Thích Nhất Hạnh
Chương 58
Con gái đắt giá hơn con trai.
Một
hôm nọ, khi đi khất thực qua một xóm nghèo, Bụt gặp một nhóm thiếu
nhi đang chơi giữa đường. Các bé đang xúm nhau xây một thành phố bằng đất
và cát. Chúng xây thành cho vua, kho lúa, nhà cửa và đào một con sông chảy qua
thành phố. Bọn nhỏ đông có đến mười lăm đứa. Bụt và đoàn khất sĩ dừng
lại. Một em bé, chừng như là lớn nhất trong tất cả bọn nhỏ, nói:
-
Có Bụt và các vị khất sĩ đi ngang qua thành phố chúng ta Chúng
ta phải cúng dường Người và các vị đệ tử của Người mới
được.
Bọn
trẻ nhao nhao hỏi:
- Nhưng
mà chúng ta lấy gì để cúng dường Bụt? Người lớn mới có
thể cúng dường, chứ chúng ta là con nít mà cúng
dường sao được?
Em
bé kia trả lời:
-
Tại sao chúng ta lại không có thể cúng dường? Này các bạn, trong kho
lẫm nội thành có bao nhiêu là thóc lúa. Chúng ta hãy lấy thóc lúa
trong kho ra mà cúng dường Bụt và tăng đoàn.
Bọn
nhỏ reo hò vang dậy. Chúng moi đất cát trong kho lúa của chúng ra và đặt mớ
đất cát đó trên một chiếc lá bàng. Em bé nâng chiếc lá bàng có đựng bụi đất
trên hai tay, quỳ xuống trước Bụt và dâng lên Bụt những mớ đất ấy. Bọn trẻ đều
bắt chước quỳ xuống, hướng về Bụt và tăng đoàn mà chắp tay. Em
bé nói:
-
Dân chúng trong thành phố chúng con kính dâng lên Bụt và tăng
đoàn chút ít lúa gạo trong kho của chúng con. Xin Bụt và tăng
đoàn nhận cho.
Bụt mỉm
cười. Người đưa tay xoa đầu em bé và nói:
-
Cám ơn các con đã cúng dường lúa gạo cho Bụt và cho các
thầy khất sĩ. Các con dễ thương lắm.
Rồi
Bụt xoay lại nói với thầy Ananda:
Ananda,
thầy hãy nhận lấy mớ đất trong chiếc lá bàng này rồi đem về hòa với nước và
trét lên vách đất của tịnh thất ta. Thầy Ananda vâng lời, thu
nhận vật cúng dường của các bé. Bọn trẻ mời Bụt ngồi trên một tảng
đá dưới cội cây đa, rồi tất cả kéo tới quây quần xung
quanh Bụt. Ananda và các vị khất sĩ cũng ngồi lại gần.
Bụt
kể cho bọn trẻ nghe chuyện tiền thân Visvantara. Kiếp xưa, thái
tử Visvantara là một người giàu lòng yêu thương, luôn bố thí tất
cả những gì mình có cho những người nghèo khổ túng thiếu, không tiếc
bất cứ một vật gì. Thái tử có một người vợ tên là Madri rất hiền
thục và đoan chánh. Nàng biết niềm vui của chàng là cứu giúp kẻ nghèo
cùng và vì vậy nàng không bao giờ tỏ vẻ nuối tiếc một thứ gì mà chồng
đem cho. Hai người sinh được hai đứa con, một đứa trai tên là Jalin và một đứa
gái tên là Krishnajina. Vào những năm đói kém, hoàng tử được phép vua cha cho
lấy lương thực và vải vóc trong kho để phát tặng cho những người đói rét. Các
kho lẫm vì thế cạn dần. Một vài vị quan trong triều thấy thế tìm
cách ngăn thái tử lại. Một hôm, họ tâu lên với vua là thái
tử đã làm tiêu phí sản nghiệp quốc gia và thái
tử đã mang tặng một con voi quý của triều đình cho người khác, họ đề nghị đưa thái
tử tới một nơi hẻo lánh trên núi Jayatura để thái tử học cách sống cuộc
đời nghèo khổ và đạm bạc. Bị áp lực của các quan, vua
cha nghe lời. Vợ chồng và hai đứa con vì vậy phải lên
đường đi đày biệt xứ.
Giữa
đường có người nghèo ghé tới xin bố thí. Thái tử cởi chiếc áo
quý đang mặc mà cho. Khi có những người nghèo khác tới xin, vợ thái
tử cởi chiếc áo đẹp bên ngoài của nàng, và khi có những nghèo khác tới
nữa. Jalin và Krshjina lại cởi áo và những đồ trang sức để tặng. Đi mới được
hai phần ba đường mà thái tử và gia đình đã cho hết tất cả
những gì có giá trị để có thể đổi lấy thức ăn. Cuối cùng, họ phải cho luôn
chiếc xe và hai con ngựa. Thái tử ẵm Jalin, Madri ẳm Krishjina; họ
đành lòng đi bộ tới xứ Jayatura để sống thời gian lưu đày của
mình. Không còn của cải gì nhưng họ vẫn vui, vẫn hát, vì lòng
họ thanh thản. Họ biết họ đã cho người khác những niềm vui.
Thái
tử và vợ đi mãi đến khi chân họ rướm máu và chai đi thì mới tơi nơi. Đó là
một ngọn núi và những khu rừng rậm. Leo lên núi họ tìm thấy một túp
lều bỏ trống. Túp lều này chắc là ngày xưa đã có một vị
đạo sĩ cư trú để tu hành. Hai vợ chồng sửa sang quét dọn túp lều, tìm
tranh hái lá lót giường cho bốn người, và nghĩ đến việc đi tìm thực phẩm.
Hai người đi tìm các loại trái cây và các loại rau lá mọc
hoang trong rừng có thể ăn được. Hai đứa bé cũng được dạy dỗ cách
đi tìm trái cây, hái rau, giặt áo và phơi áo bên bờ suối, gieo hạt và làm
vườn. Ngoài ra, các bé còn được học chữ nữa. Họ dùng lá kè và viết
chữ bằng một cái gai nhọn.
Họ
sống đơn giản như thế trên núi được ba năm, và cuộc sống rất vui
tươi. Nhưng có một hôm nọ, trong khi Visvantara và Madri đang đi hái trái cây
trong rừng, thì ở nhà có người tới bắt cóc mất hai đứa trẻ. Khi về nhà, không
thấy hai con, hai vợ chồng hoảng hốt đi tìm. Họ đi khắp núi rừng và
khi không thấy con, họ tìm về phố chợ. Hai tháng trôi qua nhưng họ
vẫn không tìm được con. Họ trở về túp lều một
lần nữa, hy vọng các con đi đâu đó lạc đã trở về. Về tới
nhà, họ gặp sứ giả của vua cha. Vua cha đã triệu hồi hai vợ chồng
về. Sứ giả cho biết là Jalin và Krishnajina đã về tới
trong hoàng cung và đang sống với ông nội.
Hai
người mừng rỡ hỏi thăm. Sứ giả nói:
-
Một hôm nọ, có người đem bán hai đứa bé ngoài chợ kinh đô. Có một bà mệnh phụ phu
nhân đi qua và nhận ra hai đứa bé này là con của thái
tử Vivvantara. Bà liền về báo cho chồng biết. Vị quan này tức
tốc ra chợ. Ông bảo người kia rằng nếu đem hai đứa trẻ vào cung bán thì sẽ được
giá rất cao, và ông tiến dẫn người bán vào cung.
Thấy
hai đứa nhỏ, dù áo quần tả tơi và mặt mày lem luốc, vua cha cũng giật
mình nhận ra cháu mình. Vua bàng hoàng. Lòng nhớ thương con cháu
sống dậy mãnh liệt nơi vua. Vua truyền:
-
Nhà ngươi tìm được hai này ở đâu thế? Bán mỗi đứa bao nhiêu?
Người
kia chưa kịp tâu bày gì thì vị đại thần đã lên tiếng:
-
Tâu hoàng thượng, đứa con gái bán giá một ngàn lượng vàng và một ngàn con bò,
còn đứa trai bán giá một trăm lượng vàng và một trăm con bò.
Mọi
người, kể cả hai đứa trẻ, đều ngạc nhiên. Vua hỏi:
-
Tại sao con gái lại bán đắt hơn con trai? Vị đại thần nói:
-
Vì hoàng thượng quý con gái hơn con trai. Các công chúa không bao giờ
bị hoàng thượng trừng phạt và la rầy, cả đến những cung nhân trong
cung cấm cũng được đối đãi thật tử tế. Hoàng thượng chỉ có một đứa con
trai duy nhất mà hoàng thượng lại đày lên núi xa ở với cọp beo, phải
đi hái trái rừng để ăn và để nuôi con nhỏ. Như vậy con gái không đắt hơn con
trai là gì?
Vua
rơi nước mắt:
-
Thôi khanh đừng nói nữa, trẫm đã hiểu rõ rồi.
Vua
hỏi người kia gặp hai đứa trẻ ở đâu. Người kia trả lời là đã mua hai
được hai đứa bé từ một miền núi xa xăm. Vua ban tiền bạc cho người ấy và
ra lệnh cho người này cộng tác với thám tử của vua truy nã người đã
bắt cóc trẻ em đem đi bán. Rồi vua gọi hai cháu lên và ôm vào lòng.
Vua hỏi thăm về cuộc sống trên núi. Sau đó, vua lập tức ban
chiếu chỉ triệu hồi vợ chồng thái tử về. Từ đó về sau, vua rất cưng
chiều thái tử và còn làm hết sức mình để giúp thái
tử có thêm lúa gạo và vải vóc để chia tặng cho những người nghèo khổ.
Bọn
trẻ em nghe Bụt kể chuyện một cách say mê. Bụt nói:
- Thái
tử Visvantara đã tìm thấy niềm vui khi chia sẻ những
gì mình có với những kẻ khác. Này các con, hồi nãy các con chỉ cho ta
một ít bụi đất trong kho lẫm của các con mà ta cũng đã rất vui rồi. Các con nên
biết: mỗi ngày ta có thể đem lại niềm vui cho kẻ khác bằng cách tặng cho kẻ ấy
một món quà. Món quà, ấy không cần phải mua. Khi các con hái một hông
hoa bên bờ ruộng đem về tặng cho cha mẹ là các con đã mang đến cho cha
mẹ các con một niềm vui rồi.
Nói
một câu hiếu thuận hoặc dễ thương cũng là một món quà quý
giá. Ôm lấy cha mẹ mà nói rằng mình rất thương quý cha
mẹ đã làm lụng khó nhọc để nuôi mình, đó cũng là một tặng phẩm rất quý.
Một cái nhìn, một sự săn sóc nhỏ nhặt cũng đưa tới những
niềm vui. Đối với cô bác và bạn bè, các con cũng có thể làm cho họ vui
bằng những tặng phẩm như thế. Ta cảm ơn sẽ nhớ mãi những nắm đất mà các con đã
tặng cho ta trong ngày hôm nay.
Bọn thiếu
nhi rất sung sướng được gặp Bụt ngày hôm ấy. Chúng bàn nhau sẽ
rủ các bạn tới tu viện Jetavana để thỉnh thoảng được nghe Bụt
và các thầy kể chuyện. Mùa hạ năm sau, Bụt về Rajagaha. Thăm hỏi và
giảng dạy đại chúng ở đây xong, Người lên núi Linh Thứu. Y sĩ Jivaka
được tin Bụt về Linh Thứu liền lên núi thăm Người. Rồi Jivaka thỉnh Bụt về vườn
xoài của ông vài hôm. Bụt nhận lời. Thầy Ananda cũng đi theo Bụt.
Y
sĩ có một vườn xoài rất mát mẻ và xum xuê. Xoài ở đây đã lên tới năm
thứ tám. Jivaka đã dựng một tịnh thất nhỏ để Bụt ở. Hàng ngày ông đem thức
ăn chay mà ông tự tay nấu để cúng dường Bụt. Ông xin Bụt nghỉ
ngơi ít hôm đừng đi khất thực để có dịp bồi bổ lại sức
khỏe. Ông lại đem thuốc bổ đến để cúng dường Bụt. Thuốc bổ này gồm
toàn rễ cây, lá cây, và trái cây. Một hôm, ngồi với Bụt trong vườn xoài, Jivaka
hỏi:
-
Lạy Bụt, có người đồn đãi rằng các vị khất sĩ được phép Bụt
cho ăn thịt cá. Họ còn nói: sa môn Gotama cho
phép giết thú vật, để làm thức ăn cúng dường ông ta và
các vị khất sĩ học trò của ông. Có người than thở: vì sa
môn Gotama mà dân chúng phải sát hại sinh vật để làm thức
ăn cho ông và cho đệ tử ông. Bạch Thế Tôn, con thấy những
lời đồn đãi này không đúng, nhưng con muốn nghe Thế
Tôn trực tiếp nói về điều này:
Bụt
nói:
-
Này Jivaka, những ai nói rằng tôi cho phép giết sinh vật để
làm thực phẩm cho tôi và cho các vị khất sĩ, những người ấy đã
không nói đúng sự thật. Jivaka, tôi đã từng nói rõ nhiều lần: nếu một
vị khất sĩ thấy người ta giết thú vật để làm thực
phẩm cúng dường mình, vị khất sĩ ấy phải từ chối không được
ăn. Nếu vị khất sĩ ấy không thấy cảnh giết mổ mà chỉ nghe nói rằng
người ta đã vì mình mà giết thú vật thì vị khất sĩ cũng
phải từ chối không được tiếp nhận thực phẩm, và hơn thế nữa, dù không
thấy không nghe nhưng một khi có người cúng dường những thứ thịt, cá và những
thứ lấy từ sinh mạng của những loài chúng sinh, hoặc biết rằng người ta đã vì
mình mà lén giết thú vật để cúng dường thì vị khất sĩ cũng
phải từ chối không được ăn.
Jivaka,
theo phép khất thực, khi người ta cúng dường thức ăn gì thì người
khất sĩ phải nhận thức ăn ấy, nhưng trong trường hợp đã
thấy đã nghe và đã biết rằng người ta đã vì mình mà sát hại thú
vật thì vị khất sĩ có quyền từ chối và buộc phải từ chối. Như
thế mới nuôi dưỡng và bảo vệ được lòng từ bi của
mình.
Này
Jivaka, những thí chủ nào biết Bụt, biết Pháp và biết Tăng thì mỗi
khi sửa soạn vật thực cúng dường họ đều dùng những thức
ăn chay tịnh. Trong trường hợp họ không có sẵn các món chay họ
mới chia sẻ cho các thầy khất sĩ món mặn họ sẵn có mà thôi.
Đôi
lúc, có những người lần đầu tiên cúng dường các vị khất
sĩ cũng không biết rằng các thầy ưa thức ăn chay hơn thức
ăn mặn cho nên cũng chỉ cúng dường và san sẻ những thức
ăn họ sẵn có. Trong trường hợp gặp lúc đói khát, chiến tranh, bệnh tật, hoặc không thể nhận được thực
phẩm chay cúng dường, các vị khất sĩ có thể thọ dụng thức
ăn mặn, để khỏi phụ lòng thí chủ và cũng để thí chủ có
dịp gieo duyên với đạo giải thoát. Jivaka, về sau này, khi tất
cả thiên hạ đều biết rằng các vị khất sĩ không ăn
thịt thú vật bị giết hại vì họ, thì thiên hạ sẽ
không cúng dường những thứ thịt cá ... đó cho các vị khất
sĩ nữa. Lúc ấy các vị khất sĩ sẽ ăn
chay hoàn toàn.
Jivaka biện
bạch:
-
Con thấy ăn chay làm cho cơ thể nhẹ nhàng và ít bệnh hơn ăn
mặn. Thế Tôn, từ mười năm nay, con đã ăn chay. Con biết rằng ăn
chay vừa được khỏe mạnh vừa nuôi dưỡng được lòng
từ bi. Hôm nay con rất vui mừng được thầy chỉ dạy rõ
ràng về việc ấy.
Jivaka
cũng tỏ ý khen ngợi Bụt về pháp chế không ăn sau giờ
ngọ và không ăn những thức ăn cất giữ từ ngày hôm qua, trừ trong mùa lạnh.
Ông thấy những điều này rất phù hợp với y học. Không ăn buổi chiều và buổi đêm
thì vừa cảm thấy nhẹ nhàng vừa có thêm thì giờ tu
tập. Thức ăn để lại ngày hôm sau có thể bị hư và làm độc
hại cơ thể, nếu trời nóng quá.
Bụt
khen ngợi Jivaka và ngỏ lời mời ông một hôm nào về tu
viện nói cho các vị khất sĩ nghe về các phép vệ sinh
của đời sống hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét