Nhà Xuất Bản Lá Bối, Hoa Kỳ, 1995
Phương Pháp Thực Tập Hạnh Phúc
Phần I.
HƠI THỞ Ý THỨC, HƠI
THỞ MẦU NHIỆM
(Từ 1 đến 6)
1. Hai Mươi Bốn Giờ Tinh
Khôi
Buổi
sáng khi thức dậy, ta biết rằng ta có hai mươi bốn giờ trước mặt để
sống. Đó là một món quà quý giá. Ta sống như thế nào để có an lạc và hạnh
phúc trong suốt hai mươi bốn giờ, mà người khác cũng nhờ đó mà
có an lạc và hạnh phúc.
An
lạc có mặt trong ta ngay tại đây trong giờ phút này, trong mỗi vật và mỗi
việc ta làm hay ta thấy. Vấn đề là ta có biết tiếp xúc với
nó không. Bầu trời xanh ở ngay trước mắt ta, ta đâu cần phải đi
đâu xa để thưởng thức trời xanh. Ta cũng không cần rời thành phố ta ở
mới thấy được vẻ đẹp của đôi mắt trẻ thơ. Không khí trong lành ta thở đã có thể
cho ta biết bao hạnh phúc rồi.
Ta
hãy đi, đứng, thở, mỉm cười và ăn cơm như thế nào để luôn luôn được tiếp
xúc với những mầu nhiệm quanh ta. Ta sắp đặt và chuẩn
bị đời sống rất giỏi nhưng ta chưa giỏi trong cách sống. Ta có
thể hy sinh mười năm trời để dành cho được mảnh bằng kỹ sư
hay bác sĩ, ta sẵn sàng làm việc rất cực nhọc để có công
ăn việc làm, để mua nhà, mua xe v.v... Nhưng ta quên rằng ta đang sống
trong hiện tại và ta chỉ có thể thật sự sống trong giây phút hiện
tại mà thôi. Chỉ cần tỉnh thức thì mỗi hơi thở và mỗi
bước chân là một nguồn an lạc, chúng cho ta biết bao niềm vui và biết bao
sự thanh thản.
Cuốn
sách nhỏ này có thể được xem như tiếng chuông nhắc nhở ta rằng hạnh
phúc đang có mặt. Ta biết rằng chuẩn bị cho tương lai cũng là một phần của
sự sống nhưng sự chuẩn bị cũng nằm trong hiện tại.
Cuốn sách nhỏ này mời ta quay về với hiện tại để tìm lại an lạc và hạnh phúc Tôi xin chia xẻ một vài kinh nghiệm và một vài cách thức có thể giúp bạn tìm lại niềm vui. Nhưng không phải đọc hết cuốn sách bạn mới có niềm vui. Niềm vui có trong từng giây phút. An lạc trong từng bước chân. Chúng ta hãy nắm tay nhau và cùng bước từng bước chân thảnh thơi trên con đường dài.
2. Cây Bồ Công
Anh mỉm cười cho tôi
Khi
một em bé hay một người lớn mỉm cười, điều đó rất quan trọng. Trong đời sống
hàng ngày, nếu ta biết mỉm cười, nếu ta có an lạc hạnh phúc, thì
không phải chỉ có ta được sung sướng mà mọi người quanh ta
cũng sung sướng.
Bắt
đầu một ngày bằng nụ cười, điều đó không khôn ngoan hơn sao? Ta mỉm cười chứng
tỏ ta có chánh niệm, có quyết tâm sống cho an lạc, hạnh
phúc. Một nụ cười có chánh niệm là một nụ cười thật sự, không giả tạo,
không méo xệch.
Làm
sao để nhớ mỉm cười khi thức dậy? Bạn có thể treo trên đầu giường một
cành cây, một chiếc lá hay một câu thơ để nhắc nhở bạn mỉm cười khi thức
dậy. Thực tập lâu ngày bạn sẽ tự nhiên mỉm cười khi
nghe chim hót, khi thấy nắng ấm và bạn sống một ngày thật nhẹ nhàng, đầy hiểu
biết.
Khi
thấy một người mỉm cười, tôi biết là người đó đang sống thật tỉnh thức.
Biết bao nghệ sĩ đã dày công để phát họa một nụ cười lên những bức
tranh và những bức tượng tuyệt trác? Tôi tin chắc là những người
nghệ sĩ đó vừa làm việc vừa mỉm cười. Bởi khó mà có thể hình
dung được một họa sĩ nhăn nhó có thể vẻ được một nụ cười. Nụ cười Mona
Lisa chẳng hạn, thật nhẹ, thật thoáng. Một nụ cười như vậy cũng đủ làm thư dãn
những bắp thịt trên mặt, làm tiêu tan những mệt mõi và lo âu. Nụ
cười mầu nhiệm như vậy đó, nó nuôi dưỡng chánh niệm và
sự bình thản, đem lại an lạc mà ta tưởng đã đánh mất.
Khi
ta mỉm cười, ta đem lại hạnh phúc cho ta và cho cả những người
chung quanh ta. Ta tốn biết bao nhiêu tiền để mua quà cho những người thân,
trong khi ta chẳng cần tốn đồng nào mà vẫn có thể tặng một món
quà vô giá là nụ cười chánh niệm của ta?
Cuối một khóa tu ở California, có một thiền sinh làm bài thơ như sau:
Tôi đã mất nụ cườiNhưng may mắn quá
Hoa bồ công anh đang mỉm cười cho tôi
Khi
bạn không còn cười nổi mà ý thức được rằng hoa bồ công
anh đang mỉm cười cho bạn thì tình trạng chưa đến nổi
nào. Bạn vẩn còn đủ chánh niệm để thấy nụ cười đang có mặt. Bạn chỉ cần
thở một vài hơi thở có ý thức là nụ cười sẽ trở lại trên
môi. Hoa bồ công anh là một thành phần của tăng thân, một
người bạn trung thành biết giữ gìn nụ cười cho bạn.
Thật
ra, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy hơi thở, mọi vật chung quanh ta đều
đang mỉm cười với ta. Ta có đơn lẽ một mình đâu. Mọi vật trong
ta và ngoài ta đều đang nâng đỡ ta. Chỉ cần mở tấm lòng ra là ta đón
nhận được nụ cười ưu ái của hoa bồ công anh. Và làm gì mà ta
không nở một nụ cười để đáp lại.
3. Hơi Thở Ý Thức
Bạn
có thể áp dụng một số phương pháp dạy tập thở để thấy đời
đáng sống và vui. Bài tập đầu tiên rất đơn giản. Khi thở vào, bạn tự
nhủ:" Tôi biết là tôi đang thở vào. Khi thở ra, bạn tự nhủ:"
tôi biết tôi đang thở ra, chỉ có thế.
Thở
vào hay thở ra, bạn đều ý thức rõ ràng. Đôi khi bạn
không cần phải nói trọn câu. Chỉ cần nói "vào"-
"ra". Phương pháp này giúp bạn định
tâm vào hơi thở. Càng thực tập, bạn càng thấy hơi thở bạn
trở nên êm dịu, và thân tâm bạn trở nên thanh thản nhẹ
nhàng. Sự thực tập này không có gì khó khăn. Chỉ sau một vài hơi
thở, bạn đã hưởng được hoa trái của thiền tập.
Thở
vào, thở ra là một điều quan trọng và là một niềm vui lớn. Hơi
thở như cây cầu nối liền thân và tâm. Đôi khi tâm ta nghĩ một việc mà thân
thì làm một việc khác. Thân tâm bị chia rẻ, tách rời, không làm một. Để
tâm vào hơi thở, khi thở vào biết thở vào, thở
ra biết thở ra, ta đưa thân tâm về một mối, gọi
là thân tâm nhất như.
Đối
với tôi, tập thở là một niềm vui không thể thiếu. Ngày nào tôi cũng tập thở.
Trong cái thiền đường nhỏ của tôi, tôi có treo một câu: "Thở đi,
sống cho trọn vẹn". Chỉ cần biết thở và biết mỉm cười là bạn đủ
thấy hạnh phúc. Nhờ hơi thở ý thức, bạn khôi phục lại con
người trọn vẹn của bạn và tiếp xúc được với đời sống thực
tại nhiệm mầu.
4. Hiện tại: Giây Phút
Nhiệm Mầu.
Sống
giữa cái xã hội hối hả, bận rộn hiện nay, lâu lâu chúng
ta nên biết dừng lại để thở. Không phải chỉ vào thiền đường chúng
mới nên tập thở. Chúng ta nên tập thở ngay trong không khí đang làm
việc, đang lái xe, đang ngồi trên xe buýt. Bất cứ ở đâu, chúng
ta cũng nên tập thở.
Có
nhiều bài thi kệ có thể giúp ta thực tập theo dõi hơi thở rất hiệu
quả. Bài thực tập "vào, ra...." rất đơn giản. Mỗi chữ
là một hơi thở vào hay một hơi thở ra: "vào, ra, sâu,
chậm, khỏe, nhẹ, lặng, cười, hiện tại tuyệt vời" Câu cuối
"hiện tại tuyệt vời" có thể đọc trong hai hơi thở vào và
ra. Ta cũng có thể thực tập với bài thi kệ sau đây:
Thở vào, tâm tĩnh lặng
Thở ra, miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời
"Thở
vào, tâm tỉnh lặng": đọc xong câu này như uống được ngụm nước chanh mát lạnh
thấm dần cả cơ thể. Vừa thở vào vừa đọc thầm câu này,
tôi cảm thấy cả thân tâm êm dịu lại.
"Thở
ra, miệng mỉm cười": ta biết rằng khi ta mỉm cười, ta làm thư dãn những
bắp thịt trên mặt. Ta mỉm cười là ta làm chủ được thân
tâm ta.
"An
trú trong hiện tại": tôi ngồi đây, tôi biết tôi đang ở đây, tôi không nghĩ
đến điều gì khác.
"Giờ
phút đẹp tuyệt vời": ngồi yên tỉnh, vững
vàng. Trở về với hơi thở, với nụ cười, trở về với con
người chân thật, còn niềm vui nào lớn hơn? Ta có hẹn với sự sống trong
giây phút hiện tại.
Hiện
tại ta không có an lạc, hạnh phúc, đợi đến khi nào ta mới có?
Cái gì ngăn cản không cho ta có hạnh phúc ngay bây giờ?
Khi theo dõi hơi thở ta chỉ cần nói, vừa mỉm cười:
Mỉm cười
Bài thực tập này dành cho mọi người, người mới bắt đầu thiền tập cũng như người thiền lâu năm. Vì nó rất quan trọng cho công phu tập và cũng đơn giản.
5. Bớt Suy Nghĩ Lại.
Thường
thì chúng ta để đầu óc làm việc nhiều quá, hết suy nghĩ cái
này đến cái kia. Trong khi thực tập theo dõi hơi thở, ta dần
dần bỏ bớt những suy nghĩ. Thâm tâm trở lại thư
thái an nhàn. Ta không còn chạy rong ruổi theo quá khứ hay tương
lai. Ta bắt đầu biết tiếp xúc với thực tại mầu nhiệm quanh
ta.
Thật
ra, sự suy nghĩ cũng rất quan trọng. Có điều phần lớn những suy
nghĩ của ta đều vô ích. Nó như cái băng cassette chạy suốt ngày đêm,
khó mà dừng lại được. Cái máy cassette còn có cái nút bấm ngừng, còn đầu óc ta
chẳng có cái nút bấm ngừng nào cả. Càng suy nghĩ ta càng mất ngủ.
Đi bác sĩ thì họ cho thuốc ngủ hoặc thuốc an thần, điều đó càng làm
cho tình trạng ta tệ hơn, bởi vì ta không thật sự được nghỉ
ngơi trong những giấc ngũ thường là mệt nhoài đó. Uống nhiều
thuốc ngủ hay thuốc an thần, ta trở nên nghiện thuốc, tâm ta trở nên bất
an và ta thường có ác mộng.
Phép quán
niệm hơi thở giúp ta dừng được sự suy nghĩ, bởi vì khi ta thở
vào, thở ra và nói " vào" "ra", ta định
tâm vào hơi thở. Sau vài phút thở như vậy, ta tìm thấy lại
chính ta, ta trở nên tươi mát hơn và ta tiếp xúc được với bao cái đẹp
quanh ta. Quá khứ đã qua và tương lai thì chưa tới. Nếu ta không sống
với giây phút hiện tại thì không bao giờ ta thật sự sống cả.
Khi tiếp xúc được với những gì tươi mát, lành mạnh trong ta và ngoài ta, ta mới biết được giá trị của chúng để mà trân quý, bảo vệ và chăm sóc chúng. Lúc ấy, ta mới thấy rằng những yếu tố đem đến an lạc và hạnh phúc luôn sẵn có trong mỗi chúng ta.
6. Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong
Từng Phút Giây
Một
buổi chiều mùa đông, sau khi đi thiền hành trên đồi về, tôi thấy
mọi cửa lớn nhỏ trong cốc đều mở tung. Trước khi đi, tôi đã quên đóng cửa lại
và gió lạnh thổi tung mọi cánh cửa. Giấy tờ trên bàn bay tứ tán. Tôi liền đóng
cửa lại, thắp đèn lên, thu lượm giấy tờ và để lại ngăn nắp trên
bàn. Sau đó, tôi đi đốt lò sưởi. Chẳng bao lâu, tiếng lửa củi kêu lách tách,
căn phòng ấm trở lại.
Đôi
khi giữa đám đông, ta cảm thấy lạnh lẽo, cô đơn và mệt
mỏi. Ta muốn lui về một nơi, tìm một hơi ấm. Tôi đã làm như vậy khi
đóng các cửa sổ lại và ngồi bên lò sưởi, nghe gió lộng ngoài song mà cảm
thấy mình được che chở. Giác quan của chúng
ta cũng vậy, như các cánh cửa mở ra thế giới, đôi khi gió lạnh lùa
vào thổi tứ tung mọi thứ trong lòng ta. Thế mà nhiều người trong chúng
ta vẫn thường để cửa mở như vậy suốt ngày, để lòng họ bị xáo trộn bởi
bao nhiêu phiền nảo từ bên ngoài. Vì vậy mà ta cứ cảm thấy lạnh
lẽo, trơ trụi, và đầy sợ hãi.
Có
bao giờ bạn thấy mình ngồi xem truyền hình mà không dám tắt máy dù chương
trình chẳng có gì hấp dẩn? Tiếng huyên náo, tiếng súng nổ chát chúa làm điếc
cả tai mà ta vẫn không có cam đảm đứng dậy để tắt máy. Tại sao ta lại hành
hạ ta như vậy? Tại sao ta không dám đóng cửa lại? Có phải ta sợ cô
đơn, sợ đối diện với nỗi trống trải khi ta ở một mình?
Ta
thấy gì, ta cảm gì thì ta là cái đó. Xem một chương trình truyền hình
quá dở, ta đồng hóa ta với cái dở ấy. Khi ta giận, ta là cái giận.
Khi ta thương yêu, ta là cái ta thương yêu. Khi ta nhìn đỉnh núi tuyết,
ta là đỉnh núi. Ta muốn gì thì ta được cái nấy. Tại sao ta lại để cái máy truyền
hình nó làm chủ tình cảm của ta với mấy phim truyện rẻ tiền chỉ làm
cho thân tâm ta bị rối loạn? Giới trẻ bị đầu độc nặng nề bởi những loại
phim ảnh tồi tệ đó. Ai là người chịu trách nhiệm? Tất cả chúng
ta. Chúng ta quá dễ dãi, quá sẵn sàng để xem bất cứ cái
gì hiện lên màn ảnh. Có phải tại gì chúng ta quá cô
đơn, quá lười biếng, để tổ chức đời sống của chính mình? Ta cứ mở
truyền hình ra và để nó lôi kéo chúng ta đi, để nó nhồi nặn và tàn
phá chúng ta. Chúng ta hoàn toàn giao phó vận mạng của
mình cho những người vô trách nhiệm. Chúng ta phải biết chọn những
trương trình nào bổ ích cho tinh thần và tình cảm của chúnh ta chứ.
Dĩ
nhiên không phải chỉ có truyền hình mà còn biết bao thứ làm cho ta bị cám
dỗ khác làm cho ta bị phân tâm. Ta phải cẩn thận bảo vệ cho
sự an lạc của ta. Tôi không khuyên các bạn phải đóng hết các cửa sổ giác
quan lại, vì thế giới bên ngoài cho ta biết bao mầu nhiệm.
Chúng
ta chỉ mở cửa để đón nhận những gì tươi mát, lành mạnh. Ta phải tập
nhìn mọi thứ bằng con mắt quán chiếu. Như vậy, khi ngồi bên dòng suối
trong, khi nghe một bản đàn tuyệt diệu, hay khi xem một cuốn phim thú
vị, ta vẫn không đánh mất mình, để mình chìm đắm trong dòng suối,
trong tiếng nhạc hay trong chuyện phim. Với mặt trời ý thức chiếu
rọi trong ta, ta tránh được mọi nguy hiểm.
Ta
thấy rõ, nghe rõ những gì đang xảy ra. Tiếng suối nghe trong hơn, bản nhạc nghe
êm dịu hơn và qua cuốn phim, ta thấy rõ tâm tư tình cảm của nhà đạo
diển.
Khi
ta mới bắt đầu tập thiền, ta thường thích rời bỏ thành phố, về miền quê để
tránh những ồn ào, bực dọc làm cho thân tâm ta bị phân tán. Ta
tìm đến những cánh rừng yên tĩnh, xanh mát, nơi đó đầu óc ta sáng suốt, tỉnh
táo, ta dễ có chánh niệm và thấy rõ chính mình. Một khi thân tâm đã
được ổn định và trở nên vững chãi hơn, ta có thể trở lại thành
phố và ở lại đó mà không còn thấy bị xao động nhiều như trước.
Đôi
khi ta không đủ điều kiện để rời thành phố, ta phải tìm
ngay trong đời sống bận rộn hàng ngày những yếu tố tươi
mát an tĩnh giúp ta chữa trị chính mình. Ta có thể tìm tới một người bạn
thân biết an ủi và nâng đở tinh thần ta, hoặc đi thả bộ
trong một công viên râm mát, nhìn ngắm những tàn cây xanh đang run nhè nhẹ
trong gió.
Dù ta đang ở đâu, giữa một thành phố náo niệt hay tại một vùng quê êm ả hay trên đỉnh thâm sơn, lúc nào chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ chúng ta bằng chánh niệm và bằng sự chọn lựa cẩn thận nơi chúng ta ở.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét