợ hãi; nó chỉ là một bộ phim.

Để minh họa cho điểm này, tôi thích sử dụng câu chuyện về rạp chiếu phim cho người đi xe hơi ở Jamaica, nó có một màn hình làm bằng bê tông dày 30cm. Chủ rạp chiếu phim ấy thích phim cao bồi miền Tây, đặc biệt là những cuộc đấu súng. Mỗi khi trên màn hình có cuộc đấu súng, khán giả cũng lấy súng của mình ra và tham gia. Bạn tưởng tượng được không? Đến giờ tôi vẫn thấy buồn cười khi nghĩ tới những kẻ ngồi trên nền đất hay trong những chiếc xe hơi bỏ mui của họ, đợi một cảnh đấu súng để có thể tham gia. Chẳng hài hước sao? Chủ rạp chiếu phim phải thay quá nhiều phông nền bằng vải đến mức quyết định rằng cách duy nhất để duy trì công việc kinh doanh của mình là dựng một phông màn bằng bê tông.

Bạn có thể hiểu tại sao tôi nói tới chuyện này. Mọi người trở nên dính mắc, họ muốn bắn những nhân vật trong phim. Bạn muốn bắn cái tâm bất an, muốn tiêu diệt sự buồn chán, hoặc nếu không thì sa vào chuyện nọ chuyện kia. Chúng ta trở nên dính mắc, cuốn vào, rồi tạo ra các vấn đề cho chính mình. Kiên nhẫn tức là dừng lại và nói, “Tự nó sẽ ổn thôi. Con trâu sẽ chạy đi, nhưng cuối cùng nó sẽ dừng lại”.

Hãy luôn nhớ rằng đó chỉ là một bộ phim đang chiếu - chỉ là năm uẩn, sáu căn đang làm việc của chúng, tất cả tuân theo luật nhân quả. Không có gì thực chất mà bạn phải bận tâm. Đó là lý do bạn có thể xả bỏ. Đây là một trong những cách bạn chữa trị sự bất an hiệu quả nhất mà tôi biết, bởi lẽ khi xả bỏ và quán sát những thứ này đến rồi đi, tôi chặt đứt nguồn gốc kích động của chúng. Tôi hiểu rằng sự bất an là do điều gì nó gây ra, điều đó là việc tôi dính mắc vào toàn bộ quá trình. Ngay khi tôi dừng những nỗ lực lèo lái quá trình ấy và từ bỏ sự dính mắc bằng cách tưởng tượng mình như một người ngồi trong rạp chiếu phim, chỉ đang xem phim, tâm trí tôi bắt đầu lắng xuống và trở nên tĩnh lặng. Sự bất an tan dần, buồn chán biến mất, sự yên ả, nhẹ nhàng, tĩnh lặng của thiền bắt đầu thế chỗ.

BÀI 4

SỰ MỆT MỎI VÀ NĂNG LƯỢNG

Một vấn đề thường gặp khác trong tu tập là u mê và buồn ngủ. Hãy nhớ đừng bao giờ vật lộn với sự mệt mỏi. Tôi nói như thế từ kinh nghiệm của mình: tôi đã vật lộn với sự mệt mỏi, nhưng phát hiện ra nó hoàn toàn phản tác dụng. Mỗi  khi cố chống lại cơn mệt mỏi, bạn chỉ trở nên căng thẳng bởi lẽ sự vật lộn dẫn bạn đi theo hướng ngược lại với sự nhẹ nhàng, nhân từ và buông xả. Thực ra nó là hình thức sân hận vi tế.

Một số người hành thiền cảm thấy lúng túng hoặc có lỗi khi mệt mỏi. Chúng ta xấu hổ trước thực tế rằng mình đã hành thiền nhiều năm mà vẫn không giữ được lưng thẳng vào sáng sớm. Nhưng cảm giác tội lỗi chỉ bồi thêm cảm giác về bản ngã và cái tôi, và chúng ta xem những vấn đề này là “của mình”. Hãy cẩn thận, đừng cho sự buồn ngủ là của mình - nó chẳng liên quan gì đến bạn; nó chỉ là kết quả bắt nguồn từ một nguyên nhân, vậy thôi. Nếu buồn ngủ, hãy ở yên với nó - quan sát nó, nhân từ và nhẹ nhàng với nó, tìm hiểu nó. Nó có cảm giác thế nào? Nó kéo dài bao lâu? Quan trọng nhất, cái gì gây ra nó và những thứ nào làm nó tan đi? Sau khi nó tan đi, cái gì còn lại? Đây không phải là việc dập tắt sự buồn ngủ bằng mọi giá, mà vượt qua nó một cách sáng suốt để thiền định có thể thăng hoa.

Dĩ nhiên có thể vượt qua cơn buồn ngủ nếu bạn ép buộc tâm trí. Bạn có thể ngồi thiền ở rìa một vách núi hoặc như chúng tôi từng làm, đặt một hộp diêm trên đỉnh đầu hoặc đinh ghim dưới tay, hay ai đó cầm gậy đứng đằng sau và sẽ đánh bạn khi bạn hơi gục đầu xuống. Hiển nhiên bạn sẽ không ngủ gật, nhưng kết quả là sự sợ hãi và căng thẳng. Bạn chỉ đang vứt bỏ ô nhiễm này và thay bằng ô nhiễm khác.

Thay vì vậy, hãy kiên nhẫn với sự buồn ngủ và mệt mỏi, hãy để nó như vậy và xả bỏ. Một lần nữa, giống như bạn đang ngồi trong rạp chiếu phim, nhưng lần này có gì đó không ổn với máy chiếu. Hình không nét; nó bị mất tiêu điểm. Nhưng việc ấy không quan trọng; đó không phải là vấn đề của bạn. Chủ rạp phim sẽ sửa. Bạn chỉ để nó như vậy, và kiên nhẫn ngồi ở đó. Nếu thật sự kiên nhẫn, sau một lúc, sự mệt mỏi biến mất như sương mù tan đi khi mặt trời lên. Sự kiên nhẫn là tất cả những gì cần có. Việc “không làm gì” khiến tâm được kích hoạt. Hãy nhớ một điều về khoa học tinh thần: khi năng lượng ngừng đi vào cái làm, nó bắt đầu đi vào cái biết.

Rắc rối là ở chỗ nhiều lúc bạn không đủ tự tin để chỉ ở yên với sự mệt mỏi. Thay vào đó, bạn liên tục thúc đẩy nó bằng cách dính vào. Do đang cố gắng giải quyết vấn đề, nên bạn thậm chí mệt mỏi hơn, và tạo ra nhiều vấn đề hơn cho chính mình. Nhưng khi hiểu được sự chân thật của lời tuyên bố đơn giản ấy - rằng khi năng lương ngừng đi vào cái làm, nó bắt đầu đi vào cái biết - đầu tiên bạn sẽ biết vì sao mình mệt mỏi, và bạn biết điều gì xảy ra nếu mình kiên nhẫn, không làm gì cả. Cái biết ấy cho bạn sự tự tin.

Vì vậy, hãy tưởng tượng mình đang quan sát những chuyện này, đừng rời khỏi chỗ ngồi, đừng hét vào bộ phim, đừng rút súng bắn vào sự mệt mỏi vì mình không thích nó. Nếu cứ ngồi và quan sát. Tâm sẽ bừng sáng lên. Hiểu được toàn bộ quá trình ấy, hành thiền trở nên dễ hơn và mang nhiều niềm vui hơn. Một khi đã biết nó hoạt động thế nào, bạn sẽ biết mình đang mắc sai lầm ra sao, bằng cách nào để trở nên bình an, vui vẻ và làm tăng năng lượng. Đây là một cách tuyệt vời để làm lắng dịu hành (sankhara), tức hoạt động của tâm, sự tác ý hay sự kiểm soát.

Để hỗ trợ quá trình trên, hãy suy ngẫm tính chất không có cái tôi. Hãy nói: “Đằng nào cũng không có ai kiểm soát điều này; không có người nào ở đây; không phải việc của mình; cứ để nó vậy”. Đây chính là Phật pháp; nó chính là điều kinh văn dạy. Hãy hiểu rằng không có “cái tôi” nào ở đây để làm bất cứ điều gì - chỉ là năm uẩn - vậy tại sao phải vật lộn? Sự suy ngẫm như vậy có thể cho bạn đủ tự tin để buông xả mọi việc, giúp bạn biết ý nghĩa đích thực của buông xả là gì.

BÀI 5

VƯỢT QUA THAM VÀ SÂN

Trong năm chướng ngại, hai chướng ngại đầu tiên, tham và sân, là quan trọng nhất. Tham nghĩa là muốn có thứ gì đó ngoài những gì bạn đã có. Vì thế chúng chẳng qua đều là những hình thức của ham muốn. Và khi bạn muốn điều gì - dù đó là cấp độ thiền tiếp theo, ăn uống, nghỉ ngơi hay bất cứ điều gì khác - nó luôn đưa bạn đi xa khỏi nơi bạn đang ở.

Trong thần thoại Hy Lạp, có những sinh vật gọi là mỹ nhân ngư, mình người đuôi cá có giọng hát quyến rũ. Những sinh vật này dùng giọng hát của mình để lôi kéo các thủy thủ mất cảnh giác về phía vách đá. Đây là những gì ham muốn gây ra: chúng lôi cuốn bạn, kéo bạn về phía đối tượng ham muốn và phá hỏng nỗ lực tu tập của bạn. Bạn không có được phúc lạc hay bình an nào. Ham muốn kéo bạn xa khỏi nơi bạn có thể tìm được sự hài lòng đích thực. Vì thế, thay vì để mình bị lôi đi, hãy nhớ rằng mình không có năng lực đáp ứng những ham muốn bất tận của bản thân. Hãy ngồi đó. Bạn không chuyển động; bạn chỉ quan sát.

Giống như ham muốn tạo ra hành động, sân hận cũng vậy. Ham muốn và sân hận là những gì khiến bạn xáo động, khiến bạn mệt mỏi. Chúng tạo ra hoạt động của tâm, làm bạn xáo động, rối tung. Một khi thấy được sân hận, ham muốn và cách chúng hoạt động, bạn có thể nói: “Không, mình sẽ không sa vào những điều đó thêm nữa; những gì mình có là đủ tốt rồi”.

“Đủ tốt” là một thần chú. Dùng nó cho việc tu tập rất hữu ích, dù bạn đang trải qua điều gì. Nếu bạn mệt mỏi, hãy nghĩ, “Thế này là đủ tốt”. Khi hít vào và thở ra, hãy nghĩ “Đủ tốt rồi”. Nhưng bạn phải nhất quán và xem mọi khoảnh khắc là đủ tốt. Làm như vậy, bạn chế ngự được các ham muốn đưa bạn đi xa cũng như các sân hận giữ bạn không ở lại, và bạn có được cảm giác tĩnh lặng, hài lòng. Không có gì bạn cần, không có gì bạn muốn, ở đây và ngay lúc này thực sự là đủ tốt.

Lúc ấy, bạn bắt đầu nhận thức và trải nghiệm phúc lạc của thiền, phúc lạc sinh ra từ sự tĩnh lặng và không ham muốn. Bạn thấy rằng thực hành “đủ tốt” mới chỉ là bước khởi đầu. Khi bạn tự thuyết phục rằng khoảnh khắc hiện tại là đủ tốt và bạn hiện hữu với những gì mình có, nó không chỉ là đủ tốt nữa: thực sự nó quá tốt và quá đẹp. Dù bạn khởi đầu ở đâu, khi ở yên với những gì mình có, vẻ đẹp, phúc lạc và sự sâu sắc của nó sẽ tăng lên.

