Thích Nhất Hạnh
Phương Pháp Thực Tập Hạnh Phúc
Phần II.
CHUYỂN HÓA VÀ TRỊ LIỆU
(Từ 9 đến 15)
9. Nội kết
Trong
đạo Bụt có một cái từ là "kiết sử", hay là nội kết, tức là những gút
mắc trong lòng ta.
Khi
một sự việc xảy ra, tùy cách ta tiếp nhận nó mà ta tạo ra nội kết hay
không. Khi ai đó nói với ta một câu không đẹp, nếu ta hiểu vì
đâu mà họ nói với ta như vậy, ta không giận thì ta không có nội kết. Trái
lại khi ta nghe nói như vậy, ta không hiểu vì sao, ta thấy giận và như vậy
là ta có nội kết.
Sự
thiếu hiểu biết về mình và người khác là nguyên nhân gây ra
nội kết. Trong đời sống hằng ngày, nếu ta có chánh niệm,
khi nội kết bắt đầu hình thành trong ta, ta biết ngay và lập tức chuyển
hóa nó.
Ví
dụ có một thiếu phụ trong bữa tiệc nghe chồng ăn nói có vẻ hơi huênh hoang thì
sanh ra có ý hơi coi thường chồng. Đó là sự phát sinh của một nội
kết. Nếu thiếu phụ đem ý đó ra bày tỏ với chồng và cho chồng cơ hội giải
thích để hai người hiểu nhau hơn, thì nội kết mới thành hình, sẽ được tháo
gỡ dễ dàng. Khi nội kết bắt đầu xuất hiện sẽ được tháo gỡ dễ
dàng. Khi nội kết bắt đầu xuất hiện, ta phải kịp thời nhận diện nó;
nếu để lâu ngày, nó đâm chòi mọc rễ thì việc chuyển hoá sẽ khó khăn
hơn.
Ý
thức ta cũng biết rằng những cảm thọ như buồn, giận, lo lắng, hối
hận ít được mọi người chấp nhận. Do đó ý thức thường tìm
cách che dấu những cảm thọ này vào một góc tối
tăm nào đó của vô thức, để ta quên bẳng nó đi, và cho ta cái ảo
tưởng là ta không có vấn đề gì cả, ta là một người có hạnh
phúc.
Nhưng
những nội kết này không chịu nằm im lâu. Lúc nào chúng cũng chờ dịp xuất đầu
lộ diện, có khi tràn ra như nước vỡ bờ qua những ý nghĩ, hành động
và lời nói của ta.
Chỉ
có thực tập chánh niệm mới giúp ta tìm ra những giây
mơ rể má của những nội kết ngủ ngầm trong ta. Trong mỗi ý nghĩ, lời
nói và hành động của ta, ta phải ý thức rõ ràng do đâu mà
ta nghĩ, nói và làm như vậy. Ta phải luôn luôn đặt câu hỏi: "Tại sao ta
khó chịu khi nghe anh ta nói câu đó?", "Tại sao ta nói điều đó với
anh ta?", "Tại sao thấy người đàn bà đó ta nghĩ đến mẹ ta?",
"Tại sao nhân vật đó trong phim làm ta ghét cay ghét đắng?", "Có
phải bà ta giống người nào đó mà ta không ưa?" Chỉ cần theo
dõi quan sát tận tường như vậy ta mới có thể đưa được tất cả những
gút mắc trong lòng ta trước ánh sáng của ý thức.
Khi ngồi
thiền, khi các cửa sổ giác quan đã được đóng lại, ta có thể thấy nhữnh hình
ảnh, những cảm giác này nọ bắt đầu phát hiện từ những khối nội kết bị
chôn vùi trong tiềm thức của ta. Ta thấy lo sợ, buồn bã, bực bội mà
nhiều khi ta không hiểu vì sao. Những cảm giác này có khi mạnh đền nổi
làm ta bất an, xao xuyến cực độ, tình trạng này khiến
ta vội vã lẩn tránh không dám đương đầu với chúng nữa.
Do
đó mà nhiều khi ta bỗng dưng e ngại không muốn ngồi thiền nữa, hoặc mỗi
khi ngồi thiền thì thấy buồn ngủ không hứng thú.
Theo tâm lý học, đó là một hình thức đối kháng. Ta sợ ngồi
thiền rồi những hình ảnh đó lại xuất hiện làm cho
ta đau khổ. Nhưng nếu ta đủ quyết tâm để tiếp tục tập
thở và cười, sau một thời gian ta sẽ đủ sức để ngồi
yên và đối diện với những cái sợ trong ta. Giữ vững hơi thở và
nụ cười, ta nhìn thẳng vào cái sợ hay cái buồn và nói: "Xin chào em. Em lại
lên thăm ta đó hả?"
Có
nhiều người thích ngồi thiền giờ này qua giờ khác trong một ngày
nhưng chưa bao giờ họ thực sự đối diện được với những khổ
đau của họ. Họ cho rằng những đau khổ ấy không quan trọng, họ chỉ
thích quán chiếu về những đề mục siêu hình. Tôi không có ý
phê phán về những gì họ quán chiếu. Tôi nghĩ rằng nếu những gì
ta quán chiếu trong khi ngồi thiền lại không dính
dáng gì đến đời sống hàng ngày của ta, đến khổ đau và hạnh
phúc của ta, thì sự hành thiền của ta chẳng giúp ích gì cho ta cả.
Hàng ngày, nếu sống có chánh niệm trong từng giây phút, ý thức rõ ràng từng cảm thọ và trí giác của ta, thì không thể nào ta để cho nội kết đóng cục trong lòng ta được. Nếu ta để tâm theo dõi và quan sát từng ý nghĩ, hành động và lời nói của ta, ta sẽ khám phá ra những khối nội kết lâu đời trong ta, và dù chúng có mạnh đến đâu, ta cũng có thể chuyển hóa được một khi mà ta đã thấy được bộ mặt thật của chúng.
10. Sống chung hòa hợp
Khi
hai người sống chung với nhau, muốn giữ cho hạnh phúc được lâu
dài, điều trước tiên là họ phải biết cách tháo gỡ ngay những
nội kết mà họ đã tạo cho nhau.
Hạnh
phúc không còn là vấn đề của một người. Khi người kia không
vui thì mình không tài nào vui được. Cho nên phải thường
xuyên tìm hiểu nhau và thực hành ái ngữ để giúp
nhau giữ vững hạnh phúc.
Khi
người vợ thấy có điều chi chưa vừa lòng thì phải bày tỏ cho
người chồng biết ngay. Người chồng cũng vậy. Khi thấy có bất
hòa là phải tìm cách giải quyết ngay, không được lơ
là. Người vợ có thể nói: "Anh à, em muốn chúng ta cùng nhìn
sâu vào việc này để cùng nhau giải quyết. Đừng để nó trở thành lớn
có thể gây đổ vỡ làm cho cả hai ta phải khổ đau". Điều này cũng cần
được thực tập giữa cha con, mẹ con, anh em và bạn hữu.
Sở dĩ nội kết có mặt là tại vì mình sống thiếu hiểu biết, thiếu chánh niệm. Nếu chánh niệm lúc nào cũng có mặt, thì khi có nội kết là mình biết ngay và mình lập tức tìm cách tháo gỡ chúng chẳng có khó khăn gì.
11. Bàn tay bạn
Tôi
có một người bạn nghệ sĩ. Trước khi rời Việt Nam cách đây bốn mươi
năm, mẹ anh cầm tay anh bảo rằng: "Khi nào con nhớ mẹ, con cứ nhìn vào tay
con, con sẽ thấy mẹ". Câu nói giản dị mà thật sâu sắc.
Trải
qua bao nhiêu năm, người bạn nghệ sĩ đã bao nhiêu lần nhìn bàn tay mình. Sự hiện
diện của mẹ không phải chỉ do huyết thống. Cả con người của Mẹ,
niềm vui, hy vọng và cuộc đời của mẹ cũng đều nằm trong
lòng bàn tay anh. Mà không phải chỉ có mẹ, mà cả bao
nhiêu thế hệ cha ông cũng có mặt trong lòng bàn tay ấy. Anh có mặt
là do bao nhiêu yếu tố trùng trùng duyên khởi. Cho nên anh
bảo tôi anh không bao giờ cảm thấy một mình lẻ loi.
Mùa
hè năm ngoái khi đứa cháu gái của tôi đến thăm tôi, tôi bảo cháu:
"Con hãy nhìn vào bàn tay con," để cháu lấy đó làm đề tài quán
chiếu. Tôi cho cháu biết rằng từng hạt sỏi, từng chiếc lá và từng con bướm đều ở
trong lòng bàn tay của cháu.
12. Cha mẹ
Khi
tôi nghĩ về mẹ là tôi nghĩ tới tình thương vì giọng mẹ dịu
dàng và ngọt ngào như tình thương.
Ngày
mất mẹ, tôi ghi trong nhật ký "Thảm kịch lớn nhất của đời tôi đã
xảy tới". Ngay khi đã lớn khôn và không còn được sống gần mẹ nữa, việc
mẹ mất vẫn cho ta cái cảm giác cô đơn.
Ở Tây
Phương, tôi biết có nhiều bạn không nghĩ về cha mẹ mình như vậy. Tôi
nghe kể nhiều cha mẹ đã gây thương tích đau đớn cho con cái
mình. Nhưng tôi tin rằng không cha mẹ nào có ý muốn làm cho
con cái mình đau khổ.
Có
thể chính họ đã bị cha mẹ họ gieo trồng những hạt giống đau
khổ đó, và cứ vậy mà những hạt giống đó được trao truyền
từ thế hệ này sang thế hệ kia. Phần lớn chúng
ta là nạn nhân của một lối sống thiếu chánh niệm, do đó chỉ
có sự thực tập chánh niệm mới giúp ta chấm dứt những đau
khổ cứ bị luân hồi từ đời này sang đời kia. Ta phải quyết
tâm phá vỡ cái vòng lẩn quẩn này để con cháu ta không còn phải đau
khổ vì sự truyền trao vô thức này.
Có
một cậu bé mười bốn tuổi đến tu học ở Làng Hồng. Em đã kể câu
chuyện như sau.
Khi
em mười một tuổi, em rất giận ba của em. Bởi vì mỗi khi em chạy chơi vô
ý bị té và chảy máu là ba em la lối om sòm : "Đồ ngu! Đi
sao mà té hoài vậy!" Em tự nhủ khi lớn lên em sẽ không làm giống như ba
em.
Năm
ngoái, đứa em gái của em chơi với các bạn, ngồi trên xích đu và bị té rớt xuống
đất. Em gái bị rách đầu gối và chảy máu. Cậu anh rất tức giận và đã muốn la
lên: "Đồ ngu! Làm sao mà để té như vậy?" Nhưng em đã kịp thời dừng
lại. Nhờ lâu nay đã thực tập thở có chánh niệm, mà em nhận
ra được là mình đang giận và đã không để cái giận kéo mình đi. Trong
khi người lớn lo săn sóc em bé gái, rửa vết thương và dán băng lại
thì cậu trai bỏ đi thiền hành, vừa tập thở vừa nhận diện cái giận
của mình. Em chợt khám phá ra rằng em cũng đã hành xử giống như ba
em. Em bảo tôi: "Nếu con không tìm cách chuyển hóa cái giận
của con, con sẽ lại trao truyền nó cho con cái của con".
Em
còn khám phá thêm rằng có lẽ ba em cũng là nạn nhân như em. Hạt
giống giận của ba có lẽ đã được ông bà cha mẹ trao truyền lại. Một
cậu bé mười bốn tuổi mà có được nhận xét như vậy thật là quý. Đó là
nhờ em đã có thực tập chánh niệm. Em bảo tôi là em sẽ tiếp tục thực
tập chánh niệm để biến cái giận thành một cái gì khác.
