Thích Đạt Ma Phổ Giác
Trong
kinh Phật dạy, "cái khổ lớn nhất của con
người không phải do thiếu ăn, thiếu mặc, làm con trâu, con
bò, kéo cày, kéo xe, chưa chắc là khổ; bị đoạ làm súc
sanh, quỷ đói, chưa chắc là khổ, mà cái khổ lớn nhất của con người là vô minh, mê muội, không biết lối thoát mới
thật là khổ".
Những
cái khổ thiếu ăn, thiếu mặc, đói rét, hay con trâu, con bò kéo cày, hoặc làm
quỷ đói, cho đến khi
trả hết nghiệp khổ thì
cũng có ngày thoát ra khỏi; còn chúng
ta sống trong vô
minh mê lầm mà
không biết lối đi, không biết được sự
thật của cuộc
đời mới là khổ, vì vậy chúng ta cứ luân hồi mãi trong lục
đạo không biết ngày nào ra.
Đã làm người, ai không một
lần vấp ngã,
nhưng khi vấp ngã chúng ta có chịu đứng lên
hay không? Chúng ta vấp ngã ngay nơi đất, thì
cũng từ nơi đất mà đứng lên. Đạo
Phật không bắt buộc một ai phải đi theo, không lôi kéo
tín đồ, mà Đạo Phật chỉ hướng dẫn cho tất cả mọi
người thấy và biết đúng sự
thật, tốt biết tốt, xấu biết xấu, tuy nhiên còn thấy biết được
hay không là do mỗi người. Chúng
ta có quyền chọn lựa con đường cho chính mình, xấu hay tốt
đều do tự thân ta cả, không ai có quyền can thiệp hay ban phước, giáng họa cho ta. Đến chỗ
này, chúng ta phải
thầm nhận, tự nhận, không nên chần chừ nữa, mà hãy một phen chuyển mình để nhận ra tính biết sáng suốt ngay nơi tự thân
này.
Phật dạy, ai cũng có chân
tâm sáng suốt,
tại sao chúng ta không
chịu thừa nhận để
rồi mình cứ mải mê chạy theo vui chơi, hưởng thụ dục tính, làm chính mình khổ
luỵ ngày càng thêm chồng chất?
Vua Trần Thái Tông là
một vị vua cư sĩ.
Khi tu hành ngộ đạo, Ngài cảm thông cho kiếp người sao quá ngu si, khờ dại, nên sáng tác ra bài thơ như
sau:
Phật dạy, “ai cũng có tâm
Phật, tâm sáng suốt,
chỉ vì ta không chịu thừa nhận,
nên phải chịu trôi lăn mãi trong lục
đạo, luân hồi”. Ta là nam nhi đại
trượng phu, Phật đã thoát
ly sanh tử,
còn ta dại gì mà đi lang thang mãi cho
đến khi gối mỏi, chân dùn mà ngồi đó than thân, trách phận, chờ đến
khi khát nước mới đào giếng thì làm sao hết khát được đây?
Vậy thành Phật là
thành cái gì? Chúng ta phải
nhận rõ chỗ này, thành Phật là
thành cái tâm sáng suốt, thanh tịnh, chớ không phải
thành ông này ông kia có cái thân năm, bảy chục ký lô. Cái tâm sáng suốt, thanh tịnh ấy ngay nơi
mắt thì thấy biết rõ ràng,
tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế.
Đạo Phật ra đời đã mở ra trang sử mới, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, chưa từng có từ
trước tới nay. Đạo phật đã
chỉ cho chúng ta biết
cách làm chủ bản thân,
nhờ biết quay lại chính mình; Đạo Phật là
đạo của tình thương,
là đạo của tỉnh thức,
là đạo của sự giác ngộ, giải thoát, là đạo của con người, vì con người, vì lợi ích của nhau, bằng
trái tim hiểu biết trên
tình thần đoàn kết, yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau.
Phật là danh từ chung, không dành cho riêng ai như các quan niệm khác của thời
xa xưa. Ai cũng có thể thành Phật được,
nếu quyết tâm chịu buông xả và tu tập như Ngài, thì chúng ta cũng sẽ thành Phật trong tương
lai.
Sở dĩ, chúng ta không thành Phật và phải chịu
khổ đau trong luân hồi sinh tử là vì mình không thừa nhận nhận mình có
tính biết sáng suốt.
Chỉ vì mình chẳng chịu thừa nhận chính
mình có hạt minh châu vô giá ngay
nơi thân này, mắt thấy biết, lại không chịu lấy
ra xài mà thôi.
Điều
đầu tiên đức Phật
đã chỉ là biết khổ do chấp trước sai lầm, chấp là gốc của sự
khổ đau; biết được khổ từ nguyên nhân chấp trước, bám víu, tham ái, nên chúng ta phải tìm cách chuyển hoá, buông xả cái khổ lớn nhất
của con người là sợ chết, vì tham sống nên sợ chết.
Chúng ta luôn tham muốn thân này được
sống đời mãi mãi,
nên mọi người coi
cái chết là việc cấm kỵ nhất. Do đó, khi gặp người thân thăm hỏi nhau, chúc mừng nhau, chúng ta đều luôn cầu chúc cho nhau mạnh
khoẻ, sống lâu, mà ta không biết phải gieo nhân nào để được sống thọ. Nhân sống thọ là không sát sinh, hại vật, hại người,
bởi mạng sống từ con người cho đến muôn loài vật, đều
quý giá như nhau, ấy mà ta muốn sống
thọ nhưng cứ giết hại như thế thì làm sao ta thọ lâu được. Rồi
vì sợ chết nên
ai cũng tìm cách tránh
né từ “chết”, và hình như từ “chết” đã ám
ảnh con người thành
nỗi sợ hãi lớn,
thậm chí đến khi tuổi già,
bệnh gần chết,
đi mua hòm về vẫn nói là hòm thọ “tức là hòm sống.”
Cho nên, khổ là do chúng ta tự tạo ra do không chấp nhận
được chân lý mà đức Phật đã dạy, đã làm người trong trời đất
thì trước sau gì ai cũng khổ, đau bệnh và chết, chỉ là đến sớm hay muộn
mà thôi, dù là vua chúa hay hạng bần cùng. Do đó, cuộc đời vô thường lắm, ngắn ngủi lắm, sinh - lão
- bệnh - tử không ai tránh khỏi, chúng ta hãy nên hiểu biết mà cố gắn tu tập để có
thể tự thân mang đến cho ta cuộc sống an vui và hạnh phúc trên con đường giác
ngộ chân tâm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét