28 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

Khi tu tập, bạn cần hết sức thoải mái. Bạn nên thư giãn, thoải mái hòa nhập bản thân. Từng chút một, khi thâm nhập sâu hơn vào thiền định, bạn có khuynh hướng tạo được một thói quen tốt đẹp. Bạn sẽ thấy thật tuyệt vời khi có phần lớn thời gian trong ngày dành cho thiền định.

Nhưng trong hoàn cảnh mà những chuyện bên ngoài hầu như không gây ra chướng ngại hay cản trở, bạn sẽ sớm thấy rằng những chướng ngại và cản trở lớn nhất không đến từ bên ngoài mà từ trong tâm mình. Có thể bạn rơi vào đơn điệu, bất an, vọng tưởng, buồn ngủ hay thất vọng bởi quá nhiều thời gian cô độc. Lúc này, quan trọng là dành thời gian cho thiền định. Nếu không có sự cô độc và thời gian để đối diện tâm mình, bạn sẽ không bao giờ nhận ra những chướng ngại ấy vốn đã có ngay từ đầu.

BÀI 1

QUÁN THÂN VÀ CHÚ TÂM

Một trong những kỹ thuật hành thiền hữu ích mà bạn có thể sử dụng, nhất là đối với người bận rộn, là quán sát cơ thể. Một khi tâm đã xáo động, thông thường khó mà bình tâm ngay được. Thay vì đi thẳng vào nhận thức khoảnh khắc hiện tại, vào sự yên lặng, hơi thở, tâm từ (metta), hay bất cứ lối tu tập nào khác mà bạn sử dụng, hãy ngồi xuống, nhận biết các giác quan và cảm nhận trên cơ thể. Tập trung vào các cảm giác ấy trở nên dễ chịu hơn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn mệt mỏi hoặc bị bệnh. Và việc đó không quá khó.

Để thực hiện thật sự có hiệu quả kiểu thực hành này, hãy sử dụng sự chú tâm. Chú tâm không chỉ là nhận thức, mà còn nhìn nhận những cảm giác ấy với sự nhẹ nhàng và từ bi. Không chỉ nhận biết các cảm giác ấy, bạn còn ân cần, nhẹ nhàng với chúng. Sự ân cần, nhẹ nhàng kết hợp với nhận biết khiến việc chú tâm vào đối tượng cũng như xoa dịu nó dễ dàng hơn. Chẳng hạn khi tọa thiền, nếu bị đau ở đầu gối hoặc một chỗ căng cứng nào đó trong cơ thể, bạn sẽ thấy việc sử dụng nhận biết kết hợp một chút từ bi với mình khiến bạn dễ duy trì sự chú tâm trên cơ thể.

Tôi thấy kiểu tu tập này rất có tác dụng trong những trường hợp như thiền hành. Khi đang thiền hành, sau một lúc, cơ thể tôi nóng lên, và thỉnh thoảng khi ngồi xuống, nó có chút mệt và đau. Cảm giác cơ thể mà tôi cảm thấy là rất rõ; chúng khá nổi bật và dễ tập trung vào. Đây là một đối tượng dễ thực hành cho người bắt đầu tu tập, nó làm tâm không lạc đi chỗ khác. Nó cũng làm cơ thể dịu xuống khi thay đổi từ trạng thái thiền hành có hoạt động sang trạng thái thiền tọa không hoạt động. Đây là một cách để tập trung mà không đánh mất sự nhận biết.

Tập trung vào một chỗ đau với sự chú tâm cũng giúp xoa dịu nó. Kinh nghiệm riêng của tôi cho thấy viêc tập trung với sự chú tâm vào cảm giác đau hoặc bệnh trên cơ thể có khuynh hướng làm chúng bớt đi. Có vẻ chúng đáp ứng không chỉ với sự nhận thức hướng về phía chúng, mà cả với sự ân cần trong cách bạn nhìn nhận chúng. Lấy thí dụ sự trì tụng mà các tu sĩ thực hiện cho người bệnh. Nếu bạn tập trung vào những người này, lan tỏa sự ân cần yêu thương, hay tâm từ, về phía họ, nó có tác động tích cực. Hãy tưởng tượng nếu tự thực hành tâm từ với bản thân thì sẽ như thế nào. Do bạn gần gũi với chính mình hơn bất kỳ ai khác, việc lan tỏa sự chú tâm tới các bộ phận của cơ thể có thể tác động lớn về mặt thể chất. Và đôi lúc, đặc biệt khi bạn nhập định sâu và tâm có năng lực lớn, bạn sẽ thấy tác dụng của nó. Bạn có thể “hạ gục” một cơn đau bằng sự ân cần, và nó biến mất vì năng lực của tâm bạn rất mạnh. Cứ đặt sự chú tâm ở đó với một chút ân cần, nó sẽ có tác động gần như ngay lập tức. Quán sát kết hợp với tâm từ và tâm bi có năng lực đáng kinh ngạc. Nếu bạn bị bệnh, nhức mỏi hay đau đớn – và sẽ ngày càng bị nhiều hơn khi già hơn – hãy sử dụng sự chú tâm. Về sau, khi tọa thiền và theo dõi hơi thở, thực hành này đem lại lợi ích to lớn.

Bằng cách dõi theo các cảm giác trên cơ thể - bất kể cảm giác gì đang có ở thời điểm cụ thể ấy – và quan tâm đến chúng, bạn đang thực hiện điều tôi gọi là “yên lặng nhận biết khoảnh khắc hiện tại”. Khi bạn quán sát các cảm giác của cơ thể, sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng tự nó xảy ra. Không có gì nhiều để nói về những cảm giác này, dù chúng dễ chịu hay đau đớn. Đó là bởi chúng không gây ra những ý nghĩ, những khái niệm hay lời nói rằng chúng là một đối tượng hành thiền giúp xoa dịu tâm trí. Bằng cách tiếp xúc với cảm giác thay vì với suy nghĩ, bạn tạo ra một cây cầu rất hữu ích từ thế giới bên ngoài đến sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng, rồi đến nhận biết hơi thở.

BÀI 2

THỰC HÀNH QUÉT TOÀN THÂN ĐỂ XOA DỊU SỰ BẤT AN

Quét toàn thân là một kỹ thuật hữu dụng cho tâm trí bất an. Đây là một trong các phương pháp thiền được nhiều người ưa thích, họ chủ yếu là những người rất bận rộn. Họ bất an đến nỗi bày cho họ thứ gì đó để họ làm là vô cùng có tác dụng. Bằng cách dần dần để ý các cảm giác trên cơ thể, từ ngón chân cho tới đỉnh đầu, họ đã thực sự bình tâm lại. Đây là một phương pháp thiền chủ động, tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Không có nhiều cơ hội cho suy nghĩ xảy ra, bởi vậy, đến cuối thực hành ấy, họ thực sự khá tĩnh lặng – mà đây là một điều đáng kinh ngạc. Tất nhiên, một số người biết làm thế nào tiến sâu hơn để thực hành tiếp từ đó, và một số người lần đầu tiên đã đi vào trạng thái thiền tốt đẹp.

Điều đáng kể là khi nghe ai đó nói, “Thật dễ dàng, tôi đã rất tập trung. Tôi chẳng nghe thấy gì. Thực sự tôi chỉ hướng vào trong. Tuyệt vời”. Những người có khả năng nhập thiền sâu đôi khi lại là những người ít kỳ vọng nhất. Đó thật sự là điều tuyệt vời, và nhiều khi nó bắt đầu với việc quán thân.

Do thấy những kết quả ấy, tôi muốn khuyến khích kiểu thực hành này. Khi bạn đang tọa thiền, đừng chỉ ngồi đó, không làm gì cả hoặc ngủ gật. Đừng chỉ ngồi đó và suy nghĩ về đủ thứ chuyện. Hãy sử dụng bài tập quán thân này. Đây không phải là hiểu về cấu tạo của cơ thể mà là một kiểu suy ngẫm về thân. Tuy nhiên, bài tập này không hữu dụng lắm sau khi bạn đã đi vào các cảnh giới thiền định. Thay vào đó, chỉ nhận thức cảm giác trên cơ thể. Hãy sử dụng dụng một kỹ thuật khác trong các quá trình thiền hành của mình.

Bạn sẽ bớt rơi vào chán nản hơn nếu có nhiều kiểu thiền khác nhau, mà chán nản là điều hay xảy ra nhất vào thời kỳ đầu tu tập. Nếu ngay từ sớm, bạn phát triển sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng bằng cách sử dụng những kỹ thuật như quán thân, sau một thời gian, nó bắt đầu “ngấm”, nó trở nên tự nhiên hướng về khoảnh khắc hiện tại, về phía yên lặng. Bạn càng hướng về thứ đó và càng rèn luyện trong thực hành này, nó càng tự nhiên. Đây là ý nghĩa của luyện tâm, là cách nó hoạt động. Nó giống như tập tennis. Huấn luyện viên đánh quả bóng về cùng một góc sân, và người tập tennis sẽ luyện cú đánh thuận tay hết lần này đến lần khác. Họ lặp lại động tác vô số lần, và do lặp đi lặp lại cùng một hành động nên nó trở thành thói quen. Cũng tương tự, bằng cách phát triển sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng, nó trở thành thói quen.

BÀI 3

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NIỀM VUI

Một khi bạn đạt tới trạng thái nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng, thiền định trở thành niềm vui. Niềm vui ấy – sự hạnh phúc, thú vị, vui vẻ - là một trong những trải nghiệm thiền định quan trọng. Nó giữ bạn tiếp tục thực hành, giữ bạn không chán nản, bất an, rồi nghĩ “Làm sao mình vượt qua quãng thời gian này đây?” Chuyện đó xảy ra bởi bạn không có niềm vui nào từ việc hành thiền. Nếu bạn có niềm vui, bạn nghĩ, “Thời gian này thật tuyệt vời!”

Niềm vui trong thiền định không đến từ chỗ sử dụng năng lực của ý chí, sự cưỡng bức, hay có nhiều khát khao và kỳ vọng. Niềm vui đến từ sự tĩnh lặng. Bằng cách thực hiện sự chú tâm đến cơ thể, bạn đang phát khởi năng lực tỉnh táo trước những gì đang làm. Và vì chú tâm nên bạn không thúc bách. Đó là lúc niềm vui có thể khởi lên.

Bằng cách phát triển sự chú tâm, bạn cũng đang tránh cảm giác tiêu cực và tìm lỗi, vốn gây ra rất nhiều vấn đề trong hành thiền. Có những khi chúng ta trở nên tiêu cực đến mức bắt đầu nghĩ, “Mình không làm được chuyện này. Mọi thứ vô vọng, việc tu tập thật vô vọng; cuộc đời thật vô vọng”. Tất cả những tiêu cực ấy bị sự chú tâm tiêu trừ. Do chú tâm, nên bạn có cái tâm tốt đẹp, cởi mở, nhẹ nhàng. Nếu bạn thấy mình đang có sự tiêu cực khi nhận thức các cảm giác cơ thể, hãy dùng sự chú tâm để “vuốt ve” các ý nghĩ tiêu cực ấy. Khi xoa dịu các ý nghĩ và cảm giác tiêu cực, bạn sẽ tránh biến chúng thành các vấn đề lớn lao.

BÀI 4

NĂNG LỰC CỦA QUÁN SÁT.

Sự chú tâm là người giám sát: bạn theo dõi mình đang làm gì, và bạn hiểu cách tâm trí đang vận động. Nếu không có quán sát, nếu chỉ đang tưởng tượng hay thậm chí ngủ gật, bạn sẽ không biết điều gì đang diễn ra, nên chỉ đang làm mất thời gian của chính mình. Thà có nữa giờ hành thiền tập trung, thực sự chú ý còn hơn là ngồi đó nhiều giờ u mê hay xao nhãng. Khi phát triển sự nhận biết dựa vào các cảm giác cơ thể, bạn đang khuyến khích phương diện đó của thiền, kỹ năng và sức mạnh cụ thể đó của tâm. Làm như vậy, lúc bạn xa lìa cảm giác cơ thể, quán sát đã được thúc đẩy và phát khởi; nó sẽ trở nên sắc bén. Vào lúc ấy, khi bạn tiến tới khoảnh khắc hiện tại hoặc sự yên lặng, quán sát đã có ở đó rồi.

Quán sát sẽ dõi theo hơi thở. Bạn biết sự chú ý có bắt đầu rời khỏi hơi thở không, do vậy bạn có thể đưa nó trở lại. Chức năng này của quán sát được gọi là “gác cửa”. Người gác cửa canh phòng kẻ gian. Anh ta chỉ cho vào những người nào được vào. Trong ví von về người gác cửa, người gác cửa được hướng dẫn chính xác ai được phép vào và ai không. Tất nhiên, nếu người gác cửa ngủ gậc, mọi hướng dẫn đều không còn tác dụng. Nhưng ngược lại, nếu người gác cửa tỉnh táo, cẩn thận theo dõi mọi người đi vào và đi ra, thế cũng chưa đủ. Người gác cửa phải vừa phải tỉnh táo và vừa hiểu biết các hướng dẫn. Với quán sát cũng vậy; phải vừa sắc bén để thấy điều đang diễn ra, và tuân theo hướng dẫn quán sát ở đâu và như thế nào. Nếu quán sát phát hiện ra sự chú tâm là không đủ hoặc bạn đang xao nhãng, nó có thể đưa ra hành động khắc phục. Đây được gọi là năng lực (indriya) của quán niệm (sati), và bồi đắp năng lực này là một điều quan trọng.

Thỉnh thoảng khi hành thiền, bạn mệt mỏi và buồn ngủ, nhất là sau khi ăn hoặc quá bận rộn. Đôi khi cơ thể bạn trải qua các chu kỳ; bạn rơi vào những giai đoạn năng lượng cao rồi thấp. Hoặc đôi khi bạn đơn giản chỉ là mệt. Nếu không phải lúc đi ngủ, hãy ngồi đó, đừng vật lộn với sự mệt mỏi. Có thể bạn không hoàn toàn nhận biết, nhưng đừng chống lại sự mệt mỏi. Nếu cứ ngồi đó và không chống lại, bạn sẽ không hao phí năng lượng vào sự tiêu cực. Thay vào đó, bạn mở rộng cánh cửa trái tim, nhân từ với sự mệt mỏi của mình, và nó thường không kéo dài quá lâu.

Một số cơn mệt mỏi chẳng qua là do lười biếng. Dù vậy, có sự khác biệt quan trọng giữa lười biếng về mệt mỏi thật sự. Trong lười biếng, bạn không phát triển quán sát – bạn cứ để bản thân buông xuôi vào trạng thái gọi là sự trốn tránh thực tại, có khi bạn làm vậy do tâm trạng tiêu cực. Nhưng đếu có chút sáng suốt, bạn biết nó không phải là điều tốt đẹp – cảm giác lờ đờ không phải là một trạng thái dễ chịu. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn phát triển nhận biết hơn nữa bằng cách thực hành chẳng hạn như quán sát cơ thể. Khi quán sát mạnh hơn, bạn cảm thấy tốt hơn nhiều, và có thể quán sát khoảnh khắc hiện tại, sự yên lặng, hoặc hơi thở - tóm lại, bạn có thể thiền định. Do có thể thiền định nên bạn tự tin và hạnh phúc hơn. Điều quan trọng, đặc biệt với người mới tu tập là biết mình có thể hành thiền. Đúng vậy, mình có thể làm được. Một khi nhận ra mình có thể hành thiền, bạn được khuyến khích và thúc đẩy để đi sâu hơn.

Phần khó khăn nhất của hành thiền là phần đầu tiên, nghĩa là trước khi bạn có được sự nhận thức về hơi thở, một sự nhận thức mang lại niềm vui, trạng thái mà tôi gọi là hơi thở đẹp. Phần thực hành này có thể có cảm giác buồn chán hoặc không thú vị. Đôi lúc, nó khó thực hiện và khiến bạn thấy thất vọng. Nhưng một khi đến được với hơi thở tốt đẹp, đây là điểm then chốt của hành thiền, bạn cứ đi tới. Vì vậy, vào ban đầu, hãy đặt mục tiêu rèn luyện đến được giai đoạn ấy và có niềm tin rằng bạn có thể làm được.

Một khi tới được chỗ đó, người thầy không còn quá quan trọng nữa. Tất cả những gì mà người thầy cần làm lúc này là đưa ra cho bạn hướng dẫn chính xác làm thế nào để đi sâu hơn. Bạn học nhanh vì thấy rằng thiền định thú vị và muốn thực hành. Bạn bị mê hoặc bởi cách thiền định hoạt động, và nó trở thành một thói quen mà bạn dành bao nhiêu thời gian cũng không đủ. Bạn đang có niềm vui với nó.

Quán sát quan trọng không chỉ trong hành thiền: nó nên được rèn luyện suốt ngày. Chẳng hạn khi bạn đang ăn, hãy quan sát những gì bạn đang làm. Không cần nghĩ hay nói. Một bài tập hữu ích là tập trung vào từng miếng ăn. Thay vì ăn một cách lơ đãng như hầu hết mọi người hay làm, hãy tập trung vào những gì bạn đang ăn lúc này. Thực hành như vậy, thiết lập quán sát trên những việc làm bình thường trong ngày, khi bạn ngồi xuống để thiền, sẽ dễ dàng quán sát cơ thể hơn nhiều, và cuối cùng là quán sát hơn thở. Vì vậy hãy bồi đắp những thực hành làm cho thiền xảy ra. Từng chút một, bạn tạo dựng thói quen của tâm, chẳng hạn sự nhân từ và nhận biết. Thiền trở nên dễ dàng hơn: bạn chỉ ngồi đó, và tâm tĩnh lặng.

BÀI 5

XOA DỊU CÁC VẤN ĐỀ.

Tâm tĩnh lặng là một trạng thái tuyệt vời. Khi tâm đầy những ý nghĩ và xao nhãng, sớm hay muộn bạn sẽ rơi vào sự tiêu cực. Bạn biết một cuộc nói chuyện lê thê sẽ dẫn tới điều gì: có thể khởi đầu, bạn nói những thứ to tát, nhưng chẳng mấy chốc cuộc nói chuyện trở nên tiêu cực. Điều tương tự cũng xảy ra với ý nghĩ, vì thế hãy cẩn thận.

Càng trở nên tĩnh lặng, bạn càng có nhiều niềm vui. Vì thế hãy dành toàn bộ sự tập trung của bạn nhằm làm mọi thứ lắng dịu. Đừng quên lòng trắc ẩn, vì nó cũng có tác dụng xoa dịu. Nhân từ và trắc ẩn làm các vấn đề lắng xuống và xoa dịu nỗi đau. Nhân từ tạo ra sự lắng dịu bởi lẽ nó mang phẩm chất của thiền chỉ (samatha), làm tĩnh lặng và an ổn mọi thứ. Đặc biệt, nó làm cơ thể bạn dịu lại, chính vì thế việc chú tâm đến các cảm giác khiến cho chúng lắng xuống; những chỗ đau nhức trong cơ thể hay thậm chí sự bất an cũng có khuynh hướng biến mất. Và khi bạn hướng sự nhân từ, trắc ẩn đến tâm mình dưới hình thức chú tâm, nó có khuynh hướng làm dịu lại bất kỳ khó khăn, trục trặc hay lo lắng nào bạn có thể có. Sự chú tâm sẽ nói, “Đừng lo, mọi thứ sẽ tốt thôi. Bạn không phải bận tâm về những chuyện này. Bạn sẽ ổn”. Bạn làm mọi thứ dịu lại, và trong sự lắng xuống ấy, bạn thoát khỏi sự thao túng của suy nghĩ và nỗi đau của tiêu cực.

Tiêu cực là điều đáng sợ trong cuộc sống. Nhưng bạn luôn có lựa chọn thoát khỏi tiêu cực, xét lỗi, giận dữ, đau khổ, khó chịu, chán nản, hướng nó về sự an bình, tĩnh lặng, mạnh mẽ. Khi bạn chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại sẽ không tệ như vậy. Bạn cười với mọi người và họ cười lại, bạn quan tâm đến họ và họ quan tâm lại. Vậy nếu bạn chú tâm tới khoảnh khắc này, nó sẽ trở nên đẹp hơn nhiều.

Bất kể chúng ta đang để ý tới đối tượng nào, trạng thái tâm của chúng ta sẽ làm nó mang những phẩm chất tương ứng, khiến chúng ta thấy điều đó ở đối tượng. Nếu bạn tiêu cực, bất kỳ điều gì bạn nhìn vào cũng đáng sợ và tiêu cực, và khó mà yên với khoảnh khắc này vì nó chẳng tốt đẹp gì. Điều đó chẳng liên quan đên bản chất của khoảnh khắc hiện tại, chỉ là cách bạn đang nhìn nhận nó. Chính khía cạnh tâm lý trong sự chú tâm biến khoảnh khắc hiện tại thành khoảnh khắc dễ chịu, làm nó trở nên dễ quan sát. Bạn không cần chìm vào quá khứ, trôi tới tương lai hoặc trở nên bất an, vì bạn đang có giây phút tốt đẹp ở đây, ngay lúc này. Với sự yên lặng cũng vậy. Khi bạn quan tâm đến sự yên lặng của tâm – đến sự trống rỗng, đến khoảng không giữa các âm thanh lời nói – nó trở thành một điều tốt đẹp, bạn có thể ở yên đó. Thiền định đang thăng hoa và bạn đang đạt tới điều gì đó. Bạn cảm thấy tốt đẹp; bạn cảm thấy, “Mình thực sự đang hành thiền”.

BÀI 6

CÓ ĐƯỢC KẾT QUẢ SẼ THAY ĐỔI MỌI THỨ

Đừng tu tập vì kết quả. Dù chúng ta đều muốn kết quả, dù chúng ta muốn thấy chúng xảy ra, chính hành động ham muốn sẽ ngăn trở kết quả xảy ra. Thay vì vậy, hãy tu tập với sự chú tâm, qua đó đặt các nguyên nhân vào đúng chỗ, và kết quả đến như một sự đương nhiên. Những kết quả này đến lượt chúng cho bạn sự ủng hộ tích cực, rằng tu tập có tác dụng và bạn có thể làm được. Nó mang lại cảm giác tuyệt vời, và do cảm thấy một sự lớn lao, kỳ diệu, nên bạn thấy mình đang đạt tới trạng thái tốt đẹp. Điều ấy cũng mang lại cảm nhận hài lòng. Ở đây có một kiểu hiệu ứng tự thúc đẩy.

Chính vì chú tâm mà bạn có thể nhận biết khoảnh khắc hiện tại và thực hành quán sát hơi thở. Bạn có thể theo dõi hơi thở đi vào, đi ra trong khoảng thời gian dài, và bạn biết các nguyên nhân khiến điều ấy xảy ra. Nguyên nhân không phải là sức mạnh ý chí, mà là quán sát, chú tâm và biết cách thức nó xảy ra. Bạn chú tâm đến hơi thở; bạn có sự nhân từ đối với nó và với chính mình, và bạn có sự quán sát. Khi ấy, hơi thở trở nên dễ chịu và dễ theo dõi.

Bạn thấy hơi thở là một phản ánh của tâm. Nếu bạn căng thẳng, hơi thở căn thẳng. Nếu bạn giận dữ, hơi thở nông cạn và gấp. Bạn thấy những cảm xúc tham dục, ý muốn bệnh hoạn hoặc sự giận dữ tác động đến hơi thở của mình ra sao. Vì vậy, nếu bạn quán sát hơi thở bằng sự chú tâm, nó khiến cho việc hành thiền dễ dàng hơn nhiều. Bạn nhân từ với hơi thở, đổi lại bạn có một hơi thở nhân từ. Nếu bạn vui vẻ với hơi thở, hơi thở cũng vui vẻ và trở nên dễ chịu.

Một khi có được hơi thở dễ chịu, bạn đang trên đường đi tới. Hơi thở trở nên tốt đẹp đến nổi bạn chỉ muốn theo dõi nó. Có thể bạn đã nghe những chuyện này nhiều lần rồi, thậm chí đến mức phát chán, nhưng giờ bạn đang thực sự thực hiện nó. Bạn trở nên an lạc, và ý nghĩ về thời gian tu tập dài không còn làm bạn sợ nữa – nó giống như một kỳ nghỉ. Thiền bồi đắp, tăng trưởng và thăng hoa, còn bạn có được một thời điểm tuyệt vời nhất. Càng theo dõi hơi thở vào ra, bạn càng trở nên tĩnh lặng và an bình. Hãy nhớ. Tĩnh tâm, làm tâm lắng dịu là toàn bộ ý nghĩa của hành thiền.

Ở giai đoạn này, đừng đi tìm tri kiến. Đừng sa vào tư duy và cố hiểu mọi sự. Hãy hiểu sự tĩnh lặng – chỉ việc đó thôi. Chỉ một số ít người có khả năng làm cho tâm tĩnh lặng và an bình, vậy hãy trở thành một số ít ấy. Hãy xem bạn có thể tạo ra bao nhiêu tĩnh lặng, hay nói đúng hơn, có thể để cho bao nhiêu sự tĩnh lặng xảy ra trong tâm. Tâm thật sự lắng dịu sẽ tĩnh lặng đến nổi hầu như không có gì xuất hiện trong nó. Đừng sợ trạng thái u mê, một trạng thái có thể là kết quả ban đầu của tĩnh lặng. Sự u mê sẽ sớm biến mất, và sự tĩnh lặng trở nên sống động, mạnh mẽ, đầy sinh lực. Năng lượng tĩnh lặng là thứ chúng ta hướng tới. Trong thiền sâu hoàn toàn không có sự chuyển động nào, khi ấy bạn có nhiều năng lượng hơn cả một lò phản ứng hạt nhân.

Đây là sự tu tập tiệm tiến. Tâm càng ít dao động, nó càng có nhiều năng lượng, và qua thời gian quán sát, nó trở nên mạnh mẽ. Đến cùng, năng lượng ấy là sự sáng tỏ - trạng thái sáng tỏ đầy sức sống trong đó có sự chú tâm tự nhiên. Từ sự sáng tỏ ấy, bạn có được niềm vui và lòng trắc ẩn, khi đó, bạn dễ dàng đi sâu vào thực hành hơi thở tốt đẹp. Bạn đã đi qua điểm then chốt; bạn đã “leo qua”. Bạn không cần nổ lực nữa; trong quá trình bạn buông xả ngày càng nhiều, thiền định cứ vậy xảy ra. Chính ở giai đoạn này, việc thực sự buông bỏ “người thực hiện” – người kiểm soát, người suy nghĩ, người làm – mới rốt ráo. Hãy thử và xem điều gì xảy ra.

BÀI 7

HIỂU ĐỨC PHẬT

Nếu quay lại kinh văn và xem Đức Phật nói gì, bạn thấy trải nghiệm của mình khớp với những diễn giải của Đức Phật. Khi ấy, bạn trở thành một Phật tử đích thực, không chỉ là một người tu tập hời hợt. Bạn hiểu điều Đức Phật dạy, cách Ngài sống, làm thế nào Ngài khiến tâm và các năng lực của tâm trở nên tĩnh lặng, lắng dịu, phúc lạc vô tận. Sự tu tập ấy được phản ánh trong cơ thể, thái độ và cuộc đời bạn. Bạn trở thành người hạnh phúc hơn, sáng suốt hơn. Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ tất cả năng lượng, sự sáng suốt, lòng trác ẩn, sự thấu hiểu và trải nghiệm có được từ quá trình tu tập ấy. Rồi bạn trở thành một người thầy, hoặc đơn giản bạn dạy người khác bằng cách lấy mình làm gương. Dù bạn làm cách nào cũng rất đáng giá.


27 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 7

HIỂU ĐỨC PHẬT

Nếu quay lại kinh văn và xem Đức Phật nói gì, bạn thấy trải nghiệm của mình khớp với những diễn giải của Đức Phật. Khi ấy, bạn trở thành một Phật tử đích thực, không chỉ là một người tu tập hời hợt. Bạn hiểu điều Đức Phật dạy, cách Ngài sống, làm thế nào Ngài khiến tâm và các năng lực của tâm trở nên tĩnh lặng, lắng dịu, phúc lạc vô tận. Sự tu tập ấy được phản ánh trong cơ thể, thái độ và cuộc đời bạn. Bạn trở thành người hạnh phúc hơn, sáng suốt hơn. Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ tất cả năng lượng, sự sáng suốt, lòng trác ẩn, sự thấu hiểu và trải nghiệm có được từ quá trình tu tập ấy. Rồi bạn trở thành một người thầy, hoặc đơn giản bạn dạy người khác bằng cách lấy mình làm gương. Dù bạn làm cách nào cũng rất đáng giá.


HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 7

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 7

HIỂU ĐỨC PHẬT

Nếu quay lại kinh văn và xem Đức Phật nói gì, bạn thấy trải nghiệm của mình khớp với những diễn giải của Đức Phật. Khi ấy, bạn trở thành một Phật tử đích thực, không chỉ là một người tu tập hời hợt. Bạn hiểu điều Đức Phật dạy, cách Ngài sống, làm thế nào Ngài khiến tâm và các năng lực của tâm trở nên tĩnh lặng, lắng dịu, phúc lạc vô tận. Sự tu tập ấy được phản ánh trong cơ thể, thái độ và cuộc đời bạn. Bạn trở thành người hạnh phúc hơn, sáng suốt hơn. Cuối cùng, bạn có thể chia sẻ tất cả năng lượng, sự sáng suốt, lòng trác ẩn, sự thấu hiểu và trải nghiệm có được từ quá trình tu tập ấy. Rồi bạn trở thành một người thầy, hoặc đơn giản bạn dạy người khác bằng cách lấy mình làm gương. Dù bạn làm cách nào cũng rất đáng giá.


25 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 6

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 6

CÓ ĐƯỢC KẾT QUẢ SẼ THAY ĐỔI MỌI THỨ

Đừng tu tập vì kết quả. Dù chúng ta đều muốn kết quả, dù chúng ta muốn thấy chúng xảy ra, chính hành động ham muốn sẽ ngăn trở kết quả xảy ra. Thay vì vậy, hãy tu tập với sự chú tâm, qua đó đặt các nguyên nhân vào đúng chỗ, và kết quả đến như một sự đương nhiên. Những kết quả này đến lượt chúng cho bạn sự ủng hộ tích cực, rằng tu tập có tác dụng và bạn có thể làm được. Nó mang lại cảm giác tuyệt vời, và do cảm thấy một sự lớn lao, kỳ diệu, nên bạn thấy mình đang đạt tới trạng thái tốt đẹp. Điều ấy cũng mang lại cảm nhận hài lòng. Ở đây có một kiểu hiệu ứng tự thúc đẩy.

Chính vì chú tâm mà bạn có thể nhận biết khoảnh khắc hiện tại và thực hành quán sát hơi thở. Bạn có thể theo dõi hơi thở đi vào, đi ra trong khoảng thời gian dài, và bạn biết các nguyên nhân khiến điều ấy xảy ra. Nguyên nhân không phải là sức mạnh ý chí, mà là quán sát, chú tâm và biết cách thức nó xảy ra. Bạn chú tâm đến hơi thở; bạn có sự nhân từ đối với nó và với chính mình, và bạn có sự quán sát. Khi ấy, hơi thở trở nên dễ chịu và dễ theo dõi.

Bạn thấy hơi thở là một phản ánh của tâm. Nếu bạn căng thẳng, hơi thở căn thẳng. Nếu bạn giận dữ, hơi thở nông cạn và gấp. Bạn thấy những cảm xúc tham dục, ý muốn bệnh hoạn hoặc sự giận dữ tác động đến hơi thở của mình ra sao. Vì vậy, nếu bạn quán sát hơi thở bằng sự chú tâm, nó khiến cho việc hành thiền dễ dàng hơn nhiều. Bạn nhân từ với hơi thở, đổi lại bạn có một hơi thở nhân từ. Nếu bạn vui vẻ với hơi thở, hơi thở cũng vui vẻ và trở nên dễ chịu.

Một khi có được hơi thở dễ chịu, bạn đang trên đường đi tới. Hơi thở trở nên tốt đẹp đến nổi bạn chỉ muốn theo dõi nó. Có thể bạn đã nghe những chuyện này nhiều lần rồi, thậm chí đến mức phát chán, nhưng giờ bạn đang thực sự thực hiện nó. Bạn trở nên an lạc, và ý nghĩ về thời gian tu tập dài không còn làm bạn sợ nữa – nó giống như một kỳ nghỉ. Thiền bồi đắp, tăng trưởng và thăng hoa, còn bạn có được một thời điểm tuyệt vời nhất. Càng theo dõi hơi thở vào ra, bạn càng trở nên tĩnh lặng và an bình. Hãy nhớ. Tĩnh tâm, làm tâm lắng dịu là toàn bộ ý nghĩa của hành thiền.

Ở giai đoạn này, đừng đi tìm tri kiến. Đừng sa vào tư duy và cố hiểu mọi sự. Hãy hiểu sự tĩnh lặng – chỉ việc đó thôi. Chỉ một số ít người có khả năng làm cho tâm tĩnh lặng và an bình, vậy hãy trở thành một số ít ấy. Hãy xem bạn có thể tạo ra bao nhiêu tĩnh lặng, hay nói đúng hơn, có thể để cho bao nhiêu sự tĩnh lặng xảy ra trong tâm. Tâm thật sự lắng dịu sẽ tĩnh lặng đến nổi hầu như không có gì xuất hiện trong nó. Đừng sợ trạng thái u mê, một trạng thái có thể là kết quả ban đầu của tĩnh lặng. Sự u mê sẽ sớm biến mất, và sự tĩnh lặng trở nên sống động, mạnh mẽ, đầy sinh lực. Năng lượng tĩnh lặng là thứ chúng ta hướng tới. Trong thiền sâu hoàn toàn không có sự chuyển động nào, khi ấy bạn có nhiều năng lượng hơn cả một lò phản ứng hạt nhân.

Đây là sự tu tập tiệm tiến. Tâm càng ít dao động, nó càng có nhiều năng lượng, và qua thời gian quán sát, nó trở nên mạnh mẽ. Đến cùng, năng lượng ấy là sự sáng tỏ - trạng thái sáng tỏ đầy sức sống trong đó có sự chú tâm tự nhiên. Từ sự sáng tỏ ấy, bạn có được niềm vui và lòng trắc ẩn, khi đó, bạn dễ dàng đi sâu vào thực hành hơi thở tốt đẹp. Bạn đã đi qua điểm then chốt; bạn đã “leo qua”. Bạn không cần nổ lực nữa; trong quá trình bạn buông xả ngày càng nhiều, thiền định cứ vậy xảy ra. Chính ở giai đoạn này, việc thực sự buông bỏ “người thực hiện” – người kiểm soát, người suy nghĩ, người làm – mới rốt ráo. Hãy thử và xem điều gì xảy ra.


24 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 5

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 5

XOA DỊU CÁC VẤN ĐỀ

Tâm tĩnh lặng là một trạng thái tuyệt vời. Khi tâm đầy những ý nghĩ và xao nhãng, sớm hay muộn bạn sẽ rơi vào sự tiêu cực. Bạn biết một cuộc nói chuyện lê thê sẽ dẫn tới điều gì: có thể khởi đầu, bạn nói những thứ to tát, nhưng chẳng mấy chốc cuộc nói chuyện trở nên tiêu cực. Điều tương tự cũng xảy ra với ý nghĩ, vì thế hãy cẩn thận.

Càng trở nên tĩnh lặng, bạn càng có nhiều niềm vui. Vì thế hãy dành toàn bộ sự tập trung của bạn nhằm làm mọi thứ lắng dịu. Đừng quên lòng trắc ẩn, vì nó cũng có tác dụng xoa dịu. Nhân từ và trắc ẩn làm các vấn đề lắng xuống và xoa dịu nỗi đau. Nhân từ tạo ra sự lắng dịu bởi lẽ nó mang phẩm chất của thiền chỉ (samatha), làm tĩnh lặng và an ổn mọi thứ. Đặc biệt, nó làm cơ thể bạn dịu lại, chính vì thế việc chú tâm đến các cảm giác khiến cho chúng lắng xuống; những chỗ đau nhức trong cơ thể hay thậm chí sự bất an cũng có khuynh hướng biến mất. Và khi bạn hướng sự nhân từ, trắc ẩn đến tâm mình dưới hình thức chú tâm, nó có khuynh hướng làm dịu lại bất kỳ khó khăn, trục trặc hay lo lắng nào bạn có thể có. Sự chú tâm sẽ nói, “Đừng lo, mọi thứ sẽ tốt thôi. Bạn không phải bận tâm về những chuyện này. Bạn sẽ ổn”. Bạn làm mọi thứ dịu lại, và trong sự lắng xuống ấy, bạn thoát khỏi sự thao túng của suy nghĩ và nỗi đau của tiêu cực.

Tiêu cực là điều đáng sợ trong cuộc sống. Nhưng bạn luôn có lựa chọn thoát khỏi tiêu cực, xét lỗi, giận dữ, đau khổ, khó chịu, chán nản, hướng nó về sự an bình, tĩnh lặng, mạnh mẽ. Khi bạn chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại sẽ không tệ như vậy. Bạn cười với mọi người và họ cười lại, bạn quan tâm đến họ và họ quan tâm lại. Vậy nếu bạn chú tâm tới khoảnh khắc này, nó sẽ trở nên đẹp hơn nhiều.

Bất kể chúng ta đang để ý tới đối tượng nào, trạng thái tâm của chúng ta sẽ làm nó mang những phẩm chất tương ứng, khiến chúng ta thấy điều đó ở đối tượng. Nếu bạn tiêu cực, bất kỳ điều gì bạn nhìn vào cũng đáng sợ và tiêu cực, và khó mà yên với khoảnh khắc này vì nó chẳng tốt đẹp gì. Điều đó chẳng liên quan đên bản chất của khoảnh khắc hiện tại, chỉ là cách bạn đang nhìn nhận nó. Chính khía cạnh tâm lý trong sự chú tâm biến khoảnh khắc hiện tại thành khoảnh khắc dễ chịu, làm nó trở nên dễ quan sát. Bạn không cần chìm vào quá khứ, trôi tới tương lai hoặc trở nên bất an, vì bạn đang có giây phút tốt đẹp ở đây, ngay lúc này. Với sự yên lặng cũng vậy. Khi bạn quan tâm đến sự yên lặng của tâm – đến sự trống rỗng, đến khoảng không giữa các âm thanh lời nói – nó trở thành một điều tốt đẹp, bạn có thể ở yên đó. Thiền định đang thăng hoa và bạn đang đạt tới điều gì đó. Bạn cảm thấy tốt đẹp; bạn cảm thấy, “Mình thực sự đang hành thiền”.


23 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 4

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 4

NĂNG LỰC CỦA QUÁN SÁT

Sự chú tâm là người giám sát: bạn theo dõi mình đang làm gì, và bạn hiểu cách tâm trí đang vận động. Nếu không có quán sát, nếu chỉ đang tưởng tượng hay thậm chí ngủ gật, bạn sẽ không biết điều gì đang diễn ra, nên chỉ đang làm mất thời gian của chính mình. Thà có nữa giờ hành thiền tập trung, thực sự chú ý còn hơn là ngồi đó nhiều giờ u mê hay xao nhãng. Khi phát triển sự nhận biết dựa vào các cảm giác cơ thể, bạn đang khuyến khích phương diện đó của thiền, kỹ năng và sức mạnh cụ thể đó của tâm. Làm như vậy, lúc bạn xa lìa cảm giác cơ thể, quán sát đã được thúc đẩy và phát khởi; nó sẽ trở nên sắc bén. Vào lúc ấy, khi bạn tiến tới khoảnh khắc hiện tại hoặc sự yên lặng, quán sát đã có ở đó rồi.

Quán sát sẽ dõi theo hơi thở. Bạn biết sự chú ý có bắt đầu rời khỏi hơi thở không, do vậy bạn có thể đưa nó trở lại. Chức năng này của quán sát được gọi là “gác cửa”. Người gác cửa canh phòng kẻ gian. Anh ta chỉ cho vào những người nào được vào. Trong ví von về người gác cửa, người gác cửa được hướng dẫn chính xác ai được phép vào và ai không. Tất nhiên, nếu người gác cửa ngủ gậc, mọi hướng dẫn đều không còn tác dụng. Nhưng ngược lại, nếu người gác cửa tỉnh táo, cẩn thận theo dõi mọi người đi vào và đi ra, thế cũng chưa đủ. Người gác cửa phải vừa phải tỉnh táo và vừa hiểu biết các hướng dẫn. Với quán sát cũng vậy; phải vừa sắc bén để thấy điều đang diễn ra, và tuân theo hướng dẫn quán sát ở đâu và như thế nào. Nếu quán sát phát hiện ra sự chú tâm là không đủ hoặc bạn đang xao nhãng, nó có thể đưa ra hành động khắc phục. Đây được gọi là năng lực (indriya) của quán niệm (sati), và bồi đắp năng lực này là một điều quan trọng.

Thỉnh thoảng khi hành thiền, bạn mệt mỏi và buồn ngủ, nhất là sau khi ăn hoặc quá bận rộn. Đôi khi cơ thể bạn trải qua các chu kỳ; bạn rơi vào những giai đoạn năng lượng cao rồi thấp. Hoặc đôi khi bạn đơn giản chỉ là mệt. Nếu không phải lúc đi ngủ, hãy ngồi đó, đừng vật lộn với sự mệt mỏi. Có thể bạn không hoàn toàn nhận biết, nhưng đừng chống lại sự mệt mỏi. Nếu cứ ngồi đó và không chống lại, bạn sẽ không hao phí năng lượng vào sự tiêu cực. Thay vào đó, bạn mở rộng cánh cửa trái tim, nhân từ với sự mệt mỏi của mình, và nó thường không kéo dài quá lâu.

Một số cơn mệt mỏi chẳng qua là do lười biếng. Dù vậy, có sự khác biệt quan trọng giữa lười biếng về mệt mỏi thật sự. Trong lười biếng, bạn không phát triển quán sát – bạn cứ để bản thân buông xuôi vào trạng thái gọi là sự trốn tránh thực tại, có khi bạn làm vậy do tâm trạng tiêu cực. Nhưng đếu có chút sáng suốt, bạn biết nó không phải là điều tốt đẹp – cảm giác lờ đờ không phải là một trạng thái dễ chịu. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn phát triển nhận biết hơn nữa bằng cách thực hành chẳng hạn như quán sát cơ thể. Khi quán sát mạnh hơn, bạn cảm thấy tốt hơn nhiều, và có thể quán sát khoảnh khắc hiện tại, sự yên lặng, hoặc hơi thở - tóm lại, bạn có thể thiền định. Do có thể thiền định nên bạn tự tin và hạnh phúc hơn. Điều quan trọng, đặc biệt với người mới tu tập là biết mình có thể hành thiền. Đúng vậy, mình có thể làm được. Một khi nhận ra mình có thể hành thiền, bạn được khuyến khích và thúc đẩy để đi sâu hơn.

Phần khó khăn nhất của hành thiền là phần đầu tiên, nghĩa là trước khi bạn có được sự nhận thức về hơi thở, một sự nhận thức mang lại niềm vui, trạng thái mà tôi gọi là hơi thở đẹp. Phần thực hành này có thể có cảm giác buồn chán hoặc không thú vị. Đôi lúc, nó khó thực hiện và khiến bạn thấy thất vọng. Nhưng một khi đến được với hơi thở tốt đẹp, đây là điểm then chốt của hành thiền, bạn cứ đi tới. Vì vậy, vào ban đầu, hãy đặt mục tiêu rèn luyện đến được giai đoạn ấy và có niềm tin rằng bạn có thể làm được.

Một khi tới được chỗ đó, người thầy không còn quá quan trọng nữa. Tất cả những gì mà người thầy cần làm lúc này là đưa ra cho bạn hướng dẫn chính xác làm thế nào để đi sâu hơn. Bạn học nhanh vì thấy rằng thiền định thú vị và muốn thực hành. Bạn bị mê hoặc bởi cách thiền định hoạt động, và nó trở thành một thói quen mà bạn dành bao nhiêu thời gian cũng không đủ. Bạn đang có niềm vui với nó.

Quán sát quan trọng không chỉ trong hành thiền: nó nên được rèn luyện suốt ngày. Chẳng hạn khi bạn đang ăn, hãy quan sát những gì bạn đang làm. Không cần nghĩ hay nói. Một bài tập hữu ích là tập trung vào từng miếng ăn. Thay vì ăn một cách lơ đãng như hầu hết mọi người hay làm, hãy tập trung vào những gì bạn đang ăn lúc này. Thực hành như vậy, thiết lập quán sát trên những việc làm bình thường trong ngày, khi bạn ngồi xuống để thiền, sẽ dễ dàng quán sát cơ thể hơn nhiều, và cuối cùng là quán sát hơn thở. Vì vậy hãy bồi đắp những thực hành làm cho thiền xảy ra. Từng chút một, bạn tạo dựng thói quen của tâm, chẳng hạn sự nhân từ và nhận biết. Thiền trở nên dễ dàng hơn: bạn chỉ ngồi đó, và tâm tĩnh lặng.


22 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 3

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 3

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NIỀM VUI.

Một khi bạn đạt tới trạng thái nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng, thiền định trở thành niềm vui. Niềm vui ấy – sự hạnh phúc, thú vị, vui vẻ - là một trong những trải nghiệm thiền định quan trọng. Nó giữ bạn tiếp tục thực hành, giữ bạn không chán nản, bất an, rồi nghĩ “Làm sao mình vượt qua quãng thời gian này đây?” Chuyện đó xảy ra bởi bạn không có niềm vui nào từ việc hành thiền. Nếu bạn có niềm vui, bạn nghĩ, “Thời gian này thật tuyệt vời!”

Niềm vui trong thiền định không đến từ chỗ sử dụng năng lực của ý chí, sự cưỡng bức, hay có nhiều khát khao và kỳ vọng. Niềm vui đến từ sự tĩnh lặng. Bằng cách thực hiện sự chú tâm đến cơ thể, bạn đang phát khởi năng lực tỉnh táo trước những gì đang làm. Và vì chú tâm nên bạn không thúc bách. Đó là lúc niềm vui có thể khởi lên.

Bằng cách phát triển sự chú tâm, bạn cũng đang tránh cảm giác tiêu cực và tìm lỗi, vốn gây ra rất nhiều vấn đề trong hành thiền. Có những khi chúng ta trở nên tiêu cực đến mức bắt đầu nghĩ, “Mình không làm được chuyện này. Mọi thứ vô vọng, việc tu tập thật vô vọng; cuộc đời thật vô vọng”. Tất cả những tiêu cực ấy bị sự chú tâm tiêu trừ. Do chú tâm, nên bạn có cái tâm tốt đẹp, cởi mở, nhẹ nhàng. Nếu bạn thấy mình đang có sự tiêu cực khi nhận thức các cảm giác cơ thể, hãy dùng sự chú tâm để “vuốt ve” các ý nghĩ tiêu cực ấy. Khi xoa dịu các ý nghĩ và cảm giác tiêu cực, bạn sẽ tránh biến chúng thành các vấn đề lớn lao.


21 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 2

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

BÀI 2

THỰC HÀNH QUÉT TOÀN THÂN ĐỂ XOA DỊU SỰ BẤT AN

Quét toàn thân là một kỹ thuật hữu dụng cho tâm trí bất an. Đây là một trong các phương pháp thiền được nhiều người ưa thích, họ chủ yếu là những người rất bận rộn. Họ bất an đến nỗi bày cho họ thứ gì đó để họ làm là vô cùng có tác dụng. Bằng cách dần dần để ý các cảm giác trên cơ thể, từ ngón chân cho tới đỉnh đầu, họ đã thực sự bình tâm lại. Đây là một phương pháp thiền chủ động, tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Không có nhiều cơ hội cho suy nghĩ xảy ra, bởi vậy, đến cuối thực hành ấy, họ thực sự khá tĩnh lặng – mà đây là một điều đáng kinh ngạc. Tất nhiên, một số người biết làm thế nào tiến sâu hơn để thực hành tiếp từ đó, và một số người lần đầu tiên đã đi vào trạng thái thiền tốt đẹp.

Điều đáng kể là khi nghe ai đó nói, “Thật dễ dàng, tôi đã rất tập trung. Tôi chẳng nghe thấy gì. Thực sự tôi chỉ hướng vào trong. Tuyệt vời”. Những người có khả năng nhập thiền sâu đôi khi lại là những người ít kỳ vọng nhất. Đó thật sự là điều tuyệt vời, và nhiều khi nó bắt đầu với việc quán thân.

Do thấy những kết quả ấy, tôi muốn khuyến khích kiểu thực hành này. Khi bạn đang tọa thiền, đừng chỉ ngồi đó, không làm gì cả hoặc ngủ gật. Đừng chỉ ngồi đó và suy nghĩ về đủ thứ chuyện. Hãy sử dụng bài tập quán thân này. Đây không phải là hiểu về cấu tạo của cơ thể mà là một kiểu suy ngẫm về thân. Tuy nhiên, bài tập này không hữu dụng lắm sau khi bạn đã đi vào các cảnh giới thiền định. Thay vào đó, chỉ nhận thức cảm giác trên cơ thể. Hãy sử dụng dụng một kỹ thuật khác trong các quá trình thiền hành của mình.

Bạn sẽ bớt rơi vào chán nản hơn nếu có nhiều kiểu thiền khác nhau, mà chán nản là điều hay xảy ra nhất vào thời kỳ đầu tu tập. Nếu ngay từ sớm, bạn phát triển sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng bằng cách sử dụng những kỹ thuật như quán thân, sau một thời gian, nó bắt đầu “ngấm”, nó trở nên tự nhiên hướng về khoảnh khắc hiện tại, về phía yên lặng. Bạn càng hướng về thứ đó và càng rèn luyện trong thực hành này, nó càng tự nhiên. Đây là ý nghĩa của luyện tâm, là cách nó hoạt động. Nó giống như tập tennis. Huấn luyện viên đánh quả bóng về cùng một góc sân, và người tập tennis sẽ luyện cú đánh thuận tay hết lần này đến lần khác. Họ lặp lại động tác vô số lần, và do lặp đi lặp lại cùng một hành động nên nó trở thành thói quen. Cũng tương tự, bằng cách phát triển sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng, nó trở thành thói quen.


20 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 2 - BÀI 1

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 2

ĐƯA TÂM VỀ HIỆN TẠI

Khi tu tập, bạn cần hết sức thoải mái. Bạn nên thư giãn, thoải mái hòa nhập bản thân. Từng chút một, khi thâm nhập sâu hơn vào thiền định, bạn có khuynh hướng tạo được một thói quen tốt đẹp. Bạn sẽ thấy thật tuyệt vời khi có phần lớn thời gian trong ngày dành cho thiền định.

Nhưng trong hoàn cảnh mà những chuyện bên ngoài hầu như không gây ra chướng ngại hay cản trở, bạn sẽ sớm thấy rằng những chướng ngại và cản trở lớn nhất không đến từ bên ngoài mà từ trong tâm mình. Có thể bạn rơi vào đơn điệu, bất an, vọng tưởng, buồn ngủ hay thất vọng bởi quá nhiều thời gian cô độc. Lúc này, quan trọng là dành thời gian cho thiền định. Nếu không có sự cô độc và thời gian để đối diện tâm mình, bạn sẽ không bao giờ nhận ra những chướng ngại ấy vốn đã có ngay từ đầu.

BÀI 1

QUÁN THÂN VÀ CHÚ TÂM

Một trong những kỹ thuật hành thiền hữu ích mà bạn có thể sử dụng, nhất là đối với người bận rộn, là quán sát cơ thể. Một khi tâm đã xáo động, thông thường khó mà bình tâm ngay được. Thay vì đi thẳng vào nhận thức khoảnh khắc hiện tại, vào sự yên lặng, hơi thở, tâm từ (metta), hay bất cứ lối tu tập nào khác mà bạn sử dụng, hãy ngồi xuống, nhận biết các giác quan và cảm nhận trên cơ thể. Tập trung vào các cảm giác ấy trở nên dễ chịu hơn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn mệt mỏi hoặc bị bệnh. Và việc đó không quá khó.

Để thực hiện thật sự có hiệu quả kiểu thực hành này, hãy sử dụng sự chú tâm. Chú tâm không chỉ là nhận thức, mà còn nhìn nhận những cảm giác ấy với sự nhẹ nhàng và từ bi. Không chỉ nhận biết các cảm giác ấy, bạn còn ân cần, nhẹ nhàng với chúng. Sự ân cần, nhẹ nhàng kết hợp với nhận biết khiến việc chú tâm vào đối tượng cũng như xoa dịu nó dễ dàng hơn. Chẳng hạn khi tọa thiền, nếu bị đau ở đầu gối hoặc một chỗ căng cứng nào đó trong cơ thể, bạn sẽ thấy việc sử dụng nhận biết kết hợp một chút từ bi với mình khiến bạn dễ duy trì sự chú tâm trên cơ thể.

Tôi thấy kiểu tu tập này rất có tác dụng trong những trường hợp như thiền hành. Khi đang thiền hành, sau một lúc, cơ thể tôi nóng lên, và thỉnh thoảng khi ngồi xuống, nó có chút mệt và đau. Cảm giác cơ thể mà tôi cảm thấy là rất rõ; chúng khá nổi bật và dễ tập trung vào. Đây là một đối tượng dễ thực hành cho người bắt đầu tu tập, nó làm tâm không lạc đi chỗ khác. Nó cũng làm cơ thể dịu xuống khi thay đổi từ trạng thái thiền hành có hoạt động sang trạng thái thiền tọa không hoạt động. Đây là một cách để tập trung mà không đánh mất sự nhận biết.

Tập trung vào một chỗ đau với sự chú tâm cũng giúp xoa dịu nó. Kinh nghiệm riêng của tôi cho thấy viêc tập trung với sự chú tâm vào cảm giác đau hoặc bệnh trên cơ thể có khuynh hướng làm chúng bớt đi. Có vẻ chúng đáp ứng không chỉ với sự nhận thức hướng về phía chúng, mà cả với sự ân cần trong cách bạn nhìn nhận chúng. Lấy thí dụ sự trì tụng mà các tu sĩ thực hiện cho người bệnh. Nếu bạn tập trung vào những người này, lan tỏa sự ân cần yêu thương, hay tâm từ, về phía họ, nó có tác động tích cực. Hãy tưởng tượng nếu tự thực hành tâm từ với bản thân thì sẽ như thế nào. Do bạn gần gũi với chính mình hơn bất kỳ ai khác, việc lan tỏa sự chú tâm tới các bộ phận của cơ thể có thể tác động lớn về mặt thể chất. Và đôi lúc, đặc biệt khi bạn nhập định sâu và tâm có năng lực lớn, bạn sẽ thấy tác dụng của nó. Bạn có thể “hạ gục” một cơn đau bằng sự ân cần, và nó biến mất vì năng lực của tâm bạn rất mạnh. Cứ đặt sự chú tâm ở đó với một chút ân cần, nó sẽ có tác động gần như ngay lập tức. Quán sát kết hợp với tâm từtâm bi có năng lực đáng kinh ngạc. Nếu bạn bị bệnh, nhức mỏi hay đau đớn – và sẽ ngày càng bị nhiều hơn khi già hơn – hãy sử dụng sự chú tâm. Về sau, khi tọa thiền và theo dõi hơi thở, thực hành này đem lại lợi ích to lớn.

Bằng cách dõi theo các cảm giác trên cơ thể - bất kể cảm giác gì đang có ở thời điểm cụ thể ấy – và quan tâm đến chúng, bạn đang thực hiện điều tôi gọi là “yên lặng nhận biết khoảnh khắc hiện tại”. Khi bạn quán sát các cảm giác của cơ thể, sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng tự nó xảy ra. Không có gì nhiều để nói về những cảm giác này, dù chúng dễ chịu hay đau đớn. Đó là bởi chúng không gây ra những ý nghĩ, những khái niệm hay lời nói rằng chúng là một đối tượng hành thiền giúp xoa dịu tâm trí. Bằng cách tiếp xúc với cảm giác thay vì với suy nghĩ, bạn tạo ra một cây cầu rất hữu ích từ thế giới bên ngoài đến sự nhận biết khoảnh khắc hiện tại trong yên lặng, rồi đến nhận biết hơi thở.


17 thg 4, 2023

HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT - CHƯƠNG 1 (gộp bài)

TIÊU TRỪ BẢN NGÃ ĐỂ ĐẠT ĐẾN PHÚC LẠC VÔ TẬN

Thiền sư Ajahn Brahm

CHƯƠNG 1

BỨC TOÀN CẢNH

Dù bạn đang ở đâu - trong tu viện, trong thành phố, trên những con đường rợp bóng cây - lúc này lúc khác, bạn sẽ gặp các trục trặc, khó khăn. Đây chẳng qua là bản chất của cuộc sống. Vì vậy, khi có vấn đề về sức khỏe, bạn không nên nói: “Có gì đó không ổn với tôi – hôm nay tôi bệnh”; thay vào đó, bạn nên nói: “Có gì đó đúng với tôi – hôm nay tôi bệnh”. Bản chất của cơ thể con người là thi thoảng bị bệnh. Cũng vậy, bản chất của hệ miễn dịch là không miễn dịch vào lúc bạn không ngờ tới, bản chất của máy móc là lâu lâu bị hỏng. Cuộc sống tự nhiên là vậy. Dù có vật lộn, cố gắng làm cho cuộc sống diễn ra êm ả cho bản thân và người khác, chúng ta cũng không thể đảm bảo điều ấy xảy ra.

Mỗi khi bạn rơi vào đau buồn, bực tức hay khó khăn, hãy luôn nhớ tới một trong các ý nghĩa sâu xa của khổ: bạn đòi hỏi cuộc đời một thứ nó không thể cho bạn. Chúng ta kỳ vọng cuộc đời những thứ không thể. Chúng ta đòi hỏi mọi chuyện hoàn hảo, mọi vật hoàn hảo, tất cả những gì chúng ta nỗ lực xây dựng, định hướng, và thu xếp diễn ra hoàn hảo vào đúng lúc, đúng chỗ. Tất nhiên, đó là đòi hỏi một thứ không thể được. Chúng ta đòi hỏi sự giác ngộ, ngay ở đây và bây giờ. Nhưng đó không phải cách mà vũ trụ này vận hành. Nếu bạn đòi hỏi một thứ mà cuộc đời không thể trao cho bạn, thì bạn nên hiểu rằng mình đang đòi hỏi sự khổ.

Vậy nên, dù đang làm việc hay hành thiền, hãy chấp nhận rằng thi thoảng mọi thứ sẽ không ổn. Việc của bạn là không đòi hỏi những gì cuộc đời không thể cho bạn. Việc của bạn là quan sát. Việc của bạn là không phải cố gắng thúc đẩy cuộc đời diễn ra theo cách bạn muốn. Việc của bạn là hiểu, chấp nhận, và buông xả. Càng chống lại thân tâm, chống lại cuộc đời, bạn càng gây thêm thiệt hại và càng rơi vào đau khổ.

Đôi lúc, khi thấu hiểu và đứng lùi lại khỏi mọi sự việc hằng ngày, chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh. Chúng ta thấy không có gì không ổn với người khác, không có gì không ổn với chính mình, không có gì là không ổn với đời. Chúng ta sẽ hiểu rằng, “không ổn” chẳng qua là điều tự nhiên của cuộc sống - đó cũng là điều Đức Phật nói tới trong chân lý cao quý đầu tiên về khổ (1). Bạn cố hết sức làm cho cuộc sống này ổn thỏa, làm cơ thể bạn, tâm trí bạn an ổn - nhưng rồi mọi thứ cứ không ổn.

---------------------------------------------------

(1) chân lý cao quý đầu tiên về khổ: gọi là Khổ Đế. Khi Đức Phật giác ngộ, đầu tiên Ngài đã thuyết giảng về chân lý cao quý Tứ Diệu Đế (Khổ đế - Tập đế - Diệt đế - Đạo đế) cho năm anh em Kiều Trần Như  - Kinh Chuyển Pháp Luân.


BÀI 1

HIỂU RẰNG KHỔ LÀ ĐỘNG LỰC CHO TU TẬP

Sự suy ngẫm về khổ (dukkha), là một phần quan trọng của tu tập Phật giáo đích thực. Chúng ta không cố gắng kiểm soát khổ; thay vào đó, cố gắng hiểu nó bằng cách xem xét nguyên nhân của nó. Đây là điểm quan trọng trong tu tập, vì hầu hết mọi người khi rơi vào khổ thường phạm sai lầm là trốn chạy khỏi nó hoặc cố gắng thay đổi nó. Họ đổ lỗi cho máy móc trục trặc, nhưng đương nhiên máy móc là thế. Mọi thứ bất ổn, thế là chúng ta khổ. Vì vậy chúng ta nên đổi thái độ, đừng cưỡng lại. Khi không chống lại cuộc đời và bắt đầu hiểu về khổ, chúng ta có một phản ứng khác. Nó được gọi là nibbidà hay trí tuệ chán ghét.

Phản ứng được gọi là nibbidà này đến từ chỗ hiểu bản chất của thân tâm và thế gian, chúng chỉ là vô thường, khổ và vô ngã. Bạn hiểu bản chất của việc tu tập Phật Giáo, của việc thiền định mỗi ngày. Bạn biết sẽ có điều không hài lòng và sẽ có vấn đề. Bạn đủ sáng suốt để không trốn chạy những vấn đề hoặc thay đổi chúng. Bạn hiểu rằng vấn đề là cố hữu trong kết cấu của luân hồi (samsara). Đây là một trong những tri kiến lớn của Đức Phật, thúc đẩy Ngài nói ra bài thuyết pháp đầu tiên, Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutra).

Khi bạn nhận ra khổ là cố hữu trong vòng luân hồi, điều đó thay đổi phản ứng của bạn. Giống như có một quả táo thối rữa và bạn cố gắng bỏ những phần thối rữa để sử dụng phần còn lại. Khi có trí tuệ, bạn sẽ thấy toàn bộ trái táo bị thối rữa, và phản ứng tự nhiên là chán ghét - bạn chối bỏ toàn bộ trái táo, quăng nó đi. Bạn không cần đến nó, có thể buông xả nó. Điều quan trọng là hiểu nỗi khổ trong cuộc đời, thấy được tại sao sự khổ và sự không hài lòng là không thể tránh được. Bạn không bao giờ có khả năng kiểm soát nó, loại bỏ nó hay làm cho nó thành ổn thỏa hơn.

Khi chúng ta suy ngẫm và hiểu như vậy, nó cho chúng ta động lực và sự khích lệ để tu tập. Theo kinh văn (sutta), khi Đức Phật thấy người ta già đi, mắc bệnh và chết, vậy là đủ để thúc đẩy Ngài tìm giải pháp cho khổ. Ngài nhận ra rằng già, bệnh, chết là điều tự nhiên mà Ngài chưa vượt qua được. Bởi vậy, Ngài có động cơ lên đường tìm sự chấm dứt những vấn đề này.

Từng vấn đề kể trên cũng là những gì đợi bạn trong tương lai. Đây là thứ chắc chắn: bạn sẽ già đi, mắc bệnh và chết. Bạn chẳng thể làm gì để thay đổi sự việc. Đây là những thực tế về sự tồn tại của bạn, về cơ thể bạn và về mọi thứ khác. Mọi thứ rồi sẽ già đi, phân hủy và biến mất - mọi thứ bất ổn và sụp đổ. Đức Phật khi ấy đủ sáng suốt để biết rằng, dù với tất cả những phẩm chất tâm linh cao quý và công đức đã tích lũy, Ngài cũng không tránh được nỗi khổ ấy. Và Ngài cần một phản ứng khác: thấu hiểu nó.


BÀI 2

XA LÌA

Kinh Chuyển Pháp Luân dạy, chân lý cao quý đầu tiên phải được thấu hiểu. Nói cách khác, bạn không cố gắng chiến thắng nổi khổ, bạn không cố gắng thay đổi nó, bạn không cố gắng làm cho nó tốt hơn hay trốn chạy khỏi nó; bạn hiểu nó. Những thời điểm khó khăn là những cơ hội tuyệt vời để đối mặt với khổ, hiểu nó trọn vẹn mà không chọn cách dễ dàng là trốn chạy.

Phản ứng tự nhiên của hầu hết mọi người là mỗi khi khổ hay khi có vấn đề gì đó xảy ra là trốn chạy; họ chìm đắm trong tưởng tượng, xem phim, lướt web, táng gẫu, uống rượu hay cà phê, hoặc đơn giản là đi dạo. Chúng ta thật ra đang cố tránh điều gì? Chúng ta đang chìm vào những tưởng tượng ấy vì cái gì? Nó là phản ứng theo thói quen của chúng ta trước việc mọi thứ không đủ tốt, không làm thỏa mãn. Nếu thật sự muốn đi tới đâu đó, bạn phải trở nên sáng suốt và tự do, Đức Phật nói rằng, bạn phải thấu hiểu về khổ.

Khi bắt đầu tìm hiểu, bạn nhận ra rằng chúng ta đều trải qua khổ. Trong Trưởng lão ni kệ (Therigatha) có một câu chuyện nổi tiếng về Kisagotami. Cách Đức Phật đưa Kisagotami thoát khỏi sự đau khổ do cái chết của con trai bà, sự giảng dạy làm bà thấy rõ rằng mọi người khác cũng chết: cái chết của con trai bà không phải là một sự kiện duy nhất trong thế gian này, mà gắn liền với mọi cái chết khác. Đức Phật muốn Kisagotami hiểu được cái khổ gọi là chết. Chết là điều tự nhiên; nó là một phần trong cách thức vận hành của sự vật. Nó ở mọi nơi; không ai trốn được nó. Vì vậy thay vì cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách đưa con mình trở lại cuộc sống, Đức Phật dạy bà Kisagotami hiểu được bản chất của vấn đề.

Khi hiểu, chúng ta không phải cứ thế chấp nhận số phận, bởi vì như vậy cũng không hẳn tốt đẹp. Nghĩ “Thôi kệ, đây là cách mọi thứ phải vậy!”, không phải phản ứng đúng. Khi có sự thấu hiểu về khổ, chúng ta hiểu mình đang tham dự vào điều gì, đời thật sự là như thế nào, lúc ấy phản ứng tự nhiên chỉ có một. Không phải cố gắng chạy trốn hay chấp nhận mọi điều xảy đến, mà là sự chán ghét.

Trí tuệ chán ghét có nghĩa là hiểu được bản chất vô thường của thế gian và xa lìa hay xả bỏ. Chúng ta thoát khỏi thứ ràng buộc. Cố gắng thay đổi mọi thứ chỉ khiến bạn dính mắc vào mọi thứ nhiều hơn, và chấp nhận mọi thứ cũng giữ bạn dính mắc vào. Xa lìa nghĩa là bạn để những thứ ở đó như vậy, không bận tâm hay lo lắng về chúng. Bạn chỉ ở đó, không can thiệp vào điều bạn đang trải qua. Bằng cách bạn không đưa bản thân vào điều bạn đang trải qua, bạn đứng lùi lại khỏi cuộc sống. Nó gần giống như từ bỏ, một kiểu từ bỏ làm cho mọi thứ biến mất.

Bạn đọc trong kinh văn rằng Đức Phật, bởi từ bi, nên biết cách khiến mọi người dứt bỏ ý nghĩ. Đôi lúc mọi người sa vào chuyện trò vì họ không có việc gì tốt hơn để làm. Đằng nào bạn cũng không có được câu trả lời về Pháp (Dhamma) đích thực bằng cách đặt các câu hỏi. Bạn chỉ có được những câu trả lời bằng cách ngồi tĩnh lặng và dứt bỏ tư tưởng, không phải bằng cách thúc đẩy nó hơn nữa. Vì vậy, khi có người hỏi tôi, tôi cố gắng đưa ra câu trả lời ngắn gọn nhất có thể. Đây là cách tôi giúp mọi người thoát khỏi chuyện phiếm.

Bạn nên xa lìa những thứ trong đời cũng theo cách như vậy. Sao phải sa vào tất cả những thứ này? Hãy nhìn vào chúng và nhận ra chúng chỉ gây khổ cho bạn: chúng chỉ khiến bạn mệt mõi và bực bội. Thông qua nibbidà (tuệ chán ghét), tất cả những đối tượng của giác quan mất dần tầm quan trọng.


BÀI 3

"KHÔNG PHẢI VIỆC CỦA TÔI"

Khi suy ngẫm về cuộc sống, bạn đi đến chỗ nhận ra nó hoàn toàn không thể kiểm soát được. Và bất cứ thứ gì không thể kiểm soát được thì không phải việc của bạn. Đó là một câu nói đơn giản nhưng tuyệt diệu mà tôi dùng trong tu tập, và tôi cũng khuyến khích người khác dùng. Dù bạn đang trải qua điều gì, ở bất kỳ nơi đâu, dù điều gì đang xảy ra trong thực tại hay trong ý nghĩ, hãy nói với nó: “Không phải việc của tôi”. Chuyện ai đó có thái độ không đúng hay nói gì với bạn, đó không phải việc của bạn; nó là nghiệp (1) của họ, không liên quan gì đến bạn.

Nếu bạn nhạy cảm với lời nói của người khác, để chúng làm tổn thương hay bị xúc phạm, bạn nên nhớ đến lời dạy của Đức Phật khuyên con trai mình là Rahula: Hãy như đất. Người ta vứt rác ra đất, giẫm đạp lên đất, làm những điều tồi tệ với đất, nhưng đất không bao giờ phàn nàn; nó đơn giản chấp nhận mọi thứ. Người ta cũng làm những điều tốt đẹp trên đất. Họ trồng cây, làm vườn, hay xây nhà cửa. Nhưng đất cũng không phản ứng, dù có bất cứ điều gì xảy ra với nó.

Vì thế hãy giống như đất. Dù mọi người nói, hay làm gì, đừng xao động. Nếu họ khen, hay chê bạn, đó là việc của họ, đừng xao động. Không cần phải bị tác động bởi lời nói và hành động của người khác, dầu lời nói ấy tốt hay xấu. Khi bạn có thái độ “Không phải việc của tôi”, nó sẽ không bao giờ làm bạn bực dọc.

Với cơn đau trong cơ thể và bệnh tật cũng vậy. Khi hành thiền, hãy nhắc mình nhớ rằng chúng không phải việc của bạn; chúng là việc của cơ thể - hãy để cơ thể quan tâm đến chúng. Như vậy thực ra là một cách hiệu quả để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Một điều lạ là, khi bạn càng lo âu, quan tâm tới cơ thể, nó càng trở nên tệ hơn. Nếu bạn xa rời cơ thể, ngồi tĩnh lặng, để tâm trí trở nên buông xả, cơ thể biến mất, nó có khuynh hướng tự chữa lành. Thông thường, khi bạn cố gắn kiểm soát và sắp xếp mọi thứ, chúng dường như tệ hơn, với cơ thể cũng vậy. Đôi lúc, khi bạn để mặc nó và chỉ thư giãn, cơ thể trở nên thoải mái đến mức nó tự chữa lành. Vì vậy, hãy buông xả và quên nó đi.

Tôi biết rất nhiều tu sĩ, dưới tác động của hành thiền, các vấn đề bệnh tật của họ biến mất. Lần đầu tiên tôi thấy điều đó là với Ajahn Tate. Hồi tôi mới tới Thái Lan năm 1974, ông đang nằm viện vì bệnh ung thư không thể chữa khỏi. Họ đưa ra các cách điều trị tốt nhất, nhưng chẳng điều gì có tác dụng, bởi vậy họ gửi trả ông lại tu viện. Và hai mươi lăm năm sau ông mới chết. Đó là một ví dụ về điều xảy ra khi hành thiền. Tóm lại, bạn xa lìa mọi thứ - nibbidà (chán ghét) khởi lên – và tâm trí trở nên buông xả. Nó đã chứa đủ rồi và bạn thấy chúng tan đi.

Đây là quá trình mà kinh văn nói tới: trí tuệ chán ghét (nibbidà) dẫn tới sự không chấp thủ (viraga), hay không còn dính mắc. Một khi bạn coi điều gì đó không phải việc của mình, nó mất dẫn khỏi thế giới của bạn. Tâm trí không còn sa vào nó nữa; tâm trí không nghe, thấy, cảm nhận, hay biết về nó. Điều này diễn ra như sau. Bất kể điều gì mà bạn bám vào đều choán chỗ của tâm trí - đó là nơi tâm trí tìm được chổ để dựa và phát triển. Bạn đang tạo ra những chấp thủ. Là người hành thiền tôi thấy rất rõ chúng tạo ra thế giới cho chính mình. Nhưng khi bạn “xa lìa”, ở đó không có việc gì của bạn, và do bạn không lưu tâm đến nó nữa, nó biến mất khỏi tâm trí. Khi đã chán ghét, thực tế bạn đang “phá bỏ” thế giới quan của mình - những chấp thủ - mà chính bạn tạo nên.

------------------------

(1) nghiệp: Theo tiếng Sanskrit gọi là karma, Pàli gọi là kamma, có nghĩa là hành động có tác ý hoặc có ý thức (volitional action). Nói cách khác, nghiệp luôn  được bắt nguồn từ những tạo tác của ý chí thông qua những hoạt động của thân, miệng tác động đến đối tượng, gọi chung là tam nghiệp. Khi một hành động (tạo tác) nếu không phát sinh từ ý chí thì không thể gọi là nghiệp, mà hành động ấy được gọi là hành động duy tác.


BÀI 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Đã bao nhiêu lần bạn cố gắng giải quyết “vấn đề”? Bạn sẽ cố giải quyết nó không chỉ đến tận lúc chết, mà còn trong nhiều kiếp sống tiếp theo. Thay vì vậy, hãy hiểu rằng thế gian này chỉ là trò chơi của các giác quan. Chính năm uẩn (khandha) đang làm việc của chúng; chẳng có gì liên quan đến bạn.

Là người hành thiền, tôi thường tự hỏi: “Sao âm thanh lại khiến mình xáo động?” Dù là âm thanh của một con chim ngoài kia, ai đó ho, hay dập cánh cửa, sao mình lại nghe? Thông qua quán sát âm thanh và hiểu cách nó vận hành, rõ ràng lý do duy nhất tôi nghe là bởi tôi hướng sự chú ý ra ngoài để nghe. Có sự tham gia tích cực vào thế giới âm thanh. Vì lẽ đó, nó gây phiền não. Ajahn Chah từng nói, “không phải âm thanh khiến bạn xáo động; chính bạn làm xáo động âm thanh”. Đó là câu nói sâu xa, rất có ý nghĩa. Tôi dùng câu nói ấy để hiểu bản chất của âm thanh, tại sao nó gây xáo động như vậy.

Khi ai đó mạt sát bạn, bạn không cần lắng nghe. Chúng ta lắng nghe bởi vì chúng ta quan tâm đến nó; chúng ta tham dự và dính mắc vào thế giới của âm thanh. Nhưng khi nhận ra âm thanh chỉ là âm thanh, đúng như bản chất của chúng, ta đạt được sự buông xả. Có những âm thanh dễ chịu, có những âm thanh khó chịu. Một số loài chim có giọng hay, một số loài kêu thật khủng khiếp. Nhưng đó không phải lỗi của chúng; chẳng qua bản chất chúng là vậy. Với con người cũng thế; có những người như quạ và có những người như chim sơn ca; một số nói dễ nghe, một số nói giọng kinh khủng. Đó là điều tự nhiên vậy thôi. Chẳng có gì liên quan đến chúng ta, bởi vậy chúng ta nên xả bỏ.

Khi thông qua nibbidà (tuệ chán ghét), chúng ta xa lìa những thứ ấy, chúng tan đi. Khổ tan đi bởi nguyên nhân của khổ tan đi. Thế gian mà chúng ta nhận thức bằng giác quan bắt đầu biến mất khi ta không còn quá bận tâm tới việc thay đổi nó. Thông qua nibbidà, chúng ta xa lìa và chối bỏ nó. Đây là bởi sự chán ghét đến từ chỗ thấy thế gian thật sự như nó là. Với cái nhìn ấy, chúng ta đi theo một hướng khác với phần còn lại của thế gian.


BÀI 5

NGƯỜI MANG THÔNG ĐIỆP CHÂN LÝ

Một cách khác để nhìn vào sự xa lìa thế gian là xem đó như một sự dịch chuyển vào tâm trí, vào vùng trung tâm của sự yên lặng. Đôi lúc, bạn có thể thấy gia đình, bạn bè hay thế gian cứ lôi kéo bạn ra ngoài - ra khỏi trung tâm của mình. Bạn cảm nhận sức lôi kéo ấy. Cả đời bạn cứ bị lôi kéo như vậy, nhưng điều đó có làm bạn hạnh phúc không? Đừng nghĩ rằng bạn có thể thoát khỏi nỗi khổ vì những cuộc vui, những dục lạc, hoặc bạn cho rằng mình đặc biệt và sáng suốt hơn người khác. Nghĩ rằng bạn giỏi hơn, rằng bạn có thể tránh khỏi những vấn đề mà người khác phải đối mặt trong cuộc sống, đó chẳng qua là sự kiêu ngạo của bản ngã.

Khi còn nhỏ, tôi cũng có những đam mê tưởng tượng. Tôi học cách không để chúng chi phối tôi bằng việc xem chúng dẫn tới một kết luận logic nào. Tôi sẽ nghĩ: “Rồi thì sao? Rồi thì sao?” và sẽ không dừng lại chừng nào chưa có được một bức tranh trọn vẹn. Với những đam mê, tưởng tượng.., câu “Rồi thì sao?” khiến chẳng còn gì vui vẻ, bởi “rồi thì sao?” chỉ còn lại sự trống rỗng. Không có màu sắc, sự tươi sáng, niềm vui và hạnh phúc gì nữa, vì cái “rồi thì sao” sẽ là tất cả những gì mọi người đều trải qua. Khi phần vui vẻ mất dần và tan đi, bạn trở lại nơi bạn đã bắt đầu. Và bạn vẫn chưa hiều gì về cuộc sống. Bạn đang cố đi qua, có được vài khoảnh khắc dễ chịu và vui vẻ. Để đến cuối cùng bạn đang trôi lăn về phía tuổi già và sự xa cách những người thân yêu. Ý nghĩa gì chứ? Nhưng nếu đi theo con đường nibbidà, bạn là người sáng suốt. Bạn đã trải qua khổ đủ rồi, nghĩa là đã có đủ dữ liệu để xử lý. Hãy suy ngẫm về nỗi khổ ấy khi bạn gặp khó khăn và nuôi dưỡng nibbidà (tuệ chán ghét).

Khi tu tập, có lúc bạn cảm thấy buồn tủi. Nếu bạn chỉ đang ngồi đó và không biết làm gì – không muốn tọa thiền, đi lại hay đọc sách, và thật sự chán ngấy – hãy quán xét sự buồn chán đó. Nếu bạn tìm hiểu nỗi khổ, không có khoảnh khắc nào mà bạn không thể tận dụng hay khai thác cho sự trưởng thành của mình. Rèn luyện tâm không phải ở chỗ kiểm soát sự việc mà là hiểu chúng. Hãy xem những khó khăn và thất vọng như những thiên sứ (devaduta) – những người mang thông điệp chân lý, tới để dạy bạn về Pháp.

Ajahn Chah luôn gọi những sự việc như vậy là Kruba Ajahn – người thầy lâu năm. Kruba Ajahn không sống trong một tu viện cụ thể nào đó. Đó là một Kruba Ajahn tưởng tượng. Kruba Ajahn thật sự sẽ ở trong căn phòng của bạn khi bạn thức dậy buổi sáng và mệt mõi đến nỗi không muốn ra khỏi giường. Kruba Ajahn sẽ ở đó khi bạn đang tọa thiền thời gian dài mà chẳng đi đến đâu. Kruba Ajahn đích thực sẽ ở đó khi bạn đang tu tập, tự hỏi mình đã đạt được những gì. Khi bạn sắp nhập định thì một con quạ tạo ra tiếng ồn lớn, hoặc bất kỳ trường hợp nào khác khiến bạn thật sự thất vọng và vỡ mộng – đó là Kruba Ajahn. Nó phải được suy ngẫm, lắng nghe và thấu hiểu.


BÀI 6

DỊCH CHUYỂN VÈ PHÍA TRỐNG RỖNG

Khi thấu hiểu nổi khổ thế gian, bạn thấy thế gian như một đống rác. Do là rác nên bạn xa lìa. Khi xa lìa, nó tan đi, sự chấp thủ cũng tan đi. Đây là điều tự nhiên. Bạn không phải làm cho nó tan đi. Nó không phải do lựa chọn ý chí hay do nghĩ “Mình muốn từ bỏ những người này, những vật này”. Bạn không cần từ bỏ bất kỳ điều gì. Chỉ là chúng không còn là mối bận tâm của bạn nữa. Khi bạn biết chúng không phải là mối bận tâm của mình, chúng tan dần và biến mất. Đây là ý nghĩa xâu xa hơn của đơn giản hóa và từ bỏ của cải. Bạn không chỉ từ bỏ những món đồ vật chất mà cả những “của cải trong tâm” – những thói quen và hận thù cũ, những cách nhìn nhận sự việc cũ mà bạn bám vào và chấp thủ. Bạn chối bỏ tất cả những gì khiến mình mệt mỏi, khiến mình bị câu thúc và giới hạn.

Hầu hết mọi người đều là những tù nhân bị giam hãm bởi quá khứ của mình. Họ đồng nhất bản thân với quá khứ, coi nó là con người họ, bản ngã (atta) của họ. Do họ xem mình là quá khứ, nó trở thành mối bận tâm của họ, họ dính mắc vào nó, vậy là chịu khổ. Nhưng họ không cần làm vậy, họ có thể buông xả nó. Cánh cửa phòng giam ấy luôn mở và bạn có thể đi qua nó bất kỳ lúc nào. Đừng nghĩ bạn phải giải quyết hết các vấn đề của quá khứ - đó chẳng qua là cảm giác tội lỗi. Bạn hoàn toàn có thể buông xả tất cả, vứt bỏ nó, để nó biến đi nếu bạn có dũng khí làm như vậy.

Vì thế, bằng cách nhận thức về khổ (dukkha-sanna), hãy tự hỏi rằng níu bám lấy quá khứ có tác dụng gì. Hãy nhìn nhận nó như nó là; hãy hiểu rằng nó gây khổ, hãy xa lìa nó, để nó tan đi. Bạn thậm chí không còn nghĩ tới quá khứ nữa. Khi bạn hiểu những thứ này là khổ, kết quả trực tiếp là sự xa lìa xảy ra, và hiểu càng sâu, chúng càng tan đi. Cuối cùng chúng không còn là một phần trong tâm trí của bạn nữa. Bạn nhìn thế giới bên ngoài và nó tan đi, bạn ngồi trong phòng của mình và toàn bộ thế giới biến mất. Bạn hiểu rằng ý nghĩa của thiền định là vậy. Thiền định là nghệ thuật để mọi thứ biến mất, tan đi, để chúng bốc hơi. Nó là sự dịch chuyển về phía trống rỗng.

Một trong những thứ quan trọng nhất phải tan đi để thiền định thăng hoa là suy nghĩ. Đầu tiên, bạn phải hiểu về suy nghĩ. Bạn phải nhìn nhận nó khách quan, xem nó như điều nó thật sự là. Suy nghĩ đưa bạn đi đâu? Bạn sẽ thấy suy nghĩ không phải là việc của mình. Khi hiểu đúng về suy nghĩ, bạn không cố gắng kiểm soát nó bằng ý chí, mà bạn hướng nibbidà (trí tuệ chán ghét) về phía nó. Để sử dụng một ví dụ trong kinh, chẳng hạn, hãy xem suy nghĩ như xác một con chó chết thối đeo quanh cổ bạn. Một khi nhìn nhận nó như vậy, bạn tự hỏi sao mình lại đang làm thế. Phản ứng tự động là quăng nó đi, giống như bạn sẽ quăng xác một con chó chết – thối rữa, bẩn thỉu, bốc mùi hôi hám. Đây là điều xảy ra khi bạn hiểu những thứ này. Bạn biết chúng không phải việc của mình. Bạn chối bỏ chúng, hay nói đúng hơn, sự chối bỏ tự nhiên xảy ra. Bạn đi theo một hướng khác: đi vào tâm thay vì đi ra ngoài thế giới.


BÀI 7

PHẢN ỨNG TỰ ĐỘNG

Nibbidà (trí tuệ chán ghét) khiến dừng các lậu hoặc (asava), hay những thứ tuôn ra từ tâm. Bạn biết điều này như thế nào: bạn đang ngồi thiền, không làm gì cả, và đột nhiên ý nghĩ bắt đầu tuôn trào ra – mình sẽ làm gì sau đó, những nhiệm vụ của mình, câu trả lời cho vấn đề mà mình đang cố gắng giải quyết. Ý nghĩ tuôn ra từ trung tâm của nó, và sự tuôn trào này được gọi là lậu hoặc. Vì sao nó tuôn ra? Bởi nó quan tâm đến thế gian; nó chưa hiểu chính nó. Khi chưa hiểu thế gian bên ngoài, bạn nghĩ thế gian là điều quan trọng với bạn – bạn nghĩ nó mang lại niềm vui, nghĩ rằng mình sẽ có được thứ gì đó từ những suy nghĩ ấy, từ sự sắp xếp tất cả mọi việc trong thế gian. Nhưng khi xa lìa, tất cả những thứ ấy tan đi, và lậu hoặc dừng lại. Cảm giác rằng thế gian này quan trọng cũng biến mất, bởi bạn hiểu nó không phải là điều bạn phải bận tâm. Khi thế giới bên ngoài tan đi, quá khứ, tương lai, và suy nghĩ cũng biến mất, và đó là khi thiền định thăng hoa.

Khi xa lìa những thứ bên ngoài, điều quan trọng là nhận ra rằng không phải bạn làm nó xảy ra. Tôi không thích việc sử dụng năng lực ý chí để theo dõi hơi thở. Tốt hơn là sử dụng năng lực trí huệ. Thông qua trí huệ, bạn thấy thế gian là khổ, rồi bạn xa lìa, và đạt đến nibbidà. Bạn không thể làm gì khác; nó là một phản ứng tự động. Vì vậy, hiểu về khổ và xa lìa là nền tảng mà bạn luôn trở về. Càng xa lìa, thiền định càng dễ dàng. Tôi nói là dễ dàng có nghĩa là thiền định cứ vậy mà xảy ra, thế thôi.

Khi xa lìa thế gian, bạn đi vào trong, và bạn ở trong khoảnh khắc hiện tại. Có thể bạn đang theo dõi hơi thở, nhưng khi đã hiểu, thậm chí bạn xả bỏ hơi thở. Bạn không cố gắn kiểm soát hơi thở hay làm cho nó khác đi. Hởi thở hoàn toàn tự nó đi vào và đi ra, còn bạn nhận ra rằng hơi thở không phải là việc của bạn. Bạn cũng hướng sự buông xả về phía nó, và nó tan đi. Theo Đức Phật, quán hơi thở là một phần của quán thân. Vì thế, khi bạn thấy hơi thở không liên quan gì tới bạn, và bạn xả bỏ nó, chính những gì còn lại của thân xác thể chất và năm giác quan sẽ tan đi và biến mất. Đó là lúc bạn bắt đầu đi sâu hơn. Do cơ thể và năm giác quan cuối cùng cũng tan đi, thiền định của bạn trở nên sâu, và bạn đi vào một thời khắc lớn.

Khi xa lìa khổ, không cố gắng kiểm soát cuộc đời, không cố gắng hiện hữu, chỉ để mọi thứ như chúng là, bạn có được điều ngày từ đầu bạn thực sự muốn: an bình và hạnh phúc. Sao mọi người lại vật lộn với cuộc đời để theo đuổi hạnh phúc? Hay bạn cho rằng cứ buông xuôi cuộc đời sẽ khiến bạn hạnh phúc? Điều đó chỉ làm bạn buồn chán và u mê, đôi lúc còn trầm cảm. Chỉ có con đường buông xả dẫn tới hạnh phúc đích thực. Bạn tĩnh lặng và bình an bởi mọi thứ biến mất.

Chỉ lúc ấy bạn mới hiểu trọn vẹn rằng ngay từ đầu mọi thứ đều là khổ. Năm giác quan là khổ, thế gian là khổ. Nói và nghĩ là khổ. Bất cứ điều gì bạn làm là khổ. Khi bạn xa lìa và đi vào trong, tới nơi ác ma không thể tới, lúc ấy, có sự giải thoát khỏi khổ. Đây là con đường đi vào trạng thái tĩnh lặng sâu gọi là thiền Jhana; bạn xa lìa thế gian và cũng không dính mắc vào thiền. Khi bạn xả bỏ ý nghĩ và cơ thể, xa lìa thế gian; thiền cứ vậy xảy ra. Nó là một phản ứng tự động, và nó xảy ra khi bạn hiểu rằng tất cả những thứ này không phải là việc của bạn.


BÀI 8

TĨNH LẶNG

Đã lâu, tôi luôn cố gắng giữ cơ thể mình khỏe mạnh: tôi chăm sóc nó, cho nó nghĩ ngơi. Nhưng khi hành thiền, tôi nói: “Không phải việc của mình”. Tôi chỉ ngồi đó, xả bỏ hoàn toàn. Tôi xả bỏ ý nghĩ và tất cả những thứ khác. Tôi không phải cơ thể này, không phải quá khứ hay tương lai của mình. Tôi chỉ ngồi đó, để mọi thứ phai dần, tan biến đi mất.

Sự xả bỏ và trải nghiệm nibbidà như vậy dẫn tới không chấp thủ. Không chấp thủ đến lượt nó dẫn đến tịch diệt (upasama), tức sự tĩnh lặng và an bình. Thật là đẹp biết bao khi chạm tới sự an bình đích thực của tâm trong khi toàn bộ thế giới bên ngoài tan biến, còn bạn hoàn toàn tĩnh lặng. Tâm trở nên bất động, không kết nối với cơ thể cũng như quá khứ và tương lai. Nó bất động về thời gian và bất động về không gian, sự tĩnh lặng ấy để cho mọi thứ tan dần và biến mất. Mọi thứ chỉ tồn tại khi có sự dịch chuyển hay tác động nào đó, bởi lẽ giác quan chỉ nhận thức sự vật khi chúng chuyển động. Để các giác quan có thể biết bất cứ điều gì, chúng cần sự đối chiếu, chúng cần sự tương phản. Khi chúng tĩnh lặng, sự hợp nhất khiến mọi thứ tan đi: toàn bộ thế giới bên ngoài biến mất, hình ảnh mất dần, âm thanh mất dần, ký ức mất dần, quá khứ, tương lai, và suy nghĩ mất dần, thân thể biến mất.

Khi thân thể biến mất còn bạn trải nghiệm sự tĩnh lặng sâu xa bên trong, đó là trạng thái thiền. Trong trạng thái thiền ấy, bạn xa lìa thế giới bên ngoài, năm giác quan biến mất. Đôi lúc được gọi là xa lìa thế gian. Trên thực tế, nó còn hơn cả sự xa lìa; nó là xả bỏ hoàn toàn, chấm dứt hoàn toàn thế gian. Lúc này, bạn hiểu ý nghĩa của sự biến mất, của việc mọi thứ không còn ở đó nữa. Lúc này, bạn biết buông xả thật sự nghĩa là gì. Bạn xả bỏ thế gian, và nó mang lại thật nhiều niềm vui, thật nhiều bình an. Nói là xả bỏ, nhưng thật ra bạn không làm gì cả. Sự xả bỏ này thông qua sự hiểu biết, bởi lẽ kết quả tự nhiên của hiểu biết là nibbidà. Mọi thứ tan đi, và bạn có được trạng thái an bình tốt đẹp, sự tĩnh lặng của tâm.

Một khi bạn bắt đầu nếm trải sự tĩnh lặng trong tâm, nó có thể gây nghiện. Khi tâm nghiện sự tĩnh lặng, nó sẽ hướng bạn đi sâu hơn về phía niết bàn (nibbàna). Đức Phật đã nói sự dính mắc đến thiền định sâu có thế dẫn đến các giai đoạn giác ngộ. Bạn không cần quá bận tâm lo lắng về việc nghiện xả bỏ. Đây là sự thú vị, niềm vui trên con đường tu tập. Đây là con đường dẫn đến tự do. Nó có thể dẫn tới nhiều tan rã hơn, nhiều buông xả hơn. Nibbidà tăng lên, và nó thúc đẩy bạn xa lìa thế gian.

Đây là ý nghĩa của việc bạn biết vì sao mình đi theo con đường Phật giáo. Bạn biết tại sao lại có nhiều người đi trên con đường này, những người xa lìa thế gian, để cho thế gian tan đi. Họ hạnh phúc khi ở một mình, “cái tôi” của họ thực sự biến mất. Họ đi ngày càng sâu hơn vào bên trong, vì họ thấy những nổi khổ xung quanh không còn là mối bận tâm của họ. Họ xả bỏ, và mọi thứ tan dần, tan dần.


BÀI 9

THẤU HIỂU LÀ ĐIỀU CỐT LÕI

Để hành thiền, bạn không cần cố tình buông bỏ quá khứ, tương lai hay làm dứt bặt suy nghĩ bằng năng lượng ý chí. Chỉ suy ngẫm về nỗi khổ và hiểu nó ngay lúc này, thông qua bất kể điều gì mà bạn trải nghiệm. Thông qua sự hiểu biết ấy, thế gian sẽ mất dần tầm quan trọng, bạn sẽ không ghé lại sân chơi ấy nữa. Sân chơi của các giác quan, của quá khứ và tương lai, của những giấc mơ... Nó xảy ra không phải bởi bạn làm nó xảy ra, mà vì đây là phản ứng tự nhiên của tâm khi nó thấy khổ. Khi tất cả những thứ này tan đi, thiền định xảy ra. Bạn không trở thành người hành thiền; thiền định chỉ tự xảy ra. Nó là một con đường, một hành trình, và đây là những biển báo trên hành trình, những cột mốc trên con đường dẫn tới sự trống rỗng và diệt trừ hoàn toàn. Đó là điều xảy ra khi bạn buông xả.

Đức Phật nói khổ phải hiểu trọn vẹn. Mỗi khi bạn rơi vào khó khăn, trục trặc, thất vọng hay bất kỳ đau đớn về thân hoặc tâm, đừng chối bỏ nó; hãy hiểu nó. Đừng để mặc nó: hãy suy nghĩ và hiểu nó đến mức nó tan đi và bạn nhận ra rằng nó chẳng phải việc của bạn. Khi nó tan đi, sự đắm chìm vào thế gian bên ngoài của bạn sẽ bị phá vỡ, bạn bắt đầu đi vào thế giới bên trong - thế giới của sự tĩnh lặng. Bạn đi theo hướng ngược lại, không phải bên ngoài, mà là vào trong tâm. Cuối cùng, bạn cũng xả bỏ cả tâm trí, trải nghiệm sự tịch diệt hoàn toàn, chạm đến niết bàn, lúc ấy bạn sẽ là một A-la-hán (arahant). Đó thực sự là một điều tuyệt diệu.


Bài Quan Tâm

NHỮNG CÂU NÓI Ý NGHĨA TRONG ĐẠO PHẬT

*** Hãy đề phòng sự tiêu cực, vì nó nuôi dưỡng cái tâm xét lỗi. Xét lỗi là một thái độ xuất hiện và tóm lấy bạn như một con rắn, nó đầu độc ...