Tôi cũng đã đưa ra ẩn dụ về đóa sen ngàn cánh. Dù bạn khởi đầu với loại sen nào cũng vậy. Ngay cả loại sen thiếu triển vọng nhất, rời rạc và xấu xí nhất cũng thế, bởi bên trong mọi bông sen đều có một cái nhụy đẹp đẽ. Ý tôi muốn nói, mọi trải nghiệm của bạn có, dù ngay lúc này hay trải nghiệm tệ nhất bạn từng rơi vào trong quá trình tu tập, cũng mang lại phúc lạc nếu bạn có thể ở yên với nó. Đừng thay đổi, di chuyển hay cố trừ bỏ nó. Đừng ham muốn về nó hay sân hận với nó. Hãy hiện hữu với bất kể điều gì có ở đó, dù là đau đớn, buồn chán hay tuyệt vọng. Ngay cả bông sen tối tăm và xấu xí cũng sẽ nở ra hoa và trở thành niềm phúc lạc nếu bạn cứ ở yên với nó. Càng hiện hữu với nó, nó càng nở ra. Càng nói “đủ tốt”, những cánh hoa bên ngoài càng mở rộng để lộ những điều tốt đẹp bên trong.

Hiểu cách tâm trí hoạt động như vậy sẽ rất có ích. Dù bạn đang trải qua khởi đầu như thế nào, bất cứ thứ gì cũng có thể được chuyển hóa. Bạn không phải trừ bỏ mọi vấn đề rồi mới bắt đầu hành thiền. Hãy khởi đầu với vấn đề; hay ở yên với nó, để nó như nó là. Thế là đủ tốt. Nếu không xáo động, nếu không có ham muốn hay sân hận, bạn sẽ thấy tâm mình đi vào vấn đề ấy, mở nó ra, và những gì tưởng chừng không thể chịu đựng được sẽ trở nên dễ chịu. Tiếp theo nó trở nên đẹp đẽ, và một khi đã tốt đẹp, nó tiếp tục mang lại niềm vui. Nhưng nó có thể đi từ sự khởi đầu ít triển vọng nhất. Vì vậy, dù bạn đang trải qua điều gì, hãy biết rằng thế là đủ tốt. Làm như vậy, bạn đang bỏ đi nhiều chướng ngại cản trở việc hành thiền.

Vấn đề tệ nhất trong thiền là sân hận, khi cho rằng, “Mình không thích chuyện này” và luôn so sánh, rồi trở nên tiêu cực. Kiểu xét lỗi này nên được rèn luyện bằng điều ngược lại - chấp nhận, tìm kiếm niềm vui và vẻ đẹp trong mỗi sự vật và sự việc.  Điều này thực ra khá dễ. Hãy nhìn vào vẻ đẹp tự nhiên xung quanh bạn. Hãy ngắn nhìn giọt nước mưa nhỏ xuống từ mép lá hoặc ra ngoài ngắm sao. Có rất nhiều vẻ đẹp tự nhiên. Nếu đi tìm vẻ đẹp ấy, niềm vui ấy, bạn sẽ rèn luyện được thói quen không xét lỗi.  Vì quen nhìn vẻ đẹp trong mọi thứ, bất kể điều gì trong hành thiền bạn từng nghĩ là chán ghét bắt đầu trở nên dễ thương - thậm chí là đẹp. Như người ta nói, vẻ đẹp nằm trong mắt người xem, và sự thành công của hành thiền nằm trong thái độ của người hành thiền. Nếu bạn có thái độ đúng, nó dẫn tới sự nhân từ, nhẹ nhàng và buông xả. Bạn trở nên nhân hậu với mọi thứ.

Giống như một người mẹ yêu thương con mình, chắc chắn bạn có thể yêu thương tâm mình! Dù đôi lúc nó có phần xấu xí, bạn vẫn chấp nhận rằng nó đủ tốt.

Khi hành thiền, hãy xem bạn có đang đòi hỏi bản thân không. Bạn có đang nghĩ, “Mình nên nhập các cảnh giới thiền định, hoặc có được tâm ảnh, hay ít ra là trở nên an bình” không? Nếu đang đòi hỏi, việc hành thiền của bạn sẽ không đi tới đâu cả. Nhưng nếu giảm các đòi hỏi ấy, bạn dễ đạt được thái độ “đủ tốt” hơn. Không đặt ra những đòi hỏi to tát với bản thân, với cuộc đời hay thế giới, bạn dễ trân trọng chúng hơn. Như trong Kinh Từ Tâm (Metta Sutta) có nói, bản chất bạn vốn “không đòi hỏi”, mà bạn “mãn nguyện và dễ hài lòng”. Hãy luyện tâm như vậy. Hãy mãn nguyện và bồi đắp sự mãn nguyện ấy; hãy dễ hài lòng, như vậy, bạn đang hướng tới các cảnh giới thiền định.

Bạn không chứng các cảnh giới thiền định bằng cách muốn có chúng; chúng chỉ xuất hiện khi bạn bồi đắp các nguyên nhân làm chúng xuất hiện. Nguyên nhân chính là tâm tĩnh lặng, được duy trì trong thời gian dài. Năng lượng rót vào sự hiểu biết thanh tịnh, khi ấy tâm đi sâu vào bông hoa sen, các cánh sen nở ra theo từng giai đoạn - không phải theo dòng thời gian của bạn, không phải khi bạn muốn, mà tùy vào điều kiện tự nhiên của chính nó. Nó xảy ra vì bạn tĩnh lặng, và bạn tĩnh lặng vì bạn mãn nguyện, bạn dễ hài lòng, không đòi hỏi điều gì. Nếu có thể làm vậy trong cuộc sống hằng ngày, bạn đang bồi đắp các nguyên nhân dẫn tới những cảnh giới thiền sâu.

Nếu không dễ hài lòng, nếu đòi hỏi và chứa đầy những ham muốn, bạn cũng trở nên bất an. Khi không có được thứ bạn muốn, ham muốn của bạn tăng lên, vậy là bạn sa vào một vòng xoáy ham muốn khủng khiếp. Bạn biết cảm giác đôi khi tuyệt vọng là như thế nào; không muốn đi, không muốn ngồi, không muốn ngủ, và bạn nghĩ, “Mình không muốn làm gì, và bất kỳ điều gì đang làm mình cũng không muốn”. Rơi vào tình cảnh không điều gì kiến mình hài lòng quả là tồi tệ. Nó xảy ra bởi bạn đã tạo ra nó, bạn đã tạo ra các nguyên nhân thông qua những thái độ sai lầm và sự chú ý thiếu định hướng. Nhưng nếu bạn rèn luyện sự tĩnh lặng và lắng dịu bằng cách trở nên dễ hài lòng và mãn nguyện, bạn đang tạo ra các nguyên nhân để thiền định. Nếu bạn chỉ ngồi đó, mãn nguyện, tĩnh lặng, chấp nhận thế là đủ tốt, mọi thứ bắt đầu xảy ra. Bạn sẽ nghĩ, “Cuối cùng mình cũng làm được.

BÀI 6

ĐỂ "BẠN" BIẾN MẤT

Luôn nhớ rằng không phải bạn không làm được, mà là bạn đang ngăn nó xảy ra. Quá trình ấy xảy ra khi “bạn” biến mất. Đòi hỏi tức là bạn ở đó. Có sân hận tức là bạn ở đó. Thèm khát tức là bạn ở đó. Buồn chán tức là bạn ở đó. Tất cả những thứ này tạo ra cảm giác về cái tôi, cái tôi ấy nghĩ nó có những thứ này và dính vào. Bạn chính là vấn đề. Và bạn không thể tránh đi chỗ khác: dù đi đâu, bạn cũng mang bản thân đi theo. Vì vậy, mọi người nên cởi bỏ cái áo khoát bản ngã ấy. Điều bạn cho là mình, cảm giác về cái tôi ấy nên biến mất. Khi cảm giác về cái tôi biến mất thì không có sân hận hay thèm khát là một phần của ảo tưởng về cái tôi. Khi ấy chỉ có thể mãn nguyện và bình an.

Khi còn nhỏ, tôi là một hướng đạo sinh. Chúng tôi thường được tặng huy hiệu cho các việc làm: một huy hiệu vì có thể pha trà, một huy hiệu vì có thể nhóm lửa. Đó là điều nhiều người làm khi tu tập: họ muốn một huy hiệu vì đạt được thiền, một huy hiệu vì trở thành người nhập lưu. Nhưng không có huy hiệu nào cho con đường Phật pháp. Ngược lại, chúng ta đang nỗ lực bỏ đi tất cả những huy hiệu ấy - bất kể chúng ta nghĩ mình là gì - để chúng ta có thể biến mất. Khi bạn bất an, hãy biến mất; khi bạn mệt mỏi, hãy biến mất. Bạn biến mất, mọi thứ trở nên dễ chịu và bình an. Khi buồn chán, hãy tự hỏi, “Rốt cục ai đang buồn chán?” Hãy biến mất và sự buồn chán cũng sẽ tan biến.

BÀI 7

KIÊN NHẪN

Nếu bạn mãn nguyện, dễ hài lòng và chấp nhận rằng những gì ở đây, ngay lúc này là đủ tốt rồi, khi ấy các vấn đề chỉ xảy ra ở giai đoạn khởi đầu của con đường. Sau một thời gian, chúng tự nhiên tan biến, còn bạn đi vào trạng thái thiền định dễ chịu, trải qua nhiều giờ hoàn toàn hạnh phúc và mãn nguyện. Nếu điều ấy vẫn chưa xảy ra, hãy kiên nhẫn - nó sẽ xảy ra. Bạn thực hành bao nhiêu năm cũng không thành vấn đề. Ngay cả một số đại đệ tử của Đức Phật. Chẳng hạn tôn giả A-nậu-lâu-đà (Anurudha) cũng mất rất nhiều năm mới có được kết quả trọn vẹn của tu tập. Hãy dành thời gian cho nó. Khi kinh văn nói ai đó từ một gia đình tốt lành xuất gia và “chẳng bao lâu” trở thành A-la-hán (Arahant), đôi lúc điều này có nghĩa là nhiều thập kỷ. Mười năm, hai mươi năm là “chẳng bao lâu” khi bạn xem xét quãng thời gian của luân hồi.

Vì thế đừng mong chờ mọi thứ xảy ra ngay lập tức. Việc của bạn chỉ là yên lặng, lắng dịu, và an bình. Đừng bám vào con trâu. Đừng đuổi theo nó. Hãy rèn luyện sự buông xả, rèn luyện sự mãn nguyện và rèn luyện thái độ “đủ tốt”. Làm như vậy, bạn đang phát triển các công cụ khiến quá trình thiền của mình trở nên hoàn hảo.

Đôi khi một thái độ hoặc công cụ cụ thể mà bạn đang sử dụng có thể bắt đầu mất hiệu quả, hãy sử dụng một công cụ khác, rồi một công cụ khác nữa. Từng chút một, bằng nhiều chiến lược khác nhau, bạn đi qua những khó khăn ban đầu. Một khi tâm phát triển đúng đắn, còn bạn bắt đầu trải nghiệm bình an và phúc lạc, đó là lúc bạn thật sự đi vào thiền định. Đến khi ấy, bạn không còn cần trợ giúp nhiều nữa. Chắc chắn tôi có thể cho bạn vài hướng dẫn, nhưng bạn đã tự mình có được thời gian tuyệt vời rồi. Đó chính là điều tôi mong muốn cho bạn.


21 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

BÀI 7

KIÊN NHẪN

Nếu bạn mãn nguyện, dễ hài lòng và chấp nhận rằng những gì ở đây, ngay lúc này là đủ tốt rồi, khi ấy các vấn đề chỉ xảy ra ở giai đoạn khởi đầu của con đường. Sau một thời gian, chúng tự nhiên tan biến, còn bạn đi vào trạng thái thiền định dễ chịu, trải qua nhiều giờ hoàn toàn hạnh phúc và mãn nguyện. Nếu điều ấy vẫn chưa xảy ra, hãy kiên nhẫn - nó sẽ xảy ra. Bạn thực hành bao nhiêu năm cũng không thành vấn đề. Ngay cả một số đại đệ tử của Đức Phật. Chẳng hạn tôn giả A-nậu-lâu-đà (Anurudha) cũng mất rất nhiều năm mới có được kết quả trọn vẹn của tu tập. Hãy dành thời gian cho nó. Khi kinh văn nói ai đó từ một gia đình tốt lành xuất gia và “chẳng bao lâu” trở thành A-la-hán (Arahant), đôi lúc điều này có nghĩa là nhiều thập kỷ. Mười năm, hai mươi năm là “chẳng bao lâu” khi bạn xem xét quãng thời gian của luân hồi.

Vì thế đừng mong chờ mọi thứ xảy ra ngay lập tức. Việc của bạn chỉ là yên lặng, lắng dịu, và an bình. Đừng bám vào con trâu. Đừng đuổi theo nó. Hãy rèn luyện sự buông xả, rèn luyện sự mãn nguyện và rèn luyện thái độ “đủ tốt”. Làm như vậy, bạn đang phát triển các công cụ khiến quá trình thiền của mình trở nên hoàn hảo.

Đôi khi một thái độ hoặc công cụ cụ thể mà bạn đang sử dụng có thể bắt đầu mất hiệu quả, hãy sử dụng một công cụ khác, rồi một công cụ khác nữa. Từng chút một, bằng nhiều chiến lược khác nhau, bạn đi qua những khó khăn ban đầu. Một khi tâm phát triển đúng đắn, còn bạn bắt đầu trải nghiệm bình an và phúc lạc, đó là lúc bạn thật sự đi vào thiền định. Đến khi ấy, bạn không còn cần trợ giúp nhiều nữa. Chắc chắn tôi có thể cho bạn vài hướng dẫn, nhưng bạn đã tự mình có được thời gian tuyệt vời rồi. Đó chính là điều tôi mong muốn cho bạn.


20 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 6

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

BÀI 6

ĐỂ "BẠN" BIẾN MẤT

Luôn nhớ rằng không phải bạn không làm được, mà là bạn đang ngăn nó xảy ra. Quá trình ấy xảy ra khi “bạn” biến mất. Đòi hỏi tức là bạn ở đó. Có sân hận tức là bạn ở đó. Thèm khát tức là bạn ở đó. Buồn chán tức là bạn ở đó. Tất cả những thứ này tạo ra cảm giác về cái tôi, cái tôi ấy nghĩ nó có những thứ này và dính vào. Bạn chính là vấn đề. Và bạn không thể tránh đi chỗ khác: dù đi đâu, bạn cũng mang bản thân đi theo. Vì vậy, mọi người nên cởi bỏ cái áo khoát bản ngã ấy. Điều bạn cho là mình, cảm giác về cái tôi ấy nên biến mất. Khi cảm giác về cái tôi biến mất thì không có sân hận hay thèm khát là một phần của ảo tưởng về cái tôi. Khi ấy chỉ có thể mãn nguyện và bình an.

Khi còn nhỏ, tôi là một hướng đạo sinh. Chúng tôi thường được tặng huy hiệu cho các việc làm: một huy hiệu vì có thể pha trà, một huy hiệu vì có thể nhóm lửa. Đó là điều nhiều người làm khi tu tập: họ muốn một huy hiệu vì đạt được thiền, một huy hiệu vì trở thành người nhập lưu. Nhưng không có huy hiệu nào cho con đường Phật pháp. Ngược lại, chúng ta đang nỗ lực bỏ đi tất cả những huy hiệu ấy - bất kể chúng ta nghĩ mình là gì - để chúng ta có thể biến mất. Khi bạn bất an, hãy biến mất; khi bạn mệt mỏi, hãy biến mất. Bạn biến mất, mọi thứ trở nên dễ chịu và bình an. Khi buồn chán, hãy tự hỏi, “Rốt cục ai đang buồn chán?” Hãy biến mất và sự buồn chán cũng sẽ tan biến.


19 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

BÀI 5

VƯỢT QUA THAM VÀ SÂN

Trong năm chướng ngại, hai chướng ngại đầu tiên, tham và sân, là quan trọng nhất. Tham nghĩa là muốn có thứ gì đó ngoài những gì bạn đã có. Vì thế chúng chẳng qua đều là những hình thức của ham muốn. Và khi bạn muốn điều gì - dù đó là cấp độ thiền tiếp theo, ăn uống, nghỉ ngơi hay bất cứ điều gì khác - nó luôn đưa bạn đi xa khỏi nơi bạn đang ở.

Trong thần thoại Hy Lạp, có những sinh vật gọi là mỹ nhân ngư, mình người đuôi cá có giọng hát quyến rũ. Những sinh vật này dùng giọng hát của mình để lôi kéo các thủy thủ mất cảnh giác về phía vách đá. Đây là những gì ham muốn gây ra: chúng lôi cuốn bạn, kéo bạn về phía đối tượng ham muốn và phá hỏng nỗ lực tu tập của bạn. Bạn không có được phúc lạc hay bình an nào. Ham muốn kéo bạn xa khỏi nơi bạn có thể tìm được sự hài lòng đích thực. Vì thế, thay vì để mình bị lôi đi, hãy nhớ rằng mình không có năng lực đáp ứng những ham muốn bất tận của bản thân. Hãy ngồi đó. Bạn không chuyển động; bạn chỉ quan sát.

Giống như ham muốn tạo ra hành động, sân hận cũng vậy. Ham muốn và sân hận là những gì khiến bạn xáo động, khiến bạn mệt mỏi. Chúng tạo ra hoạt động của tâm, làm bạn xáo động, rối tung. Một khi thấy được sân hận, ham muốn và cách chúng hoạt động, bạn có thể nói: “Không, mình sẽ không sa vào những điều đó thêm nữa; những gì mình có là đủ tốt rồi”.

“Đủ tốt” là một thần chú. Dùng nó cho việc tu tập rất hữu ích, dù bạn đang trải qua điều gì. Nếu bạn mệt mỏi, hãy nghĩ, “Thế này là đủ tốt”. Khi hít vào và thở ra, hãy nghĩ “Đủ tốt rồi”. Nhưng bạn phải nhất quán và xem mọi khoảnh khắc là đủ tốt. Làm như vậy, bạn chế ngự được các ham muốn đưa bạn đi xa cũng như các sân hận giữ bạn không ở lại, và bạn có được cảm giác tĩnh lặng, hài lòng. Không có gì bạn cần, không có gì bạn muốn, ở đây và ngay lúc này thực sự là đủ tốt.

Lúc ấy, bạn bắt đầu nhận thức và trải nghiệm phúc lạc của thiền, phúc lạc sinh ra từ sự tĩnh lặng và không ham muốn. Bạn thấy rằng thực hành “đủ tốt” mới chỉ là bước khởi đầu. Khi bạn tự thuyết phục rằng khoảnh khắc hiện tại là đủ tốt và bạn hiện hữu với những gì mình có, nó không chỉ là đủ tốt nữa: thực sự nó quá tốt và quá đẹp. Dù bạn khởi đầu ở đâu, khi ở yên với những gì mình có, vẻ đẹp, phúc lạc và sự sâu sắc của nó sẽ tăng lên.

Tôi cũng đã đưa ra ẩn dụ về đóa sen ngàn cánh. Dù bạn khởi đầu với loại sen nào cũng vậy. Ngay cả loại sen thiếu triển vọng nhất, rời rạc và xấu xí nhất cũng thế, bởi bên trong mọi bông sen đều có một cái nhụy đẹp đẽ. Ý tôi muốn nói, mọi trải nghiệm của bạn có, dù ngay lúc này hay trải nghiệm tệ nhất bạn từng rơi vào trong quá trình tu tập, cũng mang lại phúc lạc nếu bạn có thể ở yên với nó. Đừng thay đổi, di chuyển hay cố trừ bỏ nó. Đừng ham muốn về nó hay sân hận với nó. Hãy hiện hữu với bất kể điều gì có ở đó, dù là đau đớn, buồn chán hay tuyệt vọng. Ngay cả bông sen tối tăm và xấu xí cũng sẽ nở ra hoa và trở thành niềm phúc lạc nếu bạn cứ ở yên với nó. Càng hiện hữu với nó, nó càng nở ra. Càng nói “đủ tốt”, những cánh hoa bên ngoài càng mở rộng để lộ những điều tốt đẹp bên trong.

Hiểu cách tâm trí hoạt động như vậy sẽ rất có ích. Dù bạn đang trải qua khởi đầu như thế nào, bất cứ thứ gì cũng có thể được chuyển hóa. Bạn không phải trừ bỏ mọi vấn đề rồi mới bắt đầu hành thiền. Hãy khởi đầu với vấn đề; hay ở yên với nó, để nó như nó là. Thế là đủ tốt. Nếu không xáo động, nếu không có ham muốn hay sân hận, bạn sẽ thấy tâm mình đi vào vấn đề ấy, mở nó ra, và những gì tưởng chừng không thể chịu đựng được sẽ trở nên dễ chịu. Tiếp theo nó trở nên đẹp đẽ, và một khi đã tốt đẹp, nó tiếp tục mang lại niềm vui. Nhưng nó có thể đi từ sự khởi đầu ít triển vọng nhất. Vì vậy, dù bạn đang trải qua điều gì, hãy biết rằng thế là đủ tốt. Làm như vậy, bạn đang bỏ đi nhiều chướng ngại cản trở việc hành thiền.

Vấn đề tệ nhất trong thiền là sân hận, khi cho rằng, “Mình không thích chuyện này” và luôn so sánh, rồi trở nên tiêu cực. Kiểu xét lỗi này nên được rèn luyện bằng điều ngược lại - chấp nhận, tìm kiếm niềm vui và vẻ đẹp trong mỗi sự vật và sự việc.  Điều này thực ra khá dễ. Hãy nhìn vào vẻ đẹp tự nhiên xung quanh bạn. Hãy ngắn nhìn giọt nước mưa nhỏ xuống từ mép lá hoặc ra ngoài ngắm sao. Có rất nhiều vẻ đẹp tự nhiên. Nếu đi tìm vẻ đẹp ấy, niềm vui ấy, bạn sẽ rèn luyện được thói quen không xét lỗi.  Vì quen nhìn vẻ đẹp trong mọi thứ, bất kể điều gì trong hành thiền bạn từng nghĩ là chán ghét bắt đầu trở nên dễ thương - thậm chí là đẹp. Như người ta nói, vẻ đẹp nằm trong mắt người xem, và sự thành công của hành thiền nằm trong thái độ của người hành thiền. Nếu bạn có thái độ đúng, nó dẫn tới sự nhân từ, nhẹ nhàng và buông xả. Bạn trở nên nhân hậu với mọi thứ.

Giống như một người mẹ yêu thương con mình, chắc chắn bạn có thể yêu thương tâm mình! Dù đôi lúc nó có phần xấu xí, bạn vẫn chấp nhận rằng nó đủ tốt.

Khi hành thiền, hãy xem bạn có đang đòi hỏi bản thân không. Bạn có đang nghĩ, “Mình nên nhập các cảnh giới thiền định, hoặc có được tâm ảnh, hay ít ra là trở nên an bình” không? Nếu đang đòi hỏi, việc hành thiền của bạn sẽ không đi tới đâu cả. Nhưng nếu giảm các đòi hỏi ấy, bạn dễ đạt được thái độ “đủ tốt” hơn. Không đặt ra những đòi hỏi to tát với bản thân, với cuộc đời hay thế giới, bạn dễ trân trọng chúng hơn. Như trong Kinh Từ Tâm (Metta Sutta) có nói, bản chất bạn vốn “không đòi hỏi”, mà bạn “mãn nguyện và dễ hài lòng”. Hãy luyện tâm như vậy. Hãy mãn nguyện và bồi đắp sự mãn nguyện ấy; hãy dễ hài lòng, như vậy, bạn đang hướng tới các cảnh giới thiền định.

Bạn không chứng các cảnh giới thiền định bằng cách muốn có chúng; chúng chỉ xuất hiện khi bạn bồi đắp các nguyên nhân làm chúng xuất hiện. Nguyên nhân chính là tâm tĩnh lặng, được duy trì trong thời gian dài. Năng lượng rót vào sự hiểu biết thanh tịnh, khi ấy tâm đi sâu vào bông hoa sen, các cánh sen nở ra theo từng giai đoạn - không phải theo dòng thời gian của bạn, không phải khi bạn muốn, mà tùy vào điều kiện tự nhiên của chính nó. Nó xảy ra vì bạn tĩnh lặng, và bạn tĩnh lặng vì bạn mãn nguyện, bạn dễ hài lòng, không đòi hỏi điều gì. Nếu có thể làm vậy trong cuộc sống hằng ngày, bạn đang bồi đắp các nguyên nhân dẫn tới những cảnh giới thiền sâu.

Nếu không dễ hài lòng, nếu đòi hỏi và chứa đầy những ham muốn, bạn cũng trở nên bất an. Khi không có được thứ bạn muốn, ham muốn của bạn tăng lên, vậy là bạn sa vào một vòng xoáy ham muốn khủng khiếp. Bạn biết cảm giác đôi khi tuyệt vọng là như thế nào; không muốn đi, không muốn ngồi, không muốn ngủ, và bạn nghĩ, “Mình không muốn làm gì, và bất kỳ điều gì đang làm mình cũng không muốn”. Rơi vào tình cảnh không điều gì kiến mình hài lòng quả là tồi tệ. Nó xảy ra bởi bạn đã tạo ra nó, bạn đã tạo ra các nguyên nhân thông qua những thái độ sai lầm và sự chú ý thiếu định hướng. Nhưng nếu bạn rèn luyện sự tĩnh lặng và lắng dịu bằng cách trở nên dễ hài lòng và mãn nguyện, bạn đang tạo ra các nguyên nhân để thiền định. Nếu bạn chỉ ngồi đó, mãn nguyện, tĩnh lặng, chấp nhận thế là đủ tốt, mọi thứ bắt đầu xảy ra. Bạn sẽ nghĩ, “Cuối cùng mình cũng làm được.


18 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

BÀI 4

SỰ MỆT MỎI VÀ NĂNG LƯỢNG

Một vấn đề thường gặp khác trong tu tập là u mê và buồn ngủ. Hãy nhớ đừng bao giờ vật lộn với sự mệt mỏi. Tôi nói như thế từ kinh nghiệm của mình: tôi đã vật lộn với sự mệt mỏi, nhưng phát hiện ra nó hoàn toàn phản tác dụng. Mỗi  khi cố chống lại cơn mệt mỏi, bạn chỉ trở nên căng thẳng bởi lẽ sự vật lộn dẫn bạn đi theo hướng ngược lại với sự nhẹ nhàng, nhân từ và buông xả. Thực ra nó là hình thức sân hận vi tế.

Một số người hành thiền cảm thấy lúng túng hoặc có lỗi khi mệt mỏi. Chúng ta xấu hổ trước thực tế rằng mình đã hành thiền nhiều năm mà vẫn không giữ được lưng thẳng vào sáng sớm. Nhưng cảm giác tội lỗi chỉ bồi thêm cảm giác về bản ngã và cái tôi, và chúng ta xem những vấn đề này là “của mình”. Hãy cẩn thận, đừng cho sự buồn ngủ là của mình - nó chẳng liên quan gì đến bạn; nó chỉ là kết quả bắt nguồn từ một nguyên nhân, vậy thôi. Nếu buồn ngủ, hãy ở yên với nó - quan sát nó, nhân từ và nhẹ nhàng với nó, tìm hiểu nó. Nó có cảm giác thế nào? Nó kéo dài bao lâu? Quan trọng nhất, cái gì gây ra nó và những thứ nào làm nó tan đi? Sau khi nó tan đi, cái gì còn lại? Đây không phải là việc dập tắt sự buồn ngủ bằng mọi giá, mà vượt qua nó một cách sáng suốt để thiền định có thể thăng hoa.

Dĩ nhiên có thể vượt qua cơn buồn ngủ nếu bạn ép buộc tâm trí. Bạn có thể ngồi thiền ở rìa một vách núi hoặc như chúng tôi từng làm, đặt một hộp diêm trên đỉnh đầu hoặc đinh ghim dưới tay, hay ai đó cầm gậy đứng đằng sau và sẽ đánh bạn khi bạn hơi gục đầu xuống. Hiển nhiên bạn sẽ không ngủ gật, nhưng kết quả là sự sợ hãi và căng thẳng. Bạn chỉ đang vứt bỏ ô nhiễm này và thay bằng ô nhiễm khác.

Thay vì vậy, hãy kiên nhẫn với sự buồn ngủ và mệt mỏi, hãy để nó như vậy và xả bỏ. Một lần nữa, giống như bạn đang ngồi trong rạp chiếu phim, nhưng lần này có gì đó không ổn với máy chiếu. Hình không nét; nó bị mất tiêu điểm. Nhưng việc ấy không quan trọng; đó không phải là vấn đề của bạn. Chủ rạp phim sẽ sửa. Bạn chỉ để nó như vậy, và kiên nhẫn ngồi ở đó. Nếu thật sự kiên nhẫn, sau một lúc, sự mệt mỏi biến mất như sương mù tan đi khi mặt trời lên. Sự kiên nhẫn là tất cả những gì cần có. Việc “không làm gì” khiến tâm được kích hoạt. Hãy nhớ một điều về khoa học tinh thần: khi năng lượng ngừng đi vào cái làm, nó bắt đầu đi vào cái biết.

Rắc rối là ở chỗ nhiều lúc bạn không đủ tự tin để chỉ ở yên với sự mệt mỏi. Thay vào đó, bạn liên tục thúc đẩy nó bằng cách dính vào. Do đang cố gắng giải quyết vấn đề, nên bạn thậm chí mệt mỏi hơn, và tạo ra nhiều vấn đề hơn cho chính mình. Nhưng khi hiểu được sự chân thật của lời tuyên bố đơn giản ấy - rằng khi năng lương ngừng đi vào cái làm, nó bắt đầu đi vào cái biết - đầu tiên bạn sẽ biết vì sao mình mệt mỏi, và bạn biết điều gì xảy ra nếu mình kiên nhẫn, không làm gì cả. Cái biết ấy cho bạn sự tự tin.

Vì vậy, hãy tưởng tượng mình đang quan sát những chuyện này, đừng rời khỏi chỗ ngồi, đừng hét vào bộ phim, đừng rút súng bắn vào sự mệt mỏi vì mình không thích nó. Nếu cứ ngồi và quan sát. Tâm sẽ bừng sáng lên. Hiểu được toàn bộ quá trình ấy, hành thiền trở nên dễ hơn và mang nhiều niềm vui hơn. Một khi đã biết nó hoạt động thế nào, bạn sẽ biết mình đang mắc sai lầm ra sao, bằng cách nào để trở nên bình an, vui vẻ và làm tăng năng lượng. Đây là một cách tuyệt vời để làm lắng dịu hành (sankhara), tức hoạt động của tâm, sự tác ý hay sự kiểm soát.

Để hỗ trợ quá trình trên, hãy suy ngẫm tính chất không có cái tôi. Hãy nói: “Đằng nào cũng không có ai kiểm soát điều này; không có người nào ở đây; không phải việc của mình; cứ để nó vậy”. Đây chính là Phật pháp; nó chính là điều kinh văn dạy. Hãy hiểu rằng không có “cái tôi” nào ở đây để làm bất cứ điều gì - chỉ là năm uẩn - vậy tại sao phải vật lộn? Sự suy ngẫm như vậy có thể cho bạn đủ tự tin để buông xả mọi việc, giúp bạn biết ý nghĩa đích thực của buông xả là gì.


17 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

BÀI 3

LÀM NGƯỜI QUAN SÁT THỤ ĐỘNG

Khi bạn bất an, hãy nhẹ nhàng với sự bất an ấy. Hãy xem bản thân như một hành khách, không phải người lái xe. Là lái xe, nghĩa là bạn đang điều khiển cái tâm bất an; là hành khách nghĩa là bạn ngồi đằng sau, hoàn toàn không dính vào việc điều khiển xe, chỉ quan sát xem hành trình đưa bạn đi tới đâu. Sự không dính mắc và xa lìa này là một trong những thái độ tốt đẹp nhất mà bạn có thể sử dụng trong thiền. Bạn xa lìa, bởi vậy tất cả những gì bạn làm là quan sát tâm mình. Khi nó làm hay nghĩ điều này điều kia, hãy làm như thể bạn đang đứng lui lại và quan sát nó từ một khoảng cách. Ẩn dụ hay nhất cho sự xa lìa như vậy là ngồi trong một rạp chiếu phim. Trong rạp, người ta đôi lúc dính mắc vào bộ phim đến mức họ bắt đầu la hét, trở nên phấn khích và sợ hãi. Tại sao họ làm vậy? Chừng nào bạn còn có thể đứng lui lại và nhớ rằng đây chỉ là những nguyên nhân và điều kiện đang trôi qua - không phải tôi, không phải của tôi, không phải một bản ngã, không có gì liên quan đến tôi - khi ấy bạn sẽ không dính mắc. Bạn có thể quan sát sự bất an, buồn chán hay bất kỳ điều gì khác bằng một cảm giác xa lìa. Bạn chỉ đang biết, và “người biết” đang đi vào tiêu điểm.

Người biết giống như chủ rạp chiếu phim, chỉ đang quan sát bộ phim được chiếu trên màn hình. Hãy luôn nhớ rằng “người biết” không dính dáng đến bất kỳ chuyện gì trong phim. Hãy sử dụng ý tưởng người biết này như bước đệm tới bình an - đừng nhầm lẫn coi nó là một cái tôi thường hằng. Hãy tưởng tượng con người thật của bạn ở bên trong chính bạn. Làm như vậy, bạn có được cảm giác không dính mắc đến những gì đang diễn ra, sự không dính mắc dẫn tới một sự buông xả nhân từ và nhẹ nhàng. Vì thế, mỗi khi có dính mắc, mỗi khi việc hành thiền diễn ra không thuận lợi, hoặc bạn đang chán ngán nó, hãy nhớ tới thái độ của người xem phim. Không cần trở nên phấn khích hay thất vọng, không cần la hét hay sợ hãi; nó chỉ là một bộ phim.

Để minh họa cho điểm này, tôi thích sử dụng câu chuyện về rạp chiếu phim cho người đi xe hơi ở Jamaica, nó có một màn hình làm bằng bê tông dày 30cm. Chủ rạp chiếu phim ấy thích phim cao bồi miền Tây, đặc biệt là những cuộc đấu súng. Mỗi khi trên màn hình có cuộc đấu súng, khán giả cũng lấy súng của mình ra và tham gia. Bạn tưởng tượng được không? Đến giờ tôi vẫn thấy buồn cười khi nghĩ tới những kẻ ngồi trên nền đất hay trong những chiếc xe hơi bỏ mui của họ, đợi một cảnh đấu súng để có thể tham gia. Chẳng hài hước sao? Chủ rạp chiếu phim phải thay quá nhiều phông nền bằng vải đến mức quyết định rằng cách duy nhất để duy trì công việc kinh doanh của mình là dựng một phông màn bằng bê tông.

Bạn có thể hiểu tại sao tôi nói tới chuyện này. Mọi người trở nên dính mắc, họ muốn bắn những nhân vật trong phim. Bạn muốn bắn cái tâm bất an, muốn tiêu diệt sự buồn chán, hoặc nếu không thì sa vào chuyện nọ chuyện kia. Chúng ta trở nên dính mắc, cuốn vào, rồi tạo ra các vấn đề cho chính mình. Kiên nhẫn tức là dừng lại và nói, “Tự nó sẽ ổn thôi. Con trâu sẽ chạy đi, nhưng cuối cùng nó sẽ dừng lại”.

Hãy luôn nhớ rằng đó chỉ là một bộ phim đang chiếu - chỉ là năm uẩn, sáu căn đang làm việc của chúng, tất cả tuân theo luật nhân quả. Không có gì thực chất mà bạn phải bận tâm. Đó là lý do bạn có thể xả bỏ. Đây là một trong những cách bạn chữa trị sự bất an hiệu quả nhất mà tôi biết, bởi lẽ khi xả bỏ và quán sát những thứ này đến rồi đi, tôi chặt đứt nguồn gốc kích động của chúng. Tôi hiểu rằng sự bất an là do điều gì nó gây ra, điều đó là việc tôi dính mắc vào toàn bộ quá trình. Ngay khi tôi dừng những nỗ lực lèo lái quá trình ấy và từ bỏ sự dính mắc bằng cách tưởng tượng mình như một người ngồi trong rạp chiếu phim, chỉ đang xem phim, tâm trí tôi bắt đầu lắng xuống và trở nên tĩnh lặng. Sự bất an tan dần, buồn chán biến mất, sự yên ả, nhẹ nhàng, tĩnh lặng của thiền bắt đầu thế chỗ.


16 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

BÀI 2

BẤT AN

Một vấn đề thường gặp khác là sự bất an. Bạn không muốn ngồi yên, cơ thể không thoải mái, hoặc tâm đơn giản là không ở yên với hơi thở hay bất kỳ đối tượng hành thiền nào khác mà bạn đang cố gắn tập trung vào. Điều này xảy ra khi bạn sử dụng quá nhiều sự thúc ép. Đôi khi, điều tốt nhất nên làm chỉ là kiên nhẫn và đợi - hãy để sự bất an như nó là, thay vì cố gắng kiểm soát nó.

Một trong những chiến lược mà tôi thường nói tới được gọi là “tâm trâu” Chiến lược này được đặt tên theo sự việc xảy ra ngay bên ngoài tu viện Wat Pah Nanachat ở Thái Lan, nơi Ajahn Jagaro là trụ trì, còn tôi là tăng trị sự. Một sáng sớm, khi tôi đã khất thực xong, còn Ajahn Jagaro vẫn ở trong tu viện, một người đàn ông chạy vào tu viện với nửa ngón tay đã đứt lìa. Ông đang dắt con trâu của mình đi ăn cỏ thì con trâu đột ngột hoảng sợ và cố chạy đi, sợi dây dắt trâu quấn quanh ngón tay người đàn ông, nên khi ông cố giữ con trâu lại, sợi dây cắt đứt nửa ngón tay ông. Tất nhiên ngón tay chảy máu rất nhiều nên Ajahn Jagaro lập tứ lấy xe đưa ông đến bệnh viện. Vài ngày sau tôi thấy tay ông còn quấn băng, và sau đó nó chỉ còn nửa ngón. Điều này xảy ra bởi ông không biết cách xử lý một con trâu bất an. Đáng lẽ ông cứ thả nó ra.

Bạn nên sử dụng chiến lược tương tự khi tâm trí bất an - hãy buông xả. Đừng cố giữ nó lại. Nếu bạn cố dừng hay kiểm soát nó, tâm trí càng trở nên ngang ngạnh và khó chịu hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là nói: “Được rồi, tâm trí, nếu đó là điều mày muốn, vậy đi đi”. Việc của bạn chỉ là để ý, hòa nhã, và quan sát xem tâm trí ngu ngốc này muốn đi đâu. Việc của bạn không phải là dừng nó lại, mà là quan sát nó, nhân từ và nhẹ nhàng với nó.

Cứ như thể bạn đang xử trí một đứa trẻ muốn chạy chỗ này chỗ kia. Đôi lúc ở tu viện có trẻ con đến, và chúng thường rất om sòm. Nếu bạn đang tọa thiền, tiếng hét của những đứa trẻ ấy thực sự xuyên vào óc bạn, gây cho bạn cảm giác khá khó chịu. Nhưng việc chúng làm vậy là hoàn toàn tự nhiên; bạn không thể mong trẻ con làm khác đi được. Cũng tương tự, bản chất của tâm trí là bất an.

Vì thế đừng cảm thấy có lỗi nếu tâm bạn bất an. Điều đang xảy ra không phải là của bạn, nó không phải là “cái tôi”, và không phải là vấn đề; chẳng qua đó là bản chất của sự vật, chúng khởi lên do các nguyên nhân thuộc về nghiệp từ quá khứ. Bạn không thể đi vào quá khứ và xóa bỏ những nguyên nhân ấy; bạn bị kẹt với kết quả của chúng ngay lúc này. Nếu tâm muốn xao lãng, thứ duy nhất cần làm là nhớ tới chánh tư duy: cứ buông xả, và hãy nhân từ, nhẹ nhàng với nó.

Những lời dạy đẹp đẽ này của Đức Phật hoàn toàn rõ ràng, chúng cho bạn thấy một điều: thái độ của bạn trước những gì đang diễn ra là phần quan trọng nhất của thiền. Vì thế, hãy để cái tâm trâu ấy chạy đi. Làm như vậy, bạn sẽ thấy con trâu không chạy quá xa, rồi nó sẽ bình ổn lại và đợi người chủ của nó. Nó là một phần của gia đình. Nó thích ở với bạn. Thế nên bạn chỉ cần đi theo nó một quãng ngắn. Đó cũng là một bài tập phải thực hiện, nhưng còn tốt hơn nhiều so với bị đứt lìa ngón tay. Bạn sẽ nắm lại được sợi dây, nhẹ nhàng dắt con trâu tới nơi bạn muốn đưa nó tới từ lúc đầu. Bạn có thể đã mất chút thời gian, nhưng ít nhất bạn không phải tới bệnh viện. Cũng thế, khi tâm trí bất an, nó trở nên điên cuồng và muốn làm đủ điều ngu ngốc, việc bạn là buông xả nó bằng sự nhân từ và nhẹ nhàng.

Ép buộc tâm là sai, nhưng buông lung cũng vậy. Cả ép buộc và buông lung thực ra đều đang nuôi dưỡng cái tâm trâu ấy. Khi nói buông lung, ý tôi tức là hướng tâm về phía thụ hưởng, bất kể điều gì bạn nghĩ tới khi bất an. Nếu cứ tiếp tục nghiêng theo hướng đó, tất nhiên tâm sẽ đi theo hướng đó. Nhưng nếu bạn có sự bình thản và lùi lại - nếu bạn buông xả, nhân từ và nhẹ nhàng - tâm trâu sẽ sớm dừng lại. Không cần phải vật lộn khi xử lý sự bất an. Nếu nó thành sự vật lộn - hay thậm chí tệ hơn cả sự vật lộn - đó là bởi bạn đang cho nó ăn bằng sự tiêu cực, sai trái, hay buông lung. Bạn không thực sự đối mặt với nó một cách phù hợp. Thay vì cứ để nghiệp củ chín muồi, bạn đang tạo thêm nghiệp xấu mới.


15 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 4 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 4

THUỐC CHỮA TÂM BỆNH

Thực hành thiền là một con đường đi mòn dấu chân, một con đường làm tâm lắng dịu, đưa tâm đến trạng thái an bình, có sức mạnh và phúc lạc. Tu tập này đã có từ lâu, đến nổi bất kỳ vấn đề nào bạn đang gặp phải lúc này, cũng đã được đối mặt và vượt qua bởi nhiều người khác trong quá khứ. Điều quan trọng là làm sao nhớ được các chiến lược, vượt qua những chướng ngại ấy, cũng như có được động lực và sự chuyên cần để đưa chúng vào đúng chỗ, hay nói cách khác, làm thế nào chúng ta sử dụng phương thuốc điều trị tâm bệnh.

BÀI 1

SỰ BUỒN CHÁN

Một trong những vấn đề căn bản, có thể xảy ra trong quá trình tu tập là sự buồn chán. Khi tôi còn là một tu sĩ trẻ ở Thái Lan, chúng tôi thường phàn nàn vì có quá nhiều thứ đang diễn ra. Có quá nhiều việc, quá nhiều người, quá nhiều nghi lễ, quá nhiều trì tụng buổi sáng, quá nhiều trì tụng buổi tối. Đôi lúc tôi tưởng tượng giá mình ở một nơi không có những gặp gỡ, nơi bạn hầu như chẳng có việc gì để làm nên có thể thiền tọa hoặc thiền hành cả ngày. Tôi tưởng tượng về những nơi như vậy, nhưng tất nhiên, ở chỗ ấy, bạn trở nên buồn chán và bất an. Bạn phải chịu đựng, thế là tưởng tượng của bạn quay ngược lại: “Giá mình tìm một nơi có chút công việc gì đó để làm. Có thể mình sẽ nói chuyện với ai đó, hay có thể hành thiền theo nhóm vào buổi tối”. Nhưng như thế bạn bỏ mất toàn bộ ý nghĩa, vì trong kinh văn cũng như những truyền thống tu tập từ xa xưa đều dạy phải dành rất nhiều thời gian ở một mình, ít làm việc và ít tiếp xúc với người khác. Những người từng tìm hiểu giáo pháp của Đức Phật trong kinh tạng và luật tạng đều biết rằng ẩn đật là điều quan trọng. Tôi tìm mọi cách sắp xếp để có tối đa thời gian cho ẩn dật và tối thiểu những lần gặp gỡ. Đương nhiên, kết quả có thể sinh ra sự buồn chán, bất an, tưởng tượng. Dẫu vậy, cũng nên đối mặt với những chướng ngại ấy và tìm các chiến lược vượt qua chúng.

Bạn nên tìm hiểu sự buồn chán. Nó từ đâu? Thông thường, buồn chán nảy sinh trong quá trình chuyển từ bận rộn sang an tĩnh. Một số người trẻ không có gì giải trí thì sẽ sinh buồn chán. Không có gì trong quá trình tu tập để bạn giải khuây. Khi nhìn vào sự buồn chán, bạn thấy nó là một phản ứng với những cấp độ bận rộn tương đối: nó xảy ra do sự khác biệt giữa cấp độ hoạt động trước đó của bạn với những gì bạn đang đối mặt lúc này. Điều đang xảy ra là tâm chưa quen với các trạng thái vi tế và an bình do sự tiết giảm hoạt động. Nó vẫn chưa thích nghi được với sự thiếu kích thích, và nó cần thời gian để ổn định lại.

Mặc dù việc chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái ít hoạt động hơn có thể khiến bạn buồn chán vào lúc đầu, sau một thời gian, bạn bắt đầu nhận ra những khía cạnh thú vị của lối sống đó, sự vui thích, sung sướng của việc ở một mình, không có gì nhiều để nhìn, để nghĩ. Nó giống như đi từ một căn phòng sáng sang một căn phòng tối. Tương tự, khi chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái ít hoạt động hơn, phải mất một thời gian để tâm thích nghi với việc tiết giảm các kích thích giác quan. Sau một thời gian, nó sẽ thích nghi, và sự buồn tẻ, không thú vị sẽ bắt đầu trở nên đẹp đẽ và an lạc.

Vì thế, chiến lược đầu tiên khi bạn buồn chán là hãy kiên nhẫn với sự buồn chán. Hãy để nó như vậy. Đừng cố gắn lấp đầy lỗ trống buồn chán bằng hành động. Làm như thế, bạn chỉ đang kích thích lại tâm trí. Chẳng khác nào ban đêm đi ra ngoài mang theo đèn - bạn mất đi cảm giác về hình dạng tinh tế trong bóng tối. Gần đây, tôi tới một buổi gặp mặt với nhà khoa học Sir Roger Penrose, mà một phần của chương trình là nhìn qua kính viễn vọng. Đó là một đêm quang đãng, và chúng tôi thực sự có thể thấy những thứ như sao Mộc hay các vệ tinh của nó. Nhưng khi mới đi vào đài quan sát, chúng tôi phải đợi một lúc sau khi tắt đèn để cho mắt quen với ánh sáng từ các ngôi sao. Đây là trường hợp chỉ phải chờ đợi trong một thời gian ngắn, sau đó, chúng tôi có thể thấy những ngôi sao đẹp đẽ trên bầu trời. Cũng tương tự, bạn cần làm giảm các hoạt động giác quan nếu muốn thấy những diễn biến trong tâm. Ở đây, tôi không chỉ nói tới tâm ảnh, mà cả những phúc lạc tinh tế, an bình, tốt đẹp xảy ra khi các giác quan bị chế ngự.

Bởi vậy, khi làm lắng dịu các giác quan, điều thường xảy ra là bạn trải qua giai đoạn buồn chán ấy. Ánh đèn được tắt đi, bạn không thể nhìn thấy nên không có gì thu hút sự chú ý của bạn. Điều quan trọng ở đây là kiên nhẫn, tin tưởng rằng tâm sẽ sớm thấy lại những điều thú vị, tất nhiên là chỉ khi nào bạn có thể ở yên với sự buồn chán. Những người tới một phòng trưng bày nghệ thuật hoặc nghe nhạc cổ điển có thể sẽ buồn chán nếu họ kỳ vọng thứ gì đó sôi động hơn, chẳng hạn một bộ phim hành động hay một bản nhạc rock. Nhưng sau một thời gian, nếu có thể làm lắng dịu các kích thích giác quan, họ có cơ hội thưởng thức những thứ sâu xa hơn nhiều. Vậy hãy ở yên với sự buồn chán, đừng làm gián đoạn quá trình này, và sau một thời gian, sự buồn chán trở thành một thứ gì đó tốt đẹp. Con mắt bên trong của bạn sẽ mở ra trước một tâm cảnh tinh tế hơn, và bạn bắt đầu trân trọng những gì xảy ra trong sự cô độc. Nhưng bạn cần kiên nhẫn, vì đôi khi nó đòi hỏi một thời gian dài.


10 thg 5, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 3 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 3

PHÁT TRIỂN QUÁN SÁT

Trong quá trình hành thiền và sống cuộc sống hằng ngày, một trong những phẩm chất quan trọng nhất chúng ta cần hiểu và rèn luyện là khả năng quán sát. Nếu không có quán sát khi ngồi trên bồ đoàn hay lúc hành thiền, về cơ bản bạn đang mất kiểm soát. Nếu không ai cầm tay lái, chiếc xe cứ vậy đổi hướng khắp nơi, có thể đâm vào gốc cây hoặc lao ra khỏi đường.

Quán sát là điều mà Đức Phật gọi là năng lực kiểm soát. Nó cần được rèn luyện, bởi lẽ không có nó thì tĩnh lặng không tăng tiến. Nhiều năm trước, khi còn là một người hành thiền thiếu kinh nghiệm, có những khi cả nửa giờ trôi qua mà tôi không biết mình đang làm gì. Bởi quán sát chưa sắc bén, tôi thường rơi vào các tập khí cũ như hôn trầm hoặc buồn chán. Quán sát là năng lực quan trọng nhất nhằm ngăn những thói quen cũ này quay trở lại.

 Bên cạnh yếu tố nhận thức, bạn còn phải hiểu mình nên làm gì – bạn cần các hướng dẫn để làm điều cần làm. Có được động lực là điều quan trọng, bởi nếu bạn không cảm thấy mình đang luyện tâm, đơn giản nó không xảy ra. Nhưng khi có quán sát, hiểu rõ hướng dẫn, có động lực, nhiều khả năng bạn sẽ đạt thành tựu nào đó trong quá trình tu tập.

BÀI 1

HIỂU QUÁN SÁT

Để gieo trồng và nuôi dưỡng quán sát, bạn phải hiểu nó là gì. Người ta có nhiều ý tưởng khác nhau về quán sát, nhưng họ thường quên rằng quán sát có nhiều cấp độ sức mạnh và phẩm chất khác nhau. Chỉ trong một ngày, quán sát có thể thay đổi từ u mê như sương mù khiến bạn không thể nhìn rõ, tới sắc sảo và hoàn toàn tỉnh táo như một căn phòng được chiếu sáng rực rỡ. Nếu đã trải qua trạng thái thiền sâu, bạn biết quán sát có thể tác động mạnh như thế nào. Thật sự có một trạng thái gọi là quán sát sắc bén và xuyên thấu, và đó là điều chúng ta cần rèn luyện. Cách để làm điều này là luyện tâm.

Trong chương trước, tôi đã đề cập quán thân hay quán sát cơ thể. Phát triển quán sát cơ thể là bước đầu tiên tương đối dễ, và giống như một lợi ích cộng thêm, nó có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Ở giai đoạn khởi đầu, càng có nhiều cảm giác cơ thể càng dễ phát triển quán sát. Nhưng cũng do nhiều cảm giác nên quán sát cũng không thể trở nên mạnh mẽ. Để phát triển quán sát có sức mạnh, bạn phải có khả năng nhận biết những đối tượng đơn giản và rõ ràng. Quán sát được tăng trưởng giống như cách trồng một cái cây. Bắt đầu với một hạt nhỏ, nhưng cuối cùng, bạn có một cái cây lớn, mạnh mẽ và có sức tác động. Cũng vậy, bạn khởi đầu quán sát thông thường, rồi bồi đắp cho nó.

Điều quan trọng cần nhớ là quán sát chỉ thực sự tồn tại trong khoảnh khắc hiện tại, với tâm yên lặng. Nhận biết từng khoảnh khắc nên là mục tiêu ban đầu. Đừng gọi tên sự vật. Khi bạn trao cho thứ gì đó cái tên, thật ra bạn mất nhận thức về vật ấy; bạn chỉ biết tên gọi của nó. Thật không may, nhiều người có thói quen gán nhãn hiệu và tên gọi cho mọi thứ. Họ không thấy sự vật như chúng thật sự là; họ chỉ nhận thức những ngôn từ mô tả chúng. Như thế có nghĩa là quán sát không thật sự xuyên thấu.

BÀI 2

THIẾT LẬP QUÁN SÁT

Một khi đặt mục tiêu quan trọng nhất là nhận biết khoảnh khắc hiện tại và yên lặng, bạn sẽ thấy khả năng quán sát bắt đầu tăng lên, ban trở nên sắc bén hơn, nhận biết hơn, có khả năng nhìn sâu hơn vào sự vật. Bạn đang thức tỉnh. Nhưng nó đòi hỏi sự rèn luyện. Có nhiều phương cách bạn có thể sử dụng. Hãy tự hỏi, “Mình đang ở đâu?” “Mình đang làm gì đây?” “Mình đang như thế nào?” Một ví dụ điển hình của kỹ thuật này là cách chúng tôi dùng khi thiền hành tại tu viện Wat Pah Pong ở Thái Lan. Ajahn Chah luôn nhắc chúng tôi vào lúc khởi đầu: Hãy biết các ông đang ở phía này của con đường. Khi các ông tới được phía kia, hãy biết các ông đã ở phía kia của con đường. Tiếp theo, hãy thiết lập quán sát ở đầu và cuối một phần cụ thể của con đường hành thiền. Ngay cả nếu quán sát của các ông bị xao nhãng ở giữa đoạn đường đó, ít nhất hãy đưa tâm trở về với khoảnh khắc hiện tại vào điểm đầu và điểm cuối của nó. Giai đoạn tiếp theo là quán sát trong mọi phần của con đường thiền hành.

Thiết lập quán sát như vậy rất hữu ích vì bạn đang rèn luyện sự quán sát trong lúc đang hành động. Về sau, có thể bạn có khả năng quán sát khi đang ăn, hoặc khi đang rửa bát đĩa trong bếp. Bạn thật sự hiện hữu với những gì mình đang làm thay vì cố làm cho xong hoặc nghĩ tới điều khác. Quán sát thực sự phát triển khi bạn đặt toàn bộ sự chú ý của mình vào những việc đang làm lúc này, không nghĩ về những gì sẽ làm tiếp theo.

Trong quá trình rèn luyện như vậy, tức là đưa mọi thứ vào khoảnh khắc hiện tại, bạn đang phát triển năng lượng chú tâm, tập trung vào những gì đang xảy ra. Nếu đang viết thư, hãy tập trung mọi năng lượng vào việc viết thư ấy. Nếu đang tọa thiền trong phòng của mình, hãy tập trung mọi năng lượng vào việc ấy. Bằng cách mỗi thời điểm chỉ đưa năng lượng chú tâm vào một thứ, nó không xao lãng sang hoạt động tiếp theo. Khi một hoạt động đã xong, hãy nhanh chóng buông xả nó; đừng để mọi thứ hòa trộn vào thứ khác. Ngay khi ngồi xuống là bạn đang thực hiện thiền tọa. Bất kể điều gì bạn đang làm, hãy đưa toàn bộ sự chú tâm vào hoạt động ấy. Đó không phải là một sự lãng phí thời gian, cũng không phải một thực hành dẫn nhập.

Khi sử dụng năng lượng để tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, bạn đang rèn luyện quán sát. Bằng cách theo dõi những đối thoại trong đầu và ngừng chúng lại từ sớm, bằng cách phát triển những khoảng khắc yên lặng và kéo dài khoảnh khắc ấy, bạn đang cải thiện năng lực thiền chỉ ở đây – chú tâm và nhận thức. Bạn đang an trú trong khoảnh khắc này – không đi bất kỳ đâu, không sa vào tương lai hoặc quá khứ. Do tâm yên lặng nên bạn hoàn toàn thụ động và đón nhận mọi điều đang xảy ra.

Thụ động và đón nhận không chỉ là một mô tả đẹp về quán sát, nó còn là sự bắt buộc để tăng cường khả năng quán sát. Trên thực tế, một trong những nguyên lý căn bản của quán sát là: cường độ và năng lượng của nó được xây dựng dựa trên sự tĩnh lặng. Bạn càng tĩnh lặng, quán sát càng sắc bén hơn. Bằng cách để quá trình suy nghĩ chấm dứt và không gọi tên sự vật, hầu hết các vận động của tâm trí ngừng lại. Điều này tạo ra sự tĩnh lặng, khiến quán sát chứa đầy sinh lực. Đó là lý do tại sao trạng thái này có cảm giác mãnh liệt đến vậy mỗi khi vắng bặt những đối thoại trong nội tâm.

Nếu quán sát sắc bén, bạn có thể phát hiện ý nghĩa ngay khi chúng khởi lên, đó là khi chúng còn dễ bị dừng. Nhưng một khi bạn đã sa vào tưởng tượng, đối thoại trong tâm, toan tính, quá trình tư duy có được đà và trở nên khó dừng hơn nhiều. Giống như một xe lửa, dù xe lửa nặng, nếu nó chỉ mới khởi hành ra khỏi ga thì dễ dừng, bởi nó vẫn đang di chuyển chậm. Nhưng khi xe lửa đang lao ầm ầm với tốc độ cực cao, muốn dừng nó không dễ, phải mất khoảng thời gian, đơn giản vì đà quá lớn. Cũng tương tự, đừng để tâm trí suy nghĩ tạo thành đà; hãy dừng nó lại trước khi nó bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn dừng suy nghĩ sớm, quán sát sẽ không bị tiêu hao, mà thực tế sẽ tăng.

Phần khó là lúc bắt đầu quán sát, bạn không thực sự biết mình đang làm gì và không thể thấy rõ. Một khi đã có quán sát, bạn càng lúc càng nhận biết và tỉnh táo hơn. Bạn thấy rõ hơn điều gì đang xảy ra, bởi vậy dễ dừng lại quá trình suy nghĩ và ở yên trong khoảnh khắc hiện tại. Không khác gì lúc ở trong căn phòng rất tối: bạn không thể thấy rõ dù chỉ để bật đèn. Nhưng khi đã có chút ánh sáng, bạn dễ dàng tăng ánh sáng lên. Quán sát và nhận biết là ánh sáng của tâm.

Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là trau dồi quán sát thông qua phát triển sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại – hay nói cách khác, thông qua việc đưa năng lượng vào khoảnh khắc này. Hãy giữ yên lặng và duy trì như vậy càng lâu càng tốt trong ngày. Bạn càng dành thời gian vào khảnh khắc hiện tại, quán sát càng mạnh hơn. Nó giống như buổi sáng thức dậy từ giấc ngủ. Đầu tiên bạn hơi lơ mơ, nhưng sau một lúc, bạn trở nên nhận biết, được tiếp sinh lực, và bạn thật sự biết điều gì đang diễn ra. Trong thời kỳ tu tập, bạn có thể thấy sự lơ mơ buổi sáng biến mất trong khi nhận biết tăng lên. Nhận biết ở đó ngay trước khi bạn đi ngủ, và nó ở đó khi bạn thức dậy. Thật tuyệt vời khi thấy mình có thể quán sát sắc bén hơn bằng cách từng ngày, từng giờ giảm hoạt động hay trò chuyện, và tăng cường thiền định.

BÀI 3

SẲN SÀNG QUÁN SÁT HƠI THỞ

Khi khả năng quán sát mạnh hơn, bạn sẽ dễ thấy những thói quen xấu và những chướng ngại thường chi phối bạn hơn. Bạn thấy rõ những trạng thái vô minh của tâm trí mà đôi lúc bạn rơi vào, chẳng hạn giận dữ với người khác. Thiếu quán sát, những thói quen này tiếp tục xảy đến, nhưng khi quán sát, bạn có thể thấy chúng khi chúng xảy ra. Bạn có thể thấy những trạng thái này khởi lên và hậu quả của chúng. Bạn có thể thấy chúng làm gì với bạn và người khác. Khi thấy những thói quen ấy và biết chúng gây ra khổ sở cho bạn, bạn có động lực ngăn chặn chúng.

Không chỉ thấy được vấn đề, bạn còn thấy được cả giải pháp: sự kiềm thúc. Quán sát làm bạn có thể kiềm chế. Thiếu quán sát, có thể bạn muốn kiềm chế, nhưng đơn giản là bạn không thể làm được vì vẫn ở trong bóng tối. Nhưng khi quán sát tăng, các chướng ngại và ô nhiễm dễ bị phát hiện hơn. Đây thật sự là khởi đầu trong tu tập thiền định.

Ngay từ lúc ban đầu dạy quán sát hơi thở, tôi đã để ý thấy người ta có khuynh hướng đi vào quán sát hơi thở quá sớm. Nếu bạn vẫn chưa đủ tĩnh lặng và quán sát chưa đủ sáng tỏ, bạn chỉ theo dõi hơi thở thông qua năng lực ý chí, mà điều ấy không giữ được lâu. Bạn bắt đầu theo dõi hơi thở, rồi trở nên hôn trầm hoặc thậm chí trở nên ngủ gật vì tâm vẫn chưa sẳn sàng. Chỉ khi quán sát đạt đến một mức độ sáng tỏ nhất định, sự quán sát hơi thở mới dễ dàng hơn, và chỉ khi ấy bạn mới có thể bắt đầu hành thiền.

Do đã hành thiền một thời gian dài, tôi hiểu tâm mình đủ rõ để biết nó cần gì. Trước hết quán sát phải được thắp sáng và tăng cường. Nếu chưa đúng lúc, nếu quán sát chưa đủ sắc bén, tôi biết tâm sẽ không bám lấy hơi thở. Tôi phải thực hành quán sát nhiều hơn nữa; phải thức tỉnh và tạo ra một chút niềm vui. Tôi phải có đủ năng lượng và yên lặng tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Tôi biết, khi sự yên lặng, nhận biết khoảnh khắc hiện tại và quán sát đủ mạnh, việc theo dõi hơi thở sẽ dễ hơn. Tôi đơn giản yêu cầu tâm trí quán sát hơi thở và nó sẽ làm vậy với niềm vui.

Theo Kinh Quán tức (Anapanasati Sutta), điều đầu tiên hành giả phải làm là thiết lập quán sát như một “sự ưu tiên”.  Đây là cách dịch ưa thích của tôi cho từ Pali parimukha, nghĩa đen là “phía trước”. Trao cho thứ gì đó sự ưu tiên tức là trao cho nó tầm quan trọng lớn nhất. Vì thế, trước khi bạn cố gắn quán sát hơi thở, hãy coi quán sát là việc chính. Hãy ưu tiên cho nó trước mọi thứ khác – hãy chỉ nhận biết, minh mẫn và tỉnh thức. Toàn bộ lý do chúng ta thực hiện bài tập quét cơ thể, nhận biết cơ thể là để tăng cường năng lực quán sát. Một khi quán sát đạt đến một cấp độ nhất định, nó trở nên đủ sáng tỏ và tỉnh thức để thực hiện nhiệm vụ tập trung vào đối tượng thiền.

BÀI 4

VƯỢT QUA Ô NHIỄM

Ngoài việc tỉnh táo, bạn cần phải biết đặt sự nhận biết của mình ở đâu – nói cách khác, học cách quán sát đúng đối tượng, vào đúng thời điểm. Nếu việc quán sát hơi thở chưa có tác dụng, hãy tự hỏi bạn đang quán sát hơi thở như thế nào. Đôi lúc mọi người quán sát hơi thở bằng sự kiểm soát và năng lực ý chí, với những kỳ vọng và đòi hỏi, nhưng họ không thấy rằng có vấn đề với cách làm như vậy – họ đang quán sát hơi thở sai cách.

Có lẽ nên có một khuôn khổ cho việc xử lý những chướng ngại và ô nhiễm như thể chúng tồn tại ở không gian giữa người quan sát và đối tượng được quan sát. Các chướng ngại không ở trong hơi thở, cũng không ở trong ý thức – chúng ở ngay giữa. Hãy nhìn vào khoảng không ấy và tìm xem bạn đang quan sát hơi thở như thế nào. Hãy xem bạn có đang quán sát với ham muốn, tham lam, sân hận, bất an, u mê hay nghi ngờ không. Vào lúc bắt đầu hành thiền, điều này quan trọng hơn quán sát hơi thở.

Khi hành thiền, tôi biết mình sẽ gặp vấn đề nếu thấy bất kỳ chướng ngại hay ô nhiễm nào giữa tôi và hơi thở - chẳng hạn, muốn nó là một “hơi thở đẹp” hay muốn có tâm ảnh (nimitta), tức ánh sáng đẹp đẽ phát ra từ tâm tĩnh lặng. Quán sát sẽ phát hiện ham muốn ấy và biết nó sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, nó sẽ đi ngược với mục tiêu an bình và tĩnh lặng. Ngay khi bạn vừa phát hiện, sẽ dễ dừng nó lại.

Nếu không có niềm vui với hơi thở, bạn sẽ muốn thứ gì đó dễ chịu hơn: một kiểu tưởng tượng nào đó. Nếu bạn không hài lòng, đương nhiên tâm trí sẽ đi lạc qua một nơi khác. Vì thế, hãy chấm dứt sự không hài lòng ấy. Hãy nói, “Tôi không phiền muộn gì với hơi thở này dù nó có hơi khó chịu. Nhưng không sao – chẳng qua đấy là điều tự nhiên”. Nhận ra điều ấy, bạn để chúng như chúng là.

Đôi lúc, khi có sự dịch chuyển tự nhiên từ đối tượng hành thiền này sáng đối tượng khác – chẳng hạn từ hơi thở sang hơi thở tốt đẹp, hoặc từ hơi thở tốt đẹp sang tâm ảnh – ban đầu nó không mấy hấp dẫn. Bạn nghĩ, “Mình có nên quay lại với hơi thở bình thường?” Có những khi hơi thở tốt đẹp và an bình, nhưng bạn lại có ánh sáng rực rỡ, một tâm ảnh , nó xảy đến làm bạn xáo động. Vấn đề là ở chỗ, mỗi khi có sự chuyển dịch, sẽ luôn có chút xáo động. Bạn phải đủ kiên nhẫn để nó dịu lại. Cho dù đối tượng hành thiền có một kía cạnh khó chịu nào đó, nếu đủ khả năng quán sát, bạn có thể vượt qua sự khó chịu hay sân hận, mà thay vào đó nhân từ, nhẹ nhàng và buông xả. Thực tế, đây là ba điều tôi luôn cố gắng đặt vào giữa tôi và đối tượng.

BÀI 5

THIỀN NGHIỆP

Thực hành như vậy, bạn tập trung vào khoảng không giữa người quán sát và đối tượng, và đt vào khoảng không ấy ba thứ - ba khía cạnh của chánh tư duy (samma-sankappa) - sự xả bỏ, sự nhân từ, và sự nhẹ nhàng. Bạn không cố đt được điều gì, và bạn không sân hận. Bạn đang đặt vào giữa bạn và đối tượng sự nhẹ nhàng, không phải sự cưỡng bức hay sân hận. Nếu đặt ba phẩm chất tích cực vào khoảng không đó, và nếu bạn có quán sát để đảm bảo ba phẩm chất ấy ở yên đó, hơi thở sẽ trở nên êm ả và an tịnh.

Đôi khi tôi gọi thực hành này là quán sát về nghiệp (kamma), vì điều mà bạn đặt vào giữa bản thân và đối tượng chính là nghiệp bạn đang tạo ra lúc này. Nếu quán sát đối tượng trong khi cố gắng có được hay bỏ đi thứ gì đó, bạn đang tạo ra nghiệp gây xáo trộn, nó sẽ mang lại kết quả xấu trong tương lai. Nhưng nếu đặt ba phẩm chất tích cực là xả bỏ, nhân từ và nhẹ nhàng vào giữa bạn và đối tượng của thiền, bạn phát khởi nghiệp thanh tịnh và tốt đẹp nhất. Nó dẫn tới những kết quả tuyệt vời. Chính vì thế, bạn nên giữ sự an tịnh trong mọi khoảnh khắc, nhân từ và nhẹ nhàng với mọi khoảnh khắc, dù bản thân đang trải qua điều gì. Một khi bạn tạo ra nghiệp tốt trong khoảnh khắc này, kết quả sẽ là sự bình an – thiền trở nên sâu hơn, còn bạn có khoảng thời gian tuyệt diệu. Hơi thở trở nên lắng dịu và êm, tâm trở nên tốt đẹp. Bạn đạt được điều này vì đang đặt sự chú ý vào cách mình nhận biết, không hẳn vào điều bạn nhận biết.

Một cách khác nhìn nhận điều này, đó là nhận ra rằng quán sát cần đi đôi với sáng suốt. Trong kinh văn, nó được gọi là quán niệm-tỉnh thức (sati-sampajanna). Đây là sự sáng suốt do biết các hướng dẫn, biết phải tìm kiếm điều gì, và biết tìm ở đâu. Thật ngc nhiên khi thấy sự kết hợp giữa quán sát và sáng suốt có thể tăng cường năng lực đạt được các trạng thái thiền sâu và có tác động lớn ra sao. Do có quán sát, bạn có thể thấy mình đang làm gì, khi ấy sự sáng suốt có thể ngăn chặn nghiệp tiêu cực, thay thế nó bằng nghiệp tích cực.

Khi bắt đầu hành thiền, có thể bạn mệt mỏi hoặc bất an, nhưng nếu không vật lộn với khoảnh khắc ấy, nếu xả bỏ, nhân từ, nhẹ nhàng, bạn sẽ thấy quán sát hơi thở trở nên dễ dàng. Từ từ, hơi thở thay đổi. Do bạn tạo ra thiện nghiệp nên hơi thở trở nên thu hút hơn, ổn định hơn, an bình hơn. Và do hơi thở tĩnh lặng hơn, nên đến lượt quán sát cũng có năng lượng hơn, bởi vậy có sức tác động lớn hơn.

BÀI 6

VƯỢT QUA NHỮNG Ô NHIỄM VI TẾ

Khi bạn phát triển năng lực quán sát, điều ấy giống như lật ngược các ngọn đèn trong tâm. Bạn có thể thấy sâu hơn, thấy nhiều hơn, nhận thức được nhiều hơn. Trong quá trình quán sát tâm, bạn ó thể thấy nhng ô nhiễm vi tế đến mức chưa từng thấy chúng trước đây. Bn thấy điều gì ngăn cản hơi thở thành hơi thở tốt đẹp. Bạn có thể thấy những lúc mình trông mong điều gì đó hoặc đang cố gắn quá sức. Do đây là những thói quen, và chúng thông thường đến mức bạn hiếm khi để ý, nên bạn chỉ thấy chúng khi quán sát trở nên mạnh mẽ. Đây là cách thức mà con đường rèn luyện quán sát hơi thở - dẫn tới các tâm ảnh và cảnh giới thiền định.

Thực tế, đây chính là thiền quán. Thông qua quán sát, bạn có được tri kiến về những ô nhiễm vi tế và cách chúng hoạt động. Bạn thấy nguồn gốc và bản chất của chúng. Bạn hiểu rằng, các ô nhiễm hứa hẹn với bạn rất nhiều nhưng chúng không bao giờ thật sự đáp ứng. Không có tri kiến về vấn đề này, bạn sẽ không bao giờ có khả năng vượt lên chúng và đi sâu hơn. Nhưng một khi thấy được cách tâm trí vận hành, nó trở nên dễ xử lý hơn. Một khi đã hiểu vấn đề, tất cả những gì bạn cần làm là nhận biết những ô nhiễm ấy, và chúng biến mất. Điều này được diễn tả sinh động bằng một ẩn dụ trong kinh: một khi đã để ý đến ác ma, tất cả những gì cần nói là “Ác ma, ta biết ngươi”, và ác ma tự động biến mất.

Ở đây có một quá trình, có cả một chuổi nhân quả xảy ra. Bạn phát triển quán sát, nó trở nên ngày càng tinh vi hơn, nhiều năng lượng hơn, và nó thấy được nhiều hơn. Quán sát bừng sáng, bạn bắt đầu trải nghiệm niềm vui. Niềm vui ấy đến lượt nó tác động đến cách bạn nhìn nhận mọi thứ, điều này khiến cho hơi thở trở nên tốt đẹp. Bất kỳ vị thầy nào cũng muốn đệ tử mình trải nghiệm được quán sát mang lại hạnh phúc và hơi thở tốt đẹp ấy.

Quán sát mang lại hạnh phúc cũng là quán sát mang lại sự vui vẻ - nó có thể đón lấy một đối tượng và xoay chuyển đối tượng ấy theo cách này hay cách kia, đó là điều tạo ra niềm vui. Vì thế, khi đang quán sát hơi thở tốt đẹp, bạn có cơ hội hiểu nó theo mọi cách. Quán sát hơi thở trở nên mãnh liệt hơn, có khả năng xuyên thấu hơn.

BÀI 7

GIAI ĐOẠN TÂM ẢNH

Quán sát không phải một thực thể tách rời – nó gắn liền với sự tĩnh lặng, với niềm vui, và đương nhiên với sự sáng suốt. Nó mang theo các hướng dẫn, và quán sát càng mãnh liệt, nó càng nhớ rõ các hướng dẫn ấy. Nó biết phải làm gì vì đã được rèn luyện kỹ, và nó hiểu năng lực của sự tĩnh lặng. Khi tâm xao động, bạn làm xáo trộn mọi thứ, bạn đánh mất năng lượng và độ sâu. Quán sát yếu đi và bớt sắc bén. Nhưng khi bạn tĩnh lặng – hoàn toàn không làm gì cả, chỉ hiện hữu trọn vẹn hơn ở tình trạng hiện tại – quán sát tiếp tục tăng lên. Vì vậy ở giai đoạn này, nhiệm vụ của quán sát không hẳn là quán sát đối tượng mà là giữ cho tâm không xao động.

Đây là lúc bạn đạt được quán sát mà Ajahn Chah nói tới trong ẩn dụ của ông về một cái hồ tĩnh lặng trong rừng. Trong ẩn dụ ấy, Ajahn Chah không chỉ quan sát những con thú đến uống nước, mà đang quan sát cả cơ thể mình, bởi vậy nó không động đậy. Tương tự, bạn quan sát tâm mình, giữ cho tâm không xao động, do vậy, tâm ảnh có thể hiện ra. Quán sát được tập trung vào sự tĩnh lặng và giữ cho tâm không chao đảo. Với mức độ quan sát và năng lực như vậy, tâm ảnh trở nên ổn định, bạn thấy nó được hình thành ra sao. Bạn không phản ứng. Bạn không sợ hãi hay phấn khích.

Lúc này, bạn đang đi vào phần thực sự tốt đẹp của thiền: quán sát sắc bén và phúc lạc sâu xa. Nhưng trong những trạng thái này không chỉ có sự tận hưởng. Có một cảm giác rằng những thứ sâu xa khó tin đang xảy ra ở đây. Sau khi bạn xuất ra khỏi một trong những trạng thái này – ngay cả trạng thái tâm ảnh chứ chưa nói tới trạng thái thiền định – quán sát đã được tăng cường thêm. Bạn không hề hôn trầm, cũng không rơi vào tranh luận; bạn thấy sâu và thấy rõ mọi thứ xung quanh. Điều ngạc nhiên là bạn cảm nhận cơ thể rõ nét dường nào bạn cảm thấy mọi chỗ căng cứng, mệt mỏi hay đau nhức. Khi thực hiện nhận biết cơ thể với mức độ quan sát ấy, bạn có thể đánh gục mọi cảm giác như thể chúng không tồn tại. Không phải là bạn có thần thông nào; chẳng qua đó là đặc điểm của quán sát ở giai đoạn này. Bạn có thể làm nóng, làm dễ chịu, xoa dịu, chữa lành bất cứ điều gì bạn muốn với cơ thể mình. Quán sát có nhiều năng lực như vậy khi bạn ra khỏi giai đoạn tâm ảnh.

Quán sát khi ấy mạnh và tĩnh đến mức bạn có thể tập trung vào bất kỳ đối tượng gì và ở yên đó. Nếu bạn thật sự muốn có chút hiểu biết về bản chất của cơ thể hay bất cứ thứ gì khác, thời điểm thực hiện là sau khi thiền sâu. Bất kỳ ai từng trải nghiệm trạng thái thiền sâu đều hiểu tại sao cần có được trí huệ đích thực. Nếu quán sát trước trạng thái thiền sâu giống như cái muỗng, thì sau trạng thái thiền sâu nó giống như cái máy xúc đất. Nếu bạn muốn đào một cái lỗ lớn, hay nói cách khác, muốn có được trí huệ sâu xa, bạn phải dùng máy xúc đất. Ở giai đoạn này, sức mạnh và sự xuyên thấu sẽ lớn hơn rất nhiều.

Niềm vui của tâm trạng thiền sâu chính là phúc lạc mà cuộc sống tu sĩ hoặc quá trình tu tập có được. Rèn luyện được nó thật là điều tuyệt vời, và không có lý do gì bạn lại không làm được; bạn chỉ việc phát triển quán sát và thiền định theo từng giai đoạn. Nếu chưa từng trải qua những điều này và tất cả những gì bạn có thể thấy là phần đáy, việc ai đó mô tả phần đỉnh làm bạn mất tinh thần – bạn không biết có gì ở giữa, hay làm thế nào để tới được đó. Nhưng trong quá trình đi tới, bạn biết “Mình có thể thực hiện giai đoạn một; mình có thể thực hiện giai đoạn hai; mình có thể thực hiện giai đoạn ba”. Bạn thực sự có thể thấy các bậc thang đi lên, và biết mình có thể đạt tới các giai đoạn này. Bạn biết nó khả thi, biết phải làm thế nào, và bạn đang phát triển động lực và quán sát cùng lúc.

BÀI 8

CÁC THÀNH QUẢ CỦA QUÁN SÁT

Tóm lại, thực hành quán sát nên được ưu tiên. Đây là một phần quan trọng trong quá trình tu tập, và thời gian đầu là lúc rèn luyện nó. Hãy lưu tâm và nổ lực bởi đó là việc đáng làm. Trong quá trình tiến tới, bạn ngày càng tỉnh táo hơn, bồi đắp năng lượng và nhận thức nhiều hơn. Bạn thấy các vấn đề và giải quyết chúng. Bạn trở nên an bình, tĩnh lặng, hạnh phúc hơn. Và dần dần, thiền trở nên dễ hơn.

Nhận biết khoảnh khắc hiện tại và yên lặng là những nền tảng quan trọng để tăng cường quán sát. Bởi vậy hãy nhớ rèn luyện chúng trong ngày. Khi thiền hành, hãy nhận biết đầu này của con đường, đầu kia của con đường, và đoạn giữa của con đường. Khi đang ăn, nói chuyện hay làm bất cứ điều gì khác hãy biến quán sát thành một việc quan trọng.

Đặt quán sát trong khoảng không giữa bạn và đối tượng của thiền, bởi lẽ hành động nằm ở khoảng không ấy. Khi quán sát đủ mạnh, bạn có thể loại trừ những phiền não thô trọc. Phiền não thô trọc tan đi, quán sát tăng lên, bạn có khả năng thấy phiền não vi tế hơn. Khi các phiền não vi tế tan đi, quán sát càng mạnh hơn nữa. Lúc ấy bạn có khả năng trừ bỏ các phiền não vi tế nhất. Khi đã vượt qua những điều này, bạn được tự do và con đường trở nên thoáng đãng. Bạn có thể thấy hơi thở an bình, tĩnh lặng, êm ả, còn trạng thái thiền của bạn thật tuyệt vời. Bạn có thể ngồi hàng giờ và thực sự khiến mình ngạc nhiên, thấy mình có thể đi vào rất sâu, và bạn ngạc nhiên vì thấy mọi chuyện thật yên ổn và tốt đẹp.

Bạn đang đi trên con đường. Khi quán sát trở nên rất mạnh, điều gì sẽ xảy ra? Thậm chí bạn vẫn có thể thực chứng các Pháp (Dhamma) sâu xa nhất: vô ngã và bốn chân lý cao quý. Bạn có thể chấm dứt khổ ải của mình.


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...