Một
vài tháng sau thì cái giận của em không còn. Em đem thành quả này về
cho gia đình. Em nói với ba em trước đây em rất giận ông ta nhưng bây giờ
thì em đã hiểu. Em mong là ba em cũng sẽ thực tập để chuyển
hóa những hạt giống nóng giận của ba. Thông thường thì cha
mẹ dạy dỗ con cái nhưng nhiều khi chính con cái lại giúp được cả cha
mẹ.
Nhìn
lại cha mẹ của chúng ta, chúng ta thấy thương cha
mẹ hơn vì cha mẹ không có may mắn được thực tập chánh
niệm để có thể chuyển hóa những đau khổ của mình. Do
đó chúng ta phải biết tha thứ cho cha mẹ mình và
đem niềm vui đến cho cha mẹ. Nếu nhìn sâu và kỹ, ta sẽ thấy rằng không dễ
gì mà xóa hết những vết tích mà cha mẹ đã truyền trao cho chúng
ta.
Khi ta tắm, ta kỳ cọ từng phần thân thể ta và tự hỏi: "Thân thể này là của ai? Ai cho ta thân thể này? Cái gì đã được cho?"Nếu ta quán chiếu như vậy ta sẽ thấy có ba phần: người cho, người nhận và vật được cho. Người cho là ông bà cha mẹ, người nhận chính là chúng ta và vật cho là thân thể này. Tiếp tục quán chiếu thì ta thấy rõ ràng rằng người cho, người nhận và vật cho đều là một và đều có mặt trong thân thể ta. Thân thể ta chứa đựng ông bà cha mẹ của bao nhiêu thế hệ đã qua và cả những thế hệ sẽ tới. Thấy như vậy là ta hiểu ngay ta phải làm gì và không nên làm gì để giữ gìn chính ta, giữ gìn ông bà, cha mẹ và con cháu của chúng ta.
13. Giữ gìn và nuôi dưỡng những
hạt giống tốt
Tâm
ta có hai phần: phần tàng thức là nơi cất giữ những hạt giống,
và phần ý thức là nơi mà các hạt giống biểu hiện. Ví dụ
trong tàng thức ta có một hạt giống của cái giận.
Khi nhân duyên đầy đủ thì hạt giống đó phát hiện
thành một năng lực gọi là cơn giận. Nó đốt cháy ta và làm
ta đau đớn. Ta không còn vui khi hạt giống đó phát hiện trên phần ý
thức ta.
Mỗi
khi xuất hiện, cái giận lại nuôi dưỡng thêm những hạt giống giận
hờn trong tàng thức của ta. Nếu cái giận kéo dài trong năm phút thì
biết bao nhiêu hạt giống chứa đựng cái giận lại được sinh
sôi trong suốt thời gian năm phút đó.
Vì
vậy ta phải hết sức cẩn thận để lựa chọn lối sống cũng
như những cảm xúc của ta. Khi ta nở một nụ cười thì hạt giống hạnh
phúc được biểu lộ. Khi biểu lộ, nó gieo thêm những hạt giống tươi
vui xuống tàng thức. Nếu ta không thực tập cười trong nhiều
năm, hạt giống đó sẽ yếu đi và ta sẽ không còn có khả năng để cười được
nữa.
Tàng
thức ta chứa đựng mọi hạt giống, tốt cũng như xấu. Một số do ta gieo
trồng trong đời sống hằng ngày, một số do ông bà cha mẹ và xã
hội trao truyền. Một hạt lúa nhỏ xíu chứa đựng cái biết của bao
nhiêu thế hệ cây lúa về cách thức đâm chồi, trổ lá, ra hoa và hình
thành bông lúa. Thân thể và tâm thức ta cũng vậy, được trao
truyền cho ta từ bao nhiêu thế hệ, ông bà cha mẹ đã gieo trồng
trong ta biết bao hạt giống an vui, hạnh phúc và cả những hạt
giống khổ đau, buồn giận.
Mỗi
khi ta thực tập chánh niệm là ta gieo trồng và củng cố những hạt
giống lành mạnh đã có sẵn trong ta. Những hạt giống này
cũng như những kháng thể. Khi có một con vi khuẩn chạy vào máu
ta, lập tức thân thể ta có phản ứng, những kháng thể chạy tới
bao quanh con vi khuẩn bắt nó phải biến dạng.
Cũng
vậy, nếu trong ta có những hạt giống tươi mát lành mạnh, những hạt
giống này sẽ biết cách đối phó với những hạt giống không
tốt mà không cần đợi ta ra lệnh. Do đó, điều ta cần làm là dự trữ cho
thật nhiều những hạt giống tốt.
Một
ngày nọ, chúng tôi được tin ông bạn láng giềng của chúng tôi,
ông Mounet, qua đời. Ông là người Pháp và sống ở cạnh Làng Hồng. Ông là một người
rất hiền hòa, dễ mến, ông đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc xây
dựng Làng. Ông chết trong đêm vì bệnh tim, và sáng hôm sau chúng
tôi mới được tin. Nghe qua chúng tôi rất bàng hoàng, vừa cảm
thấy hối hận đã không để nhiều thì giờ tiếp
xúc và sinh hoạt với ông.
Tối
hôm đó tôi khó ngủ. Mất một người bạn như ông là một điều đau đớn. Sáng
hôm sau tôi phải nói pháp thoại nên đêm đó tôi cố gắng dỗ
giấc ngũ bằng cách niệm hơi thở. Trời mùa đông rất lạnh. Nằm
trong chăn ấm, tôi nghĩ đến ba cây tùng loại Hy Mã Lạp Sơn tôi trồng
trong sân của sơn cốc cách đó đã tám năm.
Bây
giờ cả ba cây đều lớn và rất đẹp. Mỗi khi đi thiền hành tôi đều dừng
lại để vừa ôm cây vừa theo dõi hơi thở. Tôi tin rằng mấy cái cây
cũng đáp ứng lại cái ôm của tôi. Nằm trong chăn, tôi tập thở và thấy
mình vừa là ba cây tùng vừa là hơi thở. Tôi thấy dễ chịu hơn
nhưng vẫn chưa ngủ được. Cuối cùng tôi nghĩ đến bé Trúc. Bé đến làng
lúc hai tuổi, bé rất kháo khỉnh nên ai cũng muốn bồng, muốn ẵm, nhất là các em
nhỏ. Bây giờ bé đã sáu tuổi. Ẳm bé trên tay ai cũng thấy mình tươi mát như bé.
Cho nên tôi đã mời em hiện lên trong ý thức của tôi. Tôi thở
và mỉm cười với bé. Một lúc sau thì tôi thiếp đi.
Mỗi
người chúng ta nên có một kho dự trữ những hạt giống lành,
đẹp và mạnh để khi ta gặp khó khăn, chúng có thể giúp ta. Đôi khi niềm đau quá
lớn nên dù có bông hoa trước mắt ta cũng không thưởng thức được.
Nhưng nếu ta có một cái kho dự trữ những hạt giống lành mạnh,
ta có thể mời chúng đến giúp ta. Cũng như khi mình có một người bạn
thân biết, hiểu và thương mình, được ngồi gần người đó, dù không nói tiếng
nào, mình vẫn cảm thấy khỏe khoắn. Và những lúc khó khăn mình
thường nghĩ về người đó để " cả hai " cùng im lặng thở và
mình thấy dễ chịu hơn.
Nếu lâu ngày ta không gặp người bạn kia thì hình ảnh về người ấy có thể phai mờ. Mà nếu người ấy là người duy nhất có thể giúp ta thì ta chỉ còn cách mua vé xe lửa đến gặp người ấy. Người ấy sẽ hiện ra bằng xương bằng thịt chứ không phải chỉ là một hạt giống trong tiềm thức. Thời gian được ở gần người ấy, ta phải biết sống cho tỉnh thức, đừng để phí một giây phút nào, bởi ta đâu có được ở lâu với người ấy, lý do là ta còn phải về nhà. Người ấy giúp ta lấy lại sự quân bình nhưng chính ta cũng phải tạo cho ta sự vững chãi bên trong, nếu không thì lúc trở về một mình, ta lại cảm thấy chới với. Cho nên lúc gần gũi người đó ta đừng nên kể lể than vãn nhiều, hãy chia sẽ niềm vui được có nhau, được ngồi bên nhau, hãy đi dạo với nhau. Để khi trở về nhà, ta sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều hạt giống tươi mát tốt lành, để khi hữu sự, gặp chuyện buồn phiền, chúng có thể giúp ta vượt qua những khó khăn.
14. Tiếp xúc với những gì mầu
nhiệm
Chúng
ta có khuynh hướng nghĩ tới chuyện buồn đau, chú ý tới mặt buồn đau. Làm
như vậy là mời những hạt giống buồn đau lên, tưới tấm những hạt
giống buồn đau, thất vọng và gieo thêm những hạt giống buồn
đau mới.
Tại
sao ta không thực tập tiếp xúc với những gì tươi mát, tốt
lành trong ta và ngoài ta? Những cái đẹp, lành và tươi mát lúc nào
cũng có mặt khắp nơi, nhưng tại vì ta cứ hay giam mình trong cái nhà
tù buồn bã của ta nên ta không có cơ hội tiếp xúc với những mầu
nhiệm đó.
Cuộc
sống chung quanh ta đầy những mầu nhiệm, bầu trời xanh, ánh nắng trong
và nụ cười hồn nhiên của em bé có thể cho ta biết bao niềm
vui. Hơi thở của cũng rất tuyệt diệu, nó cho ta sự sống mỗi
ngày. Thế mà có người đợi khi bị suyển hay bị nghẹt mũi rồi mới thấy hơi
thở là quý. Sống có chánh niệm là biết trân quý từng phút
giây của hạnh phúc.
Hạnh phúc lúc nào cũng có mặt trong ta và ngoài ta, chỉ cần có chánh niệm là ta nhận diện được nó dễ dàng. Và khi ta nhận diện được nó thì những hạt giống an vui, tươi mát, lành mạnh càng phát triển mạnh mẻ trong ta. Dù ở đâu, bất cứ nơi nào, ta cũng có thể thưởng thức được một tia nắng ấm, một hơi thở ngọt ngào hay sự hiện diện của một người thương. Ta đâu cần phải đi đâu xa, ta chỉ cần có chánh niệm là hạnh phúc có thể có mặt trong tầm tay.
15. Trách móc không giúp được
gì
Nếu
ta trồng cải xà lách, mà cải xà lách mọc không tốt, thì ta đâu có trách móc cải
xà lách đâu.
Bởi
vì ta có thể tìm biết nguyên do từ đâu cải xà lách không mọc tốt: có
thể nó thiếu nước, có thể nó cần thêm phân, có thể vì nắng nhiều quá. Ta hiểu vậy
nên ta không trách móc cây cải xà lách.
Thế
mà khi ta có vấn đề với gia đình hay với bạn bè, ta lại hay
trách móc đổ lỗi cho nhau. Nếu chúng ta không chăm sóc nhau
kỹ lưỡng thì chúng ta cũng không mọc lên được tốt tươi như những cây
xà lách vậy. Cho nên trách móc qua lại không có lợi ích gì hết. Chỉ cần
hiểu là đủ, không cần lý luận phân trần. Khi bạn chứng tỏ mình
hiểu được và mình thương được là tình thể thay đổi ngay tức khắc.
Trong
một khóa tu ở Paris, một hôm tôi nói pháp thoại về cây cải xà lách.
Sau khi pháp thoại tôi đi thiền hành một mình. Khi đi ngang
qua một góc vườn, tôi nghe một em bé gái tám tuổi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con
là cây cải xà lách của mẹ đó nhé. Mẹ nhớ tưới nước cho con nhé!" Tôi rất
vui khi thấy em bé hiểu tường tận ý của tôi. Sau đó tôi nghe bà mẹ trả lời:
"Đúng rồi mẹ sẽ nhớ nhưng con cũng đừng quên rằng mẹ cũng là cây xà lách của
con đó nghe. Vậy con cũng phải nhớ tưới cho nó nhé!"
Thật
đẹp thay khi cả mẹ và con đều cùng thực tